Cặp loa kỷ niệm 40 năm Dynaudio Special Forty có 2 màu mới
Dynaudio vừa bổ sung 2 màu mới “ Black Vine” và “ Ebony Wave” cho cặp loa kỷ niệm 40 năm Special Forty
Dynaudio Special Forty trước đây đã có hai phiên bản veneer màu đỏ và xám sơn mài bóng, hãng loa Đan Mạch vừa bổ sung thêm 2 màu đặc biệt là “Black Vine” (nho đen) và “Ebony Wave” (vân gỗ mun). Hai phiên bản màu sắc này gây ấn tượng với những đường vân đẹp mắt, đặc biệt là những vân đỏ màu vang trong version “Black Vine”. Hai màu mới của Dynaudio Special Forty dự kiến sẽ ra mắt vào tháng 6 với mức giá không đổi 89 triệu đồng.
Dynaudio Special Forty màu Black Vine
Phiên bản màu Ebony Wave mới của Dynauio Special Forty
Video đang HOT
Những cặp loa Dynaudio, đặc biệt là các dòng bookshelf từ trước đến nay thường được xếp vào phân khúc cao cấp, mặc dù sở hữu ngoại hình khá giản dị. Các kỹ sư của Dynaudio cho biết đối với họ, âm thanh mới là điều cần ưu tiên trước. Do đó, những cặp loa Dynaudio thường sở hữu thiết kế khá truyền thống, thế nhưng để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng nên hãng đã ra mắt thêm màu mới cho cặp loa kỷ niệm 40 năm Special Forty. Tuy những đường nét của thùng loa Dynaudio luôn theo trường phái scandinavia tối giản nhưng kỹ thuật chế tạo, độ hoàn thiện chi tiết luôn đạt thẫm mỹ cực kỳ cao, đặc biệt là những phiên bản veneer phủ bóng.
Sức mạnh của Special Forty đến từ bộ driver được thiết kế mới hoàn toàn và được đánh giá là tốt nhất hiện nay của hãng loa Đan Mạch. Tweeter Esotar Forty hoàn toàn mới đường kính 28mm, thiết kế nam châm thoáng khí kết hợp màng loa phủ vật liệu triệt rung giúp dải tần mở xuống 1kHz nhưng vẫn duy trì nhiễu âm tối thiểu. Củ loa mid/woofer của Dynaudio Special Forty mang mã 17W75, sở hữu thiết kế nam châm hybrid rất ấn tượng, đó là sự kết hợp giữa vỏ nam châm ferrit nằm bên ngoài và Neodymum bên trong lõi của cuộn voice-coil.
Lâu rồi chưa về nơi thềm nhà
Bậc thềm nhà dù nhỏ hay to, cao hay thấp có lẽ với nhiều người không đơn thuần chỉ là lối bước vào nhà, mà còn chất chứa bao nhiêu kỷ niệm.
Tôi nhớ rõ mồn một ngày tôi ra phố sau khi nhận giấy báo đậu đại học. Đấy là một ngày trời trở gió heo mây, mẹ lôi trong tủ gỗ cũ túi vải đựng bọc tiền, dúi vào tay tôi và nửa chỉ vàng phòng thân nơi đất khách quê người. Tiễn tôi ra cửa, mẹ ngồi bệt xuống bậc thềm, lặng im nhìn tôi xa khuất nơi đầu ngõ...
Một chiều quanh co trên con đường chập chùng màu xanh núi rừng, cuối cùng cũng đến điểm dừng. Điều lạ nhất, không phải là mây trắng lững lờ giữa sườn núi hay những thân cây cổ thụ vươn mình cao lớn, mà lòng tôi lại vương víu bởỉ hình ảnh xưa cũ - một người đàn bà đang sàng sảy lúa trước thềm nhà, bên cạnh lưng chừng đèo. Phía sau màu áo nâu bạc gầy gò ấy thấp thoáng một vạt nắng hoàng hôn rơi rớt trên bậc thềm nhà, nơi vài ba đứa trẻ đang đùa nghịch chơi trò bán hàng. Ôi bậc thềm tuổi thơ, đã thuộc về một nơi nào xa xôi lắm, sao giờ lại xuất hiện, ngay ở nơi này? Để cho lòng ngược ngạo lạc về những tháng năm xưa cũ.
Bậc thềm nhà dù nhỏ hay to, cao hay thấp có lẽ với nhiều người không đơn thuần chỉ là lối bước vào nhà, mà còn chất chứa bao nhiêu kỷ niệm. Ít nhất là với chị em tôi và những đứa trẻ chiều nay tôi vô tình bắt gặp, thềm nhà mãi mãi chứa cả kho tàng ký ức.
Bậc thềm nhà, nơi bắt đầu một ngày mới, bao giờ mẹ cũng đứng vừa chải mái tóc dài vừa nhìn khắp cả sân vườn còn mờ sương mai như nhẩm tính công việc cho một ngày. Mới 6h sáng, khi những tia nắng như còn đang ngái ngủ vừa như đang cựa mình nhảy nhót trên thềm nhà, mẹ đã lom khom thả từng bụm thóc cho đàn gà. Lũ sẻ nhỏ trong vườn cũng hòa chung niềm vui mà chíu chít, ồn ả cả sân nhà.
Cũng nơi thềm nhà, mẹ đứng tỉ mẩn gói ghém cẩn thận nắm xôi, vài lát bánh đúc treo trên đầu cán cuốc hay trên đôi quang gánh rồi theo chân cha ra đồng. Khi tiếng cổng tre cọt kẹt khép, để lại những bước chân vội vàng của cha mẹ cũng là lúc chú chó đốm cụp đuôi nằm ngủ ngay trên bậc thềm như tự đặc cách cho mình cái quyền canh giữ nhà cửa. Những âm thanh đầu ngày cứ thế rơi rớt trên thềm nhà xưa, xao động một góc lòng bình yên mỗi khi thoảng thót nhớ về.
Có hôm mải chơi đồ hàng, mặt trời đã lên cao, tôi quýnh chân chạy vào nhà xúc gạo ra giếng vo, vấp bậc thềm làm rá gạo đổ vung vãi cũng đúng lúc mẹ về. Mẹ xoa dầu vào cục u sưng to trên trán mà không nỡ mắng...
Cuộc đời tôi trải dài theo những ngày học tập, làm việc, bôn ba, trưởng thành với rất nhiều chuyến đi và những nơi ở khác nhau. Bắt đầu là dãy phòng trong khu ký túc xá rồi tập thể, giờ lại là căn hộ chung cư cao tầng. Tất cả những nơi đó, làm gì có bậc thềm nhà thân thuộc. Mới bước ra khỏi cửa đã lọt thỏm vào dãy hành lang dài thông gió hay những chiếc thang máy cao hun hút.
Thi thoảng đi công tác hay du lịch đến những villa nhà vườn, cũng có hàng hiên và bậc thềm lát đá mát lạnh nép mình bên những chậu hoa hồng đài các, kiêu sa. Bậc thềm ấy tuy đẹp, nhưng chỉ là nơi chủ và khách nghiêng mình chào nhau khách sáo, chỉ là nơi dừng chân thả dép trước khi bước vào phòng khách xa hoa với đủ đầy ghế nệm êm ái. Đâu phải là nơi tôi từng ngồi cùng cha, cùng mẹ trong những năm tháng tuổi thơ không mấy đủ đầy.
Và rồi trong kế sinh nhai luẩn quẩn, những tưởng chỉ khi chân lê bước rã rời trên những con phố lớn mới thấy tủi thân vì cố bươn giữa dòng xe đông đúc người qua lại. Nhưng sao chiều nay, ngang qua xóm núi, chỉ đơn giản một bậc thềm bên chạng vạng bóng hoàng hôn, vậy mà lại làm cho con tim đã bao gai góc bỗng xịu xuống, bứt rứt. Đã bao lâu rồi chưa về nơi thềm nhà, để ngồi nhổ tóc sâu cho mẹ, để nhìn cha lim dim theo địu võng kẽo kẹt ngoài vườn...!
Nỗi buồn chữ hiếu
Phiên tòa ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang xét xử cặp vợ chồng vì bạo hành cha mẹ đã khép lại, nhưng nó khiến những người có cha mẹ ở tuổi xế chiều không khỏi chạnh lòng. Dù công lý đã lên tiếng trước hành vi không trọn đạo làm con, nhưng liệu còn có thêm những phiên tòa khác ở đâu đó sẽ lại diễn ra, để bảo vệ bậc sinh thành bị chính con cái mình xé toạc chữ hiếu! Nhất là khi, mới đây, người ta đã rùng mình căm phẫn khi xem những bản tin, những video clip thật buồn xung quanh câu chuyện con cái ngược đãi, bạo hành cha mẹ già. Đó là việc một người cha bị chính con trai và cháu mình chém gây thương tích vì những mâu thuẫn tranh chấp tài sản. Một người con gái khác vừa tắm cho mẹ, vừa đánh luôn mồm chửi rủa người mẹ đã 80 tuổi, ốm yếu, nằm liệt giường...
Hàng loạt câu chuyện buồn về hiếu nghĩa đều đa phần đến từ lý do con cái tranh chấp tài sản với cha mẹ, hoặc phải chăm sóc cha mẹ già lúc ốm đau.
Tôi nhớ một lần, người anh đồng nghiệp lớn tuổi của tôi bỗng nhiên ngồi thừ ra, nhìn tôi rồi nói "vậy là anh chính thức mồ côi rồi đó Vũ". Mẹ anh đã qua đời được một tuần trong viên mãn của tuổi già. Tôi nhớ hôm đám tang, anh vẫn bình tĩnh, không quá đau buồn vì dù sao mẹ anh đã ra đi rất thanh thản. Nhìn người đàn ông tóc đã lốm đốm bạc, từng trải, mắt đỏ hoe nỗi niềm "mồ côi", tôi biết rằng anh đang tự trách mình, vì có ít thời gian gần cạnh để báo hiếu cho mẹ anh.
Tôi nghĩ rằng, không phải ai cũng hiểu hết nỗi cực nhọc và tình yêu thương vô bờ bến của các đấng sinh thành dành cho máu mủ của mình, đến khi họ làm ba mẹ. Hàng loạt câu chuyện buồn về những người con bất hiếu, sẵn lòng xuống tay đối xử tệ bạc với cha mẹ già của mình, không những sẽ bị tòa án công lý xét xử, mà sau tất cả, tòa án lương tâm dành cho họ mới là hình phạt đeo đẳng họ mãi mãi. Vì ai cũng hiểu rằng, trăm ngàn việc tốt ở đời chẳng bằng sống phải có hiếu đạo với cha mẹ. - TẠ TƯ VŨ
Ngôi nhà đẹp mê hồn giữa tuyết trắng của nữ nhà văn Việt Cứ vào mùa đông, ngôi nhà của nữ nhà văn Cao Bích Thủy (Iris Cao) ở miền Đông nước Mỹ lại được tuyết phủ lên một chiếc "áo choàng" trắng tinh khôi, thuần khiết, đẹp đến mê hồn. Ngôi nhà được vợ chồng nữ nhà văn Cao Bích Thủy (Iris Cao) ở từ năm 2016 - 2018 tại thị trấn Brasstown thuộc tiểu...