Cáp Lightning, sạc MagSafe là phụ kiện Apple bị chê nhiều nhất
Trong khi iPhone, iPad và dòng máy tính MacBook được đánh giá cao, thì phụ kiện cho những sản phẩm này lại bị người dùng ghét nhất.
Đa số khách hàng cảm thấy hài lòng với các thiết bị của Apple. Trên gian hàng trực tuyến của hãng, họ thường đánh giá khá cao và hầu hết các sản phẩm được xếp hạng 3 – 4,5 sao trên tổng số 5 sao. Tuy nhiên, vẫn có những đồ mang thương hiệu “Táo Khuyết” nhận nhiều phản ứng tiêu cực từ phía người dùng.
Nhiều người cho biết cáp Lightning của họ nhanh hỏng.
Hai phụ kiện “xấu số” là cáp Lightning USB và sạc MagSafe dùng trên dòng máy tính xách tay MacBook đều bị đánh giá 1,5 sao trên 5 sao. Trên trang Apple Store Online tại Mỹ, cáp kết nối cho iPhone, iPad có giá bán 19 USD nhận hơn 2.000 xếp hạng, trong đó có hơn 1.000 người chỉ cho 1 sao.
Hầu hết những người này cảm thấy bực mình vì phụ kiện nhanh hỏng hơn so với họ tưởng tượng. “Tôi đã phải dùng đến cái cáp thứ 4, giá như nó rẻ thì tôi sẽ thay mỗi năm một lần, nhưng nó quá đắt đỏ so với chất lượng”, Dans J, một người dùng bình luận. Trong khi đó Thomas W viết: “Tôi đã trải qua 10 chiếc cáp và chúng đều có cùng số phận. Ban đầu cáp sử dụng tốt nhưng vài tuần sau nó ngả màu. Cáp dễ hỏng có thể do nơi tôi sống độ ẩm cao”.
Đánh giá mức độ hài lòng với cáp Lightning trên trang Apple.
Ngoài cáp Lightning tiêu chuẩn, Apple còn bán loại dài 2 mét và “số phận” của phụ kiện này cũng chẳng khá hơn. Trung bình sản phẩm nhận được đánh giá 2 sao trên 5 sao, có khá hơn một chút nhưng chắc hẳn không ít người bực mình với loại cáp này nên mới cho điểm số thấp đến vậy.
Giống cáp Lightning, bộ sạc MagSafe dành cho MacBook cũ, MacBook Pro 13-inch, được bán giá 79 USD, nhận được nhiều chỉ trích từ phía khách hàng. Họ thất vọng vì độ bền của sản phẩm so với chi phí phải bỏ ra.
Video đang HOT
Khách hàng cho rằng MacBook thì tốt nhưng sạc cho nó lại rất tệ.
Người dùng John B cho biết: “Đọc các đánh giá của những người trước tôi thấy điểm chung là dây bị lỗi và không dùng được. Vì vậy tôi đã rất cẩn thận với chiếc MacBook Pro của mình nhưng chiếc sạc đã nhanh chóng bị hỏng. Tôi chỉ sử dụng ở nhà nên không quấn lại, đồng thời luôn giữ thẳng dây. MacBook Pro thì rất tốt, nhưng bộ sạc chỉ là đồ bỏ đi”.
Apple không đưa ra bình luận về vấn đề này. Trong khi đó Cnet có cái nhìn khách quan hơn, rằng bất kỳ ai có Apple ID đều có thể đưa ra đánh giá trên trang. Người dùng có xu hướng đánh giá sản phẩm khi họ gặp phiền phức với nó và thường chọn website của nhà sản xuất làm nơi “trút giận”. Trong khi đó, những khách hàng dùng mà vẫn bình thường sẽ chẳng bận tâm “mò” lên trang bán hàng để bình luận.
Đình Nam
Theo VNE
Bên trong cửa hàng Apple Store nhái ở Trung Quốc
Các cửa hàng đều có thiết kế giống hệt Apple Store từ đồng phục nhân viên xanh đến màu bàn gỗ, cách bài trí nội thất.
Trên con phố nằm ở phía nam Thẩm Quyến (Trung Quốc), có hơn 30 cửa hàng mang logo Apple, nhưng tại đây chỉ có một cửa hàng hính thức và 5 đại lý ủy quyền được Apple cấp phép.
Điều này có nghĩa, hầu hết các cửa hàng trong khu vực đều là nhái, dù họ bán hàng thật và còn cho đặt cả những model mới như iPhone 6s, iPhone 6s Plus. Tại đây cũng có khu trưng bày đủ các loại sản phẩm của Apple như MacBook, iPad, Apple Watch hay các loại phụ kiện...
Nhiều người không thể phân biệt nổi đâu là Apple Store thật và đâu là nhái. Từ cách bố trí không gian, nội thất, cách sắp xếp iPhone, iPad hay Apple Watch, thậm chí cả màu gỗ cũng giống nhau.
Cửa hàng có cách bố trí giống Apple Store lần đầu được phát hiện tại Trung Quốc từ năm 2011 và sau đó đã "mọc lên như nấm" khi người dân tại quốc gia này đặc biệt chuộng sản phẩm thương hiệu "Táo khuyết". Trong khi đó, Apple chỉ có bốn cửa hàng chính thức tại đây, haiở Thương Hải và hai ở Bắc Kinh.
Thậm chí nhiều nhân viên làm việc trong các cửa hàng nhái cũng tin là họ làm cho Apple Store thật. Điều này không khó hiểu bởi thẻ nhân viên, đồng phục xanh với logo màu trắng hệt Apple.
Apple đã có những động thái nhằm yêu cầu chính quyền Trung Quốc tăng cường bảo hộ thương hiệu cho họ tại đây. Trong một cuộc kiểm tra, quan chức địa phương đã phát hiện hơn 20 cửa hàng nhái tại cùng một thành phố.
Một vài trong số đó đã đóng cửa nhưng sau đó lại "mọc lên như nấm sau mưa". Dân số quá đông, sức tiêu thụ cực kỳ lớn vượt qua khả năng cung ứng là điều kiện thuận lợi để những Apple Store nhái phát triển mạnh.
Trao đổi với Reuters, một nhân viên ở Apple Store nhái cho biết: "Trung Quốc có rất nhiều 'fan' của Apple. Họ sẵn sàng trả thêm tiền để sở hữu iPhone sớm hơn những người khác". Đây cũng là lý do mà nhiều "dân buôn" đã nhập iPhone 6s và iPhone 6s Plus từ Mỹ, Hong Kong rồi đưa lậu qua biên giới về bán.
Những thương lái này có thể "hét" giá cao gấp đôi so với mức công bố của Apple, còn những khách hàng không muốn chờ đợi, không muốn xếp hàng tại Apple Store sẵn sàng "móc hầu bao" chấp nhận khoản tiền chênh lệch kia.
Dù nền kinh tế bất ổn, sản phẩm của Apple vẫn rất thịnh hành tại đây. Theo Telegraph, từ ngày 25/9 đến 11/10, đã có hơn 5,5 triệu iPhone 6s và 1,63 triệu iPhone 6s Plus được kích hoạt tại Trung Quốc.
Đình Nam
Ảnh: BI
Theo VNE
Apple mở rộng sản xuất cáp Lightning sang Việt Nam Việt Nam và Brazil sẽ là 2 cơ sở sản xuất cáp Lightning mới cho Apple, bên cạnh Trung Quốc. Trong một thông báo mới nhất trên trang web hỗ trợ người dùng nhằm giúp tín đồ Apple phân biệt cáp Lightning xịn với cáp đến từ bên thứ 3, Apple thêm Việt Nam và Brazil vào danh sách các nước sản xuất...