Cấp dưới đua nhau tổ chức mua sách của ông Tập Cận Bình
Ông Tập Cận Bình đang gây ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc trong chiến dịch bài trừ tham nhũng thời gian qua. Các phát biểu của ông Tập Cận Bình đang được đóng thành sách và bán vài triệu bản. Tiền nhuận bút từ bán sách sẽ là một khoản không hề nhỏ.
Ông Tập Cận Bình
Trong lịch sử Trung Quốc, “Trước tác” của Mao Trạch Đông là cuốn bán chạy nhất không thể tranh cãi. Tuy nhiên, một bộ sưu tập mới của các trích dẫn từ “lời vàng ý ngọc” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bám sát gót cuốn Trước tác.
Trong hai tháng gần đây, cuốn “Bản ghi chép các bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình” đã bán được 10 triệu bản, đây là số liệu do nhà xuất bản thông báo. Tất nhiên, còn lâu, nó mới so sánh được với cuốn “Trước tác” của Mao Trạch Đông với 900 triệu cuốn được bán trong nửa thế kỷ qua và được liệt vào danh sách của kỷ lục Guinness.
Một bài báo được in trên tờ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc hôm thứ hai cho biết, cuốn sách đã “nhận được sự đón tiếp nồng hậu trong xã hội, và thu hút được sự chú ý cao của đông đảo các đảng viên, cán bộ và quần chúng”. Bài báo cũng ca ngợi cuốn sách có phong cách viết “trong lành và sạch sẽ”, cũng như “tinh hoa nhưng ai cũng có thể đọc hiểu”.
Phương tiện truyền thông nhà nước trước đây đã thi nhau ca ngợi ông Tập là một diễn giả. Ví dụ trong một dịp năm nay, họ dành đầy đủ một trang để tán về tài giảng giải văn học của ông Tập nhưng thật ra đó chỉ là những lần ông Tập kể lặt vặt các yếu tố văn học trong các bài phát biểu của mình, bao gồm cả các câu trong sách Nho.
Ngoài ra, ông Tập cũng trích dẫn vài câu của nhà thơ Mỹ Marianne Moore trong khi tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thăm Bắc Kinh hơn một tháng trước.
Lang, một nhân viên lưu trữ tại nhà xuất bản nói với tờ China Real Time rằng các cuốn sách của ông Tập đã gần như được bao mua bởi nhà sách Tân Hoa Xã của nhà nước, cũng như cơ quan tuyên truyền các cấp của chính phủ và mỗi lần họ mua toàn là 10.000 cuốn một lúc. Đối tượng mua nhiều khác bao gồm các công ty nhà nước, thường mua vài trăm cuốn cùng một lúc rồi đến các nhà sách tư nhân.
Ngoài việc mua sách của Chủ tịch Tập Cận Bình, tờ Nhân Dân nhật báo cho biết, cơ quan chính phủ trên khắp đất nước cũng đã tổ chức các buổi học với nội dung là các điều trích dẫn từ lời của Chủ tịch Tập Cận Bình. Họ còn cho biết cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhưng là để các dân tộc thiểu số ở Tân Cương và Vân Nam tiếp cận với cuốn sách.
Video đang HOT
Theo Một Thế Giới
Vương Kỳ Sơn xử quan tham Trung Quốc Kỳ 1: Chiêu thức 'đánh phủ đầu' đối tượng điều tra
Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) đang mở chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất từ khi mở cửa nền kinh tế với thế giới hồi năm 1978, một cuộc đổi đời của hàng triệu dân thoát nghèo, nhưng cũng khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái đạo đức, tranh thủ các mối quan hệ chính trị để tư lợi bất chính.
Ông Vương Kỳ Sơn chỉ đạo CCDI
Nhiệm vụ chỉ huy cuộc "đập ruồi, đả cọp" này được giao cho ông Vương Kỳ Sơn, ủy viên Bộ chính trị CPC và là cánh tay phải của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chẳng cần "hóa" của công thành "của ông"
Trên các trang mạng xã hội, người hâm mộ gọi ông Vương là "Bao Công" sẵn sàng trừng trị bọn tội phạm. Họ cũng thường đề cập việc ông có vợ nhưng không có con, để khẳng định rằng ông chẳng cần "hóa của công thành của ông" và của gia đình.
Năm ngoái, khi ông Vương-chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) cử "lính" tới Nanchang hồi mùa hè, chỉ đạo của ông rất rõ ràng: các nhân viên điều tra phải "phủ đầu" cán bộ chính quyền địa phương, theo một chuyện kể đăng trên trang web của chính phủ.
"Lính" ông Vương cho giới truyền thông biết: họ lưu trú ở nhà khách chính phủ. Chỉ vài ngày sau, hàng trăm cư dân xếp hàng cung cấp chứng cứ sai phạm của các "quan tham". Đơn tố cáo cũng tràn ngập trên internet.
Yang Peng, một chủ nhà hàng, đã kể với nhân viên điều tra rằng ông bị bỏ tù, bị tra tấn, chỉ vì bạn ông là "đối thủ" của một "quan lớn" ở tỉnh Giang Tây: cựu bí thư Su Rong bị tố cáo "dàn xếp" vụ bán một xí nghiệp luyện cán thép để được "xơi lại quả".
Yang thuật lại với báo Wall Street Journal: "Đó là những tháng địa ngục của đời tôi".
Năm 2009, vụ bán 60 % công ty Nanchang Steel Co cho một tỷ phú địa phương được giới truyền thông địa phương "ca" là một thành quả công cuộc cải tổ, vì công ty quốc doanh mở của đón nhận dòng vốn tư nhân.
Nhưng một số công nhân nghi ngờ có sự bất thường trong thương vụ này. Họ xếp hàng chờ gặp "lính" ông Vương để chia sẻ chứng cứ bí thư Su cùng "chiến hữu" dàn xếp kết quả đấu thầu nghiêng phần thắng cho vị tỷ phú, đổi lại là Su cùng "cạ" hưởng lại quả.
Cựu bí thư Su Rong
Cuối cùng, CCDI có đủ chứng cứ để mở cuộc điều tra Su hồi tháng 6.2014 vì "vi phạm kỷ luật đảng và nhà nước", một thuật ngữ để chỉ tội tham nhũng. Su cũng mất chức phó chủ tịch Mặt trận nhân dân Ủy ban toàn quốc hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân TQ (CPPCC). Tay tỷ phú thì bị bãi nhiệm khỏi ghế đại biểu quốc hội TQ.
Yang kể: "Vương Bao Công làm đâu ra đó. Tôi đã đốt pháo bông ăn mừng ngày Su bị điều tra".
Giao việc đúng người "sạch"
Câu chuyện này để cho thấy ông Vương được giao đúng việc, không chỉ vì ông với ông Tập là bạn thân từ khi cả hai người phải trải qua thời kỳ "bồi dưỡng chính trị" ở một vùng nông thôn, vào thời Cách mạng văn hóa.
Mà vì ông Vương nổi tiếng là một lãnh đạo cấp cao làm việc hiệu quả, cho thấy ông Tập quyết tâm tiêu diệt nạn tham nhũng vốn đe dọa sự tồn vong của CPC.
Hiện ông Vương đã "chém vài tướng", như đã ra lệnh điều tra cựu ủy viên Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang, cựu phó chủ nhiệm quân ủy Từ Tài Hậu và Tưởng Khiết Mẫn, một "quan lớn" của ngành dầu khí quốc doanh. Ba "con cọp" này đã bị bắt nhưng chưa bị buộc tội danh nào.
Từ khi mở cuộc bài trừ tham nhũng hồi năm 2012, khoảng 30 cán bộ hàm thứ trưởng trở lên đã bị bắt vì bị cáo buộc tham nhũng. Riêng năm 2013, có 182.000 đảng viên bị điều tra, theo giáo sư luật Jiang Ming'an của Đại học Bắc Kinh.
Con số này quá lớn, so với 10.000 tới 20.000 vụ điều tra trong một năm trước khi ông Tập nắm quyền lực hồi năm 2012.
Hiện nỗ lực chống tham nhũng rất được người dân ủng hộ: 53% xem tham nhũng là "quốc nạn", theo thăm dò năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) so với 39% nói thế năm 2008.
Huang Jing, một chuyên gia về TQ ở Đại học Quốc gia Singapore, nói: "Lãnh đạo nhận ra nếu họ không ngăn chặn tham nhũng tràn lan, chế độ sẽ sụp đổ".
Nhưng cuộc bài trừ quốc nạn này cũng bị phê phán: các nhà quan sát nói nó giúp ông Tập gạt ra rìa các nhân vật quyền lực có thể nổi lên là đối thủ hoặc hạn chế quyền của ông, đồng thời giúp ông gây uy tín với quốc dân.
Cũng có những nỗi lo ngại, rằng những quan tham bị điều tra không được liên lạc với gia đình, luật sư. Nhân viên CCDI cũng mang tiếng là sử dụng các hình thức bức cung, như hồi năm ngoái, 5 "lính"cơ quan này bị buộc tội vì "trấn nước" khiến một đảng viên bị nghi ngờ tham ô đã chết.
Để hóa giải các quan ngại này, các quan chức nói ông Vương khuyến khích "lính" phân tích dữ liệu nhiều hơn, thay vì dựa vào các lời khai.
Chắc chắn là tất cả số cán bộ đảng viên bị CDDI điều tra đều đối mặt với tội danh nghiêm trọng, và các ội phạm có thể thuộc phạm vi "thú vui trần thế": theo giáo sư Jiang, khoảng 25.000 cán bộ bị xử kỷ luật vì "sống xa hoa", như dùng công quỹ để mua xe sang, vung tiền tổ chức đám ma "hoành tráng".
Giáo sư Jiang nói đấy không phải tội hình sự, mức kỷ luật gồm cảnh cáo, khiển trách, giáng chức hoặc bãi nhiệm. Phạm tội hình sự thì bị tù, án nghiêm trọng thì phải chịu tù chung thân.
(còn tiếp)
Theo Một Thế Giới
Chiến dịch gây tiếng vang ở Trung Quốc: "Giới chức bị vạch mặt" Tại Trung Quốc, các nỗ lực diệt trừ tham nhũng đã nhắm mục tiêu vào những người được gọi là "giới chức bị vạch mặt." Nhiều cán bộ cộng sản Trung Quốc gửi vợ con ra nước ngoài và tuồn các lợi nhuận phi pháp ra khỏi nước. Trong khi Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng, nhà chức trách đang...