Cặp đôi vi phạm quy định, làm bùng phát ổ dịch mới ở Trung Quốc
Một cặp vợ chồng nghỉ hưu ở Thượng Hải đã vi phạm qui định phòng dịch, làm bùng phát chuỗi lây nhiễm virus SARS-CoV-2 mới nhất ở Trung Quốc.
Nhà ga Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc tiến hành xét nghiệm axit nucleic cho các khách du lịch hôm 17/10. Ảnh: VCG
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu, các ca nhiễm mới nhất được phát hiện có liên quan đến hai giảng viên đại học đã nghỉ hưu sống tại Thượng Hải. Cặp đôi này bắt đầu chuyến du lịch cùng một số người khác từ đầu tháng 10 và bị phát hiện mắc COVID-19 vài ngày sau đó ở tỉnh Thiểm Tây, theo các phương tiện truyền thông địa phương. Cặp đôi đã lây nhiễm virus cho một số trường hợp ở các tỉnh phía tây bắc Trung Quốc trong những ngày gần đây.
Theo đó, cặp vợ chồng khoảng 60 tuổi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 vào hôm 16/10, sau khi bắt đầu chuyến du lịch hôm 9/10, với lịch trình đến cả Cam Túc và Nội Mông. Một ngày trước đó, hôm 15/10, hai vợ chồng này được xét nghiệm COVID-19 ở Cam Túc và nhận được thông báo rằng kết quả của họ bất thường.
Tuy nhiên, trong khi chờ đợi kết quả, họ đã rời Cam Túc mà không thông báo với các nhà chức trách. Họ đã đi xung quanh thủ phủ Tây An, tỉnh Thiểm Tây và thăm thú nhiều danh lam thắng cảnh. Ngày hôm sau, họ được xét nghiệm lại và phát hiện đã mắc COVID-19. Giới chức trách tỉnh Thiểm Tây sau đó đã báo cáo một số ca nhiễm khác. Nội Mông và Cam Túc cũng ghi nhận các ca nhiễm mới hôm 19/10.
Video đang HOT
Ngoài ra, hai cặp vợ chồng khác và một người đàn ông khoảng 60 đến70 tuổi – là bạn bè thân thiết và cùng khởi hành với cặp đôi này từ Thượng Hải – đã đi du lịch ở nhiều tỉnh khác.
Tính đến ngày 18/10, tổng cộng 1.553 trường tiếp xúc gần với 7 trường hợp mắc COVID-19 trên đã được truy vết ở thành phố Tây An. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy 1.133 trường hợp âm tính. Các kết quả còn lại vẫn chưa được công bố.
Ổ dịch mới bùng phát chỉ sau vài ngày Trung Quốc tuyên bố đã khống chế được hai ổ bùng phát biến chủng Delta riêng lẻ tại các tỉnh phía đông bắc và ven biển nước này. Đợt bùng phát khiến giới chức Trung Quốc phải gấp rút thực hiện đợt truy vết và xét nghiệm quy mô lớn.
Tây An, nơi sinh sống của 13 triệu dân, đang chuẩn bị triển khai xét nghiệm trên toàn thành phố. Thành phố này cũng đã thực hiện phòng dịch nghiêm ngặt ở tổng số 18 địa điểm mà những trường hợp mắc COVID-19 đã đến thăm. Nhiều khu di tích đã được khử trùng.
Tại Cam Túc, giới chức cũng đã tạm đóng cửa một danh lam thắng cảnh nơi cặp đôi Thượng Hải đã đến thăm từ tối ngày 17/10 đến hết ngày 20/10. Ejina, một quận ở phía tây Nội Mông, nơi phát hiện thêm ca nhiễm khác, đã quyết định xét nghiệm COVID-19 cho tất cả người dân và du khách bắt đầu từ ngày 19/10.
Mặc dù số lượng ca nhiễm ghi nhận được trong cụm dịch mới nhất này còn tương đối nhỏ so với các đợt bùng phát ở nhiều quốc gia khác, khoảng 20 ca, song diễn biến này được cho đang làm nổi bật những thách thức ở quốc gia duy nhất còn theo đuổi chiến lược “Zero COVID-19″.
Các chuyên gia y tế nhận định đợt bùng phát này có nguy cơ lan rộng hơn nữa. Một ca nhiễm khác mới được ghi nhận ở tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc ngày 19/10, cách các cụm ở các tỉnh phía tây bắc hơn 1.000 km. Ca nhiễm này được xác nhận là một người đến từ Cam Túc.
Ba phi hành gia của Trung Quốc bắt đầu sứ mệnh mới trên vũ trụ
Ngày 16/10, Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 13 đưa phi hành đoàn lên module lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung để thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại đây.
Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-13 rời khỏi bệ phóng ở Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Tây Bắc Trung Quốc ngày 16/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) cho biết tên lửa Trường Chinh 2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu 13, được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, phía Tây Bắc Trung Quốc, lúc 00h23 sáng 16/10 (giờ Bắc Kinh). Khoảng 582 giây sau khi phóng, tàu Thần Châu 13 tách khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo đã định sẵn. Sau khi đi vào quỹ đạo, tàu đã đến điểm hẹn tự động và "cập bến" thành công với module lõi Thiên Hà và tàu chở hàng Thiên Châu 2 và Thiên Châu 3. Các phi hành gia Trung Quốc sẽ lưu lại trong module lõi.
Đây là sứ mệnh bay thứ 21 kể từ khi chương trình không gian có người lái của Trung Quốc được phê duyệt và triển khai. Vụ phóng tàu vũ trụ Thần Châu 13 cũng là sứ mệnh thứ hai đưa các phi hành gia lên vũ trụ trong dự án xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022.
Ba phi hành gia trong sứ mệnh mới nhất của Trung Quốc gồm: Trác Chí Cương (Zhai Zhigang) - chỉ huy và là người đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc; Vương Á Bình (Wang Yaping) - nữ phi hành gia Trung Quốc đầu tiên lên trạm vũ trụ và thực hiện các hoạt động ngoài vũ trụ; và Ye Guangfu - phi hành gia mới lên vũ trụ.
Ba phi hành gia Trung Quốc trong sứ mệnh Thần Châu 13 dự kiến lập kỷ lục mới về thời gian thực hiện sứ mệnh không gian có người lái của Trung Quốc, vượt mốc 3 tháng mà phi hành đoàn Thần Châu 12 đạt được khi lưu lại trên trạm vũ trụ đang xây dựng từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay.
Trong thời gian trên trạm vũ trụ đang xây dựng của Trung Quốc, họ sẽ có nhiều hoạt động như vận hành các cánh tay cơ khí, thực hiện các hoạt động bên ngoài không gian và kiểm tra chuyển đổi module. Các phi hành gia cũng sẽ tiếp tục xác minh các công nghệ quan trọng liên quan đến việc phi hành gia ở lại quỹ đạo lâu dài, cũng như công nghệ về tái chế và hỗ trợ cuộc sống.
Trong năm nay, Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện 5 lần phóng tàu vũ trụ, gồm phóng module lõi Thiên Hà, tàu chở hàng Thiên Châu 2, sứ mệnh Thần Châu 12 đưa phi hành đoàn, tàu chở hàng Thiên Châu 3 và sứ mệnh Thần Châu 13.
Trung Quốc sống chung với Covid-19 qua 'thẻ xanh' thế nào Tại Trung Quốc, người dân có thể tự do đi lại nếu mã sức khoẻ của họ hiển thị màu xanh. Ngày 15/9, Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 14 của Trung Quốc khai mạc tại tỉnh Thiểm Tây. Đây là một trong những sự kiện thể thao lớn đầu tiên của nước này được tổ chức từ khi Covid-19 bùng...