Cấp cứu đột quỵ: Sự sống tính trong từng phút giây
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, dù là đang làm việc gắng sức hay nghỉ ngơi. Bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu càng sớm càng tốt; để bảo đảm “thời gian vàng”, nhằm giảm thiểu những nguy hiểm cận kề có thể xảy ra.
Ảnh minh họa
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do mạch máu não bị tắc nghẽn, bị vỡ, gây gián đoạn việc vận chuyển máu để nuôi dưỡng não bộ. Khiến các tế bào thiếu hụt dinh dưỡng, oxy; các tế bào sẽ chết đi sau vài phút nếu vấn đề thiếu hụt này không được khắc phục.
Những cảnh báo đáng lưu tâm
Tùy theo từng nguyên nhân, đột quỵ là do tắc nghẽn mạch máu não hay do vỡ mạch máu não, được phân loại thành nhồi máu não hay xuất huyết não.
Nhồi máu não: Còn gọi là thiếu máu não cục bộ, được xem là tình trạng giảm lưu lượng máu cung cấp đến cơ quan não một cách đột ngột, khiến cho động mạch não bị thuyên tắc một phần hoặc toàn phần. Tình trạng nhồi máu não chiếm đại đa số những ca lâm sàng đột quỵ thường gặp, với tỉ lệ khoảng 80%.
Đột quỵ xuất huyết não: Có tên gọi khác là xuất huyết nội sọ, là một trường hợp khác của tai biến mạch máu não, xảy ra tình trạng máu động mạch tràn vào nhu mô não đột ngột, gây tổn thương não cấp tính. Mặc dù tỷ lệ của xuất huyết não thấp hơn nhồi máu não rất nhiều, chỉ chiếm khoảng 20%; nhưng tình trạng bệnh lý này có mức độ nguy hiểm cao hơn, gây biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao.
Mỗi vùng trên não có một chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tùy theo vùng tổn thương, mà gây ra những triệu chứng khác nhau cho người bệnh. Nếu tổn thương vùng vận động có thể gây ra yếu liệt tay chân, liệt nửa người. Vùng cảm giác sẽ gây ra mất cảm giác, cảm giác tê bì; vùng ngôn ngữ sẽ không nói được hoặc không hiểu được ngôn ngữ…
Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Tùy theo mức độ tổn thương, cũng như số lượng các khu vực tổn thương khác nhau mà có một hoặc nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó, 3 triệu chứng thường thấy nhất là nói ngọng, méo cười, tay chân buông xuôi. Khi người bệnh có các dấu hiệu này, cần nghĩ ngay đến đột quỵ. Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu, để không bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị.
Video đang HOT
Hậu quả của đột quỵ
Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trên thế giới, với con số khoảng 6,5 triệu người tử vong mỗi năm; tức trung bình mỗi 6 giây có một ca tử vong do đột quỵ. Đột quỵ còn là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trên thế giới, có hơn 17 triệu ca bệnh mỗi năm. Trung bình 6 người có một người bị đột quỵ, nếu như không có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, có tỷ lệ từ 10-20%, cao hơn nhiều lần so với một số nguyên nhân tử vong phổ biến khác. Trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả năng tàn phế, lệ thuộc cao. 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại.
Đột quỵ gây nhiều hậu quả nặng nề về chi phí điều trị. Sau đột quỵ, bệnh nhân thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường, gây nhiều ảnh hưởng về kinh tế, chi phí thuốc, điều trị, hồi phục… Với người nhà bệnh nhân, đột quỵ tạo gánh nặng kinh tế trực tiếp, thông qua việc mất sức lao động. Ảnh hưởng kinh tế gián tiếp thông qua việc chăm sóc, điều trị cũng như những áp lực về mặt tinh thần.
Nguyên nhân gây đột quỵ
Đột quỵ thiếu máu cục bộ: Có 3 nguyên nhân chính làm tắc nghẽn mạch máu não, thiếu máu não: bệnh ở tim hình thành cục máu đông, theo dòng máu lên não khiến tắc mạch máu não; xơ vữa động mạch; tăng huyết áp làm hư hại các mạch máu nhỏ.
Đột quỵ xuất huyết não: Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu. Các nguyên nhân khác bao gồm: Dị dạng mạch máu não, thoái hóa mạch máu, khối u hay bất thường về đông máu.
Cấp cứu đột quỵ như thế nào?
Khi phát hiện người có các dấu hiệu đột quỵ, cần xử trí đúng cách:
- Đỡ người bệnh để không bị té ngã gây chấn thương.
- Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói. Móc hết đàm, nhớt để bệnh nhân dễ thở.
- Gọi xe đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng tốt, để có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang bị sặc, bị chèn ép.
MỘT SỐ YẾU TỐ LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ MẮC PHẢI ĐỘT QUỴ:
- Người lớn tuổi: Trên 50 tuổi có nguy cơ tăng cao.
- Giới: Tỷ lệ xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
- Tăng huyết áp. Đái tháo đường (tiểu đường). Xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, nhất là loại LDL. Bệnh tim. Hút thuốc lá, nghiện rượu. Béo phì, ít vận động…
- Người có tiền sử đột quỵ.
Báo động căn bệnh của tháng Tết, thủ phạm từ sát thủ âm thầm này
Theo TS Trần Chí Cường - Giám đốc Bv Đột quỵ và Tim mạch Cần Thơ dịp tháng Tết số ca nhập viện liên quan tới tim mạch, đột quỵ tăng lên, trong đó đáng chú ý là đột quỵ.
TS Cường cho biết đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân N. V.A. 46 tuổi, làm nhân viên ngân hàng với mức thu nhập khủng. Sau nhiều ngày nhậu liên miên dịp Tết bệnh nhân bất ngờ bị hôn mê. Khi vào viện bác sĩ chụp não phát hiện xuất huyết não với lượng máu lớn. Các bác sĩ đa không thể cứu được người bệnh.
TS Cường khuyến cáo ngày Tết, sau Tết cuộc sống sinh hoạt đảo lộn, thói quen ăn uống lệch lạc hơn ngày thường dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm. Với đột quỵ não, bác sĩ Cường cho biết nhiều người thường chủ quan hơn trong dịp Tết nên bệnh thường nặng hơn.
Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng máu đến nuôi dưỡng não rất ít hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não). Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Thực tế cho thấy những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp nguy cơ xảy ra đột quỵ tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần so với người bình thường.
Bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu tại bệnh viện.
Thủ phạm chính
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố chính gây ra đột quỵ, tuy nhiên tăng huyết áp lại gần như không có dấu hiệu nhận biết. Chính vì vậy mà nó còn được biết đến với tên gọi "kẻ giết người thầm lặng". Cách duy nhất để nhận biết bạn có bị tăng huyết áp hay không đó là thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có người thân cũng mắc bệnh tăng huyết áp.
Phòng ngừa đột quỵ do tăng huyết áp: Người mắc bệnh tăng huyết áp nên kiểm soát trị số huyết áp và khống chế huyết áp để đạt trị số huyết áp mục tiêu, dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên tùy theo tuổi tác, cơ địa, bệnh lý kèm theo... bác sĩ sẽ điều chỉnh trị số huyết áp cụ thể cho từng bệnh nhân. Mặt khác, người bệnh cũng chỉ nên sử dụng thuốc hạ huyết áp theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc, kể cả trong trường hợp đã thấy cơ thể khỏe mạnh hoặc chỉ số huyết áp đã trở về bình thường.
Đặc biệt những người bệnh tăng huyết áp cần được kiểm tra lipid máu định kỳ, bao gồm cholesterol toàn phần, LDL-C, triglycerid và HDL-C sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ. Nên kiểm tra định kỳ lượng lipid máu 1-3 tháng/lần. Đồng thời người bệnh cũng cần được xét nghiệm đường huyết và chức năng thận để đánh giá nguy cơ tim mạch vì nếu bệnh nhân tăng huyết áp có bệnh đái tháo đường hay suy thận thì nguy cơ dẫn đến đột quỵ càng cao.
Bên cạnh đó, lối sống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não. Một số yếu tố nguy cơ cần kiểm soát để phòng bệnh như sau: Không hút thuốc lá, thuốc lào. Hạn chế sử dụng đồ ăn có muối, sử dụng muối, duy trì cân nặng phù hợp
Vận động cơ thể đều đặn, tập thể dục 30-45 phút mỗi ngày. Giảm căng thẳng tâm thần vì stress gây tăng huyết áp và có thể gây ra đột quỵ. Ăn chế độ ăn giảm mỡ.
Bệnh tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm nhưng thường không có triệu chứng báo hiệu rõ ràng. Vì thế, người bệnh thường phát hiện khi bệnh đã có biến chứng, nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não. Do đó việc thăm khám và nhận định sớm bệnh tăng huyết áp rất quan trọng, nhất là các đối tượng đã có tiền sử bệnh lý cần đặc biệt chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ để hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ và để lại di chứng.
Bác sĩ Bạch Mai giật mình cách cứa tai chữa đột quỵ Phát hiện bố bị đột quỵ, người con trai luống cuống dùng dao cứa tai bố để nặn máu rồi dùng kim chích đầu ngón tay. Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận 35-40 bệnh nhân từ khắp các tỉnh chuyển đến. Trong số này có rất ít bệnh nhân đến kịp trong khung giờ vàng, rất nhiều...