Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng giảm 30% mức phí từ ngày mai, 12.8
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam ( Vidifi) cho biết, từ ngày mai, 12.8, sẽ chính thức giảm 30% mức phí sử dụng đường bộ.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng sẽ giảm 30% mức phí từ ngày mai, 12.8. ẢNH NGỌC THẮNG
Theo Vidifi, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương đã lập các chốt kiểm soát, dẫn đến ùn tắc kéo dài trên một số QL, trong đó có QL5.
Để chia sẻ chi phí với các doanh nghiệp vận tải và thu hút phương tiện chuyển hướng lưu thông sang cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, giảm ùn tắc trên QL5, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu, Vidifi sẽ giảm giá dịch vụ sử dụng đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Video đang HOT
Cụ thể, giảm 30% giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đối với các phương tiện loại 2 đến loại 5, áp dụng từ 0 giờ ngày 12.8.
Theo ông Trần Anh Tú, Tổng giám đốc Vidifi, hiện lượng xe và doanh thu trên toàn tuyến chỉ đạt 20% so với bình thường.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị Vidifi thực hiện giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Theo đó, đối tượng được giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là các phương tiện loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 sẽ được giảm 30% giá dịch vụ sử dụng đường bộ hiện đang áp dụng.
Thời gian thực hiện giảm giá trong vòng 1 tháng, kể từ 0 giờ 00 phút ngày 12.8 đến 24 giờ ngày 11.9. Doanh thu thu phí thực tế sau khi giảm giá sẽ được cập nhật trong phương án tài chính của dự án.
Mức giảm giá cụ thể như sau:
TP Hồ Chí Minh nghiên cứu tổ chức lại các điểm bán hàng tại chợ truyền thống
UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị Sở Công Thương khẩn trương cùng các địa phương nghiên cứu tổ chức lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc hình thành các điểm bán nhỏ để cung ứng các mặt hàng tươi sống.
Ngày 9/8, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng đã ký văn bản 2653/UBND-KT gửi các đơn vị về tăng cường thực hiện nghiêm các giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố.
TP Hồ Chí Minh tăng cường các điểm bán hàng lương thực thực phẩm để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Theo đánh giá của UBND TP Hồ Chí Minh, vừa qua, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đã triển khai nhiều phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho người dân được ổn định, không bị đứt gãy chuỗi, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Tuy nhiên, để tăng cường các giải pháp trong cung ứng hàng hoá, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn, lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị Sở Công Thương khẩn trương cùng các địa phương nghiên cứu tổ chức lại các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc hình thành các điểm bán nhỏ cung ứng mặt hàng tươi sống; đồng thời tiếp tục triển khai chương trình bình ổn thị trường, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn cung ứng để bình ổn thị trường cho thành phố.
Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng cần phối hợp với các địa phương tổ chức điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống; tăng cường bán hàng lưu động, bổ sung bán mặt hàng thực phẩm tươi sống cho các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng tiện lợi và cập nhật hoạt động bán hàng trực tuyến để gia tăng điểm mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện công tác tổ chức hoạt động chợ truyền thống và các điểm cung ứng hàng hóa trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch; thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hàng hóa thiết yếu; chủ động phối hợp với các sở, ban ngành kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp...
Đối với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo về việc tổ chức chợ truyền thống hoạt động trở lại trong điều kiện đảm bảo an toàn. Các địa phương tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh việc triển khai thực hiện "phiếu mua hàng" hiệu quả, phù hợp với năng lực cung ứng hàng hóa của hệ thống phân phối.
Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng khi người dân đến mua sắm, đảm bảo kiểm soát tình trạng tập trung đông người tại các điểm bán, hạn chế người dân ra đường khi không cần thiết. Các địa phương cần phối hợp sở, ngành liên quan theo dõi nắm chắc diễn biến thị trường, thông tin và phối hợp xử lý kịp thời khi có dấu hiệu khan hiếm hàng hóa, không để tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến trên địa bàn...
Ngoài ra, các hệ thống phân phối như siêu thị Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, Lotte, Aeon, MM Mega Market, BigC, Emart... cần nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương đánh giá nhu cầu, tiếp tục gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng; đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu.
TP.HCM mở bán lại lương thực, thực phẩm tại chợ truyền thống UBND TP.HCM chỉ đạo Sở Công thương cùng các địa phương nghiên cứu giải pháp tổ chức các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại những chợ truyền thống đang tạm ngưng hoạt động hoặc các địa điểm, mặt bằng trống tại khu vực lân cận. Nhiều chợ truyền thống ở TP.HCM được khôi phục hoạt động - Ảnh: N.TRÍ Sáng...