Cao tốc Bắc – Nam: Tiền đã bố trí, phải quyết tâm có sản phẩm!
“Bộ GTVT phải coi việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Dự án đã được đưa vào Nghị quyết, tiền cũng đã bố trí thì phải quyết tâm có sản phẩm” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Sáng nay (25/12), tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá, năm 2021 Bộ GTVT là một trong những Bộ, ngành hoàn thành xuất sắc công tác xây dựng quy hoạch. Ngành GTVT không kể đêm hôm, thực hiện một quy trình bài bản hoàn thành xuất sắc 5 quy hoạch chuyên ngành, đồng thời cùng lúc, tạo tiền đề thu hút được đầu tư, góp phần thực hiện hiệu quả các chiến lược dài hơi. Đây là cơ sở quan trọng hiện thực hóa mục tiêu đột phá hạ tầng giao thông mà Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng đã đề ra.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng đánh giá, trong 6 tháng cuối năm 2021, Bộ GTVT đã triển khai hiệu quả hai việc lớn mà Trung ương, Chính phủ quan tâm, gồm: Xây dựng đề án phát triển đường cao tốc đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 làm cơ sở cho công tác chuẩn bị nguồn lực có thể thực hiện sớm. Cùng đó, Đề án đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 cũng được hoàn thiện.
“Nếu không tập trung cao trong xây dựng quy hoạch cao tốc đến 2030 thì Bộ GTVT khó có thể kịp thời xác định nguồn vốn đầu tư, đề xuất Chính phủ đưa vào Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội hậu Covid-19, đảm bảo tiến độ đầu tư trong điều kiện thu hút nguồn vốn PPP vào các dự án đang gặp nhiều khó khăn” – Phó Thủ tướng nói.
Kết thúc năm 2021, trải qua gần 20 năm, khoảng 1.200 km đường cao tốc đã được hoàn thành. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam có 3.000 km đường cao tốc là thách thức lớn. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã nhận diện và triển khai sớm các phương án đầu tư để chủ động chuẩn bị nguồn lực, đảm bảo tính khả thi. Theo Phó Thủ tướng, Bộ GTVT phải xây dựng được “đường găng” bảo đảm cuối năm 2022 toàn bộ 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phải được khởi công để có thể khánh thành, đưa vào khai thác năm 2024 – 2025.
Video đang HOT
“Nếu không có thay đổi lớn, quyết tâm lớn sẽ không hoàn thành được dù có tiền, nên cần có giải pháp cụ thể. Vướng gì trình Chính phủ, Quốc hội để thông suốt toàn tuyến cao tốc Bắc – Nam theo đúng Nghị quyết đã đề ra. Bộ GTVT phải coi việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong năm 2022. Dự án đã được đưa vào nghị quyết, tiền cũng đã bố trí thì phải quyết tâm có sản phẩm” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của Bộ GTVT.
Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chú trọng các dự án đầu tư trọng điểm lĩnh vực hàng không như: Sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Nội Bài; khởi công theo quy hoạch các cảng hàng không: Điện Biên, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết, Côn Đảo,…
Đối với đường sắt, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung vào 3 việc chính: Nghiên cứu đề xuất bổ sung các tuyến mới (TPHCM – Cần Thơ – Cà Mau), tuyến sang biên giới Campuchia, Lào; bảo dưỡng hạ tầng hiện hữu, đảm bảo an toàn và phối hợp cùng các Bộ, ngành sớm trình đề án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao.
Tổ chức hoạt động vận tải trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT phải thường xuyên nắm bắt tình hình, chủ động kế hoạch, kịch bản thích ứng phù hợp, bảo đảm lưu thông hàng hóa.
Các lĩnh vực hàng không, đường bộ, đường sắt khi phục hồi các tuyến vận tải phải nắm chắc tình hình, phối hợp Bộ Y tế triển khai đồng bộ các giải pháp. Đặc biệt, khi phục hồi các tuyến bay phải có sự rà soát nhân lực, đánh giá chất lượng hoạt động các thiết bị sau thời gian dài nghỉ dịch.
Chất vấn Chủ tịch Hà Nội nhiều vấn đề "nóng" vào tuần tới
Tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội (HĐND) diễn ra vào tuần tới, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh sẽ trực tiếp trả lời chất vấn nhiều nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội....
Sáng 4/12, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo thông tin về một số nội dung tại kỳ họp thứ 3, khóa XVI.
Theo ông Trương Việt Dũng - Chánh Văn phòng HĐND TP Hà Nội, kỳ họp này dự kiến diễn ra từ ngày 7/12 - 10/12. Đây là kỳ họp thường kỳ cuối năm của HĐND thành phố, đã và đang được chuẩn bị kỹ lưỡng chi tiết, cụ thể các nội dung.
Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên phát biểu tại cuộc họp báo sáng 4/12 (Ảnh: Nguyễn Trường).
Cũng tại kỳ họp, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2021; quyết định phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thu, chi ngân sách năm 2022 của TP và một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Dự kiến, kỳ họp sẽ xem xét thông qua 42 nội dung, gồm 22 báo cáo và 20 tờ trình, dự thảo Nghị quyết về các nội dung như: Chế độ hỗ trợ đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND và công chức phường nghỉ công tác do thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP; việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố trên địa bàn TP năm 2021; chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025...
Về chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, Trưởng ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân cho biết, thời gian qua giao thông Thủ đô đã có chuyển biến tích cực, đã khắc phục các điểm đen giao thông, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế. Năm 2021, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và nhiều yếu tố khách quan khác nên chỉ đạt trên 15%, không đạt chỉ tiêu đã đề ra.
Trưởng ban Đô thị Nguyễn Nguyên Quân cho biết, năm 2021, tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng trên địa bàn thành phố đã không đạt chỉ tiêu đề ra (Ảnh: Nguyễn Trường).
Với chương trình mục tiêu lần này, UBND TP cho biết, để nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng giao thông thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và bảo trì bảo dưỡng hạ tầng cũng hết sức quan trọng. Chương trình cũng đề ra 10 nhóm nhiệm vụ giải pháp. Qua thẩm tra, Ban đô thị nhận định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và HĐND TP sẽ tiến hành thảo luận.
"Hi vọng nếu chương trình được thông qua sẽ giải quyết các vấn đề về giao thông một cách tốt nhất trong khả năng của thành phố"- ông Quân nói.
Phát biểu kết luận tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quý Tiên cho biết, nội dung kỳ họp cuối năm tới đây rất quan trọng, là kỳ họp đánh giá kết quả thực hiện trong một năm. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra giải pháp, nhiệm vụ, chỉ tiêu cho năm 2022, làm căn cứ, cơ sở để các ngành, các cấp tổ chức thực hiện trong năm 2022, đồng thời cũng là lúc nhìn nhận đánh giá ưu, nhược điểm năm 2021 để khắc phục.
Tại kỳ họp này, HĐND cũng xem xét một số cơ chế, chính sách, đề án mang tính chất trung hạn, dài hạn như phát triển kinh tế, tiến độ thực hiện các dự án, đề án liên quan đến việc giảm thiểu ùn tắc giao thông; cơ chế cán bộ...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ trực tiếp trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3. HĐND cũng dành ra một ngày để thảo luận, một ngày thực hiện phiên chất vấn, trong đó có một số nội dung quan trọng cần phải làm rõ để tạo mục đích phát triển, hoạt động hiệu quả hơn trong năm 2022.
"Đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 sẽ có phiên thảo luận, chất vấn trong đó đặc biệt chú ý, làm rõ hơn việc sắp tới thích ứng linh hoạt với tình hình mới thì giải pháp sẽ thế nào để vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch. Đồng thời, HĐND sẽ thảo luận về các chính sách nhằm hỗ trợ với người dân, doanh nghiệp tháo gỡ sản xuất kinh doanh..." - ông Tiên nhấn mạnh.
Quy hoạch vận tải đồng bộ, cân bằng Thời gian gần đây, 4 quy hoạch chuyên ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải gồm: Đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã công bố rộng rãi. Đây là những quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được hoàn thành, giúp định hướng để các loại hình vận tải phát triển...