Cao tốc Bắc-Nam đang bị khan hiếm về nguồn vật liệu xây dựng
Một số dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đang gặp thực trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng và đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công, hoàn thành công trình này.
Khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng và giải phóng mặt bằng đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công của dự án cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Liên quan đến các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, Bộ Giao thông Vận tải vừa có yêu cầu các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án cần khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng , công trình hạ tầng kỹ thuật,… để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án bám sát tình hình thực hiện; thường xuyên làm việc với các địa phương, xây dựng kế hoạch để lãnh đạo Bộ làm việc với các địa phương về dự án; cử cán bộ kỹ thuật bám sát hiện trường chỉ đạo tư vấn giám sát, nhà thầu quản lý chặt chẽ chất lượng công trình với quan điểm tiến độ là quan trọng nhưng chất lượng là hàng đầu.
Với dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 có tổng chiều dài 63,3km, thời gian hoàn thành vào năm 2022, theo ông Lương Văn Long, Giám đốc điều hành dự án (Ban Quản lý dự án Thăng Long – đại diện chủ đầu tư), khi triển khai thi công đã phát sinh tình trạng nhiều mỏ vật liệu, bãi đổ thải không thích hợp, không như số liệu khảo sát bước thiết kế kỹ thuật như đã hết hạn khai thác, chưa được quy hoạch, đã hết trữ lượng, trữ lượng còn lại ít… đã ảnh hưởng đến công tác thi công, tiến độ hoàn thành dự án.
Video đang HOT
Là một trong các đơn vị tư vấn tham gia thiết kế kỹ thuật cao tốc Bắc-Nam, đại diện Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông Vận tải (TEDI) cho biết theo quy định, trước khi các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam tổ chức đấu thầu xây lắp đều được khảo sát kỹ lưỡng, trong đó có việc khảo sát, xác định các mỏ vật liệu phục vụ thi công.
Về quy trình, các đơn vị tư vấn sẽ đi thu thập số liệu để xác định số lượng mỏ (cả mỏ đang khai thác và mỏ có trong quy hoạch nhưng chưa khai thác), trữ lượng mỏ có thể cung cấp nguồn đất đắp cho dự án trên cơ sở pháp lý là quy hoạch mỏ của chính quyền địa phương.
Tiếp theo, tư vấn sẽ tiến hành lấy mẫu để xác định chất lượng, khả năng vận chuyển, rồi tổng hợp để đưa vào hồ sơ các mỏ đất, sau đó xin ý kiến thống nhất của chính quyền địa phương.
Vì thế, phía TEDI cho rằng về nguyên tắc khi triển khai dự án, các nhà thầu đã có sẵn các mỏ vật liệu để làm, không lo thiếu. Tuy nhiên, thực trạng này đang tồn tại ở nhiều dự án cao tốc Bắc-Nam đang triển khai và các chủ đầu tư, nhà thầu đã có kiến nghị tới Bộ Giao thông Vận tải và địa phương nhằm giải quyết khó khăn này để dự án hoàn thành đúng tiến độ./.
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đang triển khai đến đâu?
Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật dự án cao tốc Cam Lâm -Vĩnh Hảo qua Ninh Thuận đã cơ bản hoàn thành.
Đoàn công tác Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kiểm tra hiện trường GPMB cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo vào cuối tháng 1/2021.
Ngày 27/2, thông tin với PV Báo Giao thông , ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Ninh Thuận cho biết: Tính đến ngày 22/2, tỉnh Ninh Thuận đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với tổng số hộ là 1.224/1.229 hộ (còn 5 hộ chưa phê duyệt thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn), đạt tỷ lệ 99,6%.
Đã tổ chức chi trả tiền cho các hộ dân với tổng số hộ đã nhận tiền bồi thường là 1.199/1.224 hộ, đạt tỷ lệ 98%. Các khu tái định cư đã thi công hoàn thành, UBND các huyện đang triển khai công tác bốc thăm giao đất cho các hộ dân. Chi trả bồi thường cho 1.195 hộ/1.224 hộ, đạt tỷ lệ 99,6% (còn 29 hộ chưa nhận tiền bồi thường).
Liên quan công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, viễn thông), hiện nay, hầu hết các công trình đã hoàn thành việc thi công di dời ra khỏi phạm vi thi công dự án đường cao tốc.
Riêng một số vị trí phải chờ hào kỹ thuật của đường cao tốc sẽ tiến hành thi công song song với việc thi công các hào kỹ thuật của đường cao tốc.
Theo Sở GTVT Ninh Thuận các khu tái định cư dự án cao tốc đã thi công hoàn thành hạ tầng, đang bốc thăm giao đất cho người dân vào ở.
Vị trí giao cắt giữa tuyến đường dây 22Kv phục vụ công tác vận hành đường ống kênh chính thuộc dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ với đường cao tốc đoạn qua huyện Bác Ái phải chờ ý kiến của Bộ GTVT và Bộ NN&PTNT.
Hiện nay công tác GPMB, tái định cư và di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật ra khỏi phạm vi thi công cơ bản đã hoàn thành.
"Trong thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Nhà đầu tư, Ban QLDA 85 và các huyện trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của tỉnh trong quá trình triển khai thi công dự án", ông Vinh cho hay.
Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo có chiều dài toàn tuyến 78,5km. Trong đó đoạn qua tỉnh Ninh Thuận có chiều dài khoảng 61,5km. Dự án có quy mô dự án có 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 - 120 km/h, chiều rộng nền đường 32 - 33m.
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Thạch - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng 194 được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Bộ Giao thông giục tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam Khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại tại 11 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam khoảng 10%. Bộ GTVT cho rằng nếu không đẩy nhanh tiến độ, khó hoàn thành trong quý III. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết công tác giải phóng mặt bằng cho...