“Cao thủ Vovinam” làm Chủ tịch Gỗ Trường Thành, hồi sinh lại “ông trùm”
Ngay trước thềm phiên họp thường niên ĐHĐCĐ Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT tập đoàn này. Doanh nhân Mai Hữu Tín là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới.
Phiên giao dịch hôm qua (11/6), các chỉ số diễn biến giằng co quanh mức tham chiếu, đặc biệt rung lắc mạnh xảy ra tại HNX-Index và kết phiên, hai chỉ số chính đều trong trạng thái giảm.
Cụ thể, VN-Index mất 0,83 điểm tương ứng 0,09% còn 962,07 điểm còn HNX-Index giảm nhẹ 0,04 điểm tương ứng 0,04% còn 103,95 điểm.
Tương quan số mã tăng – giảm cũng cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể. Có 288 mã giảm, 33 mã giảm sàn trên toàn thị trường thì chiều ngược lại cũng có 286 mã tăng và 39 mã tăng trần.
Thanh khoản trên toàn thị trường nhìn chung vẫn vô cùng èo uột. Tổng khối lượng giao dịch tại HSX đạt 136,37 triệu cổ phiếu tương ứng 3.178,06 tỷ đồng và trên HNX là 21,17 triệu cổ phiếu tương ứng 227,98 tỷ đồng.
Hôm qua, SAB cho thấy sự ảnh hưởng chi phối của mã này đối với chỉ số. Chỉ riêng mức giảm tại mã này đã khiến VN-Index bị sụt mất 1,11 điểm. Cùng với đó, VNM, VIC cũng tác động mạnh, át cả ảnh hưởng tích cực của VCB, TPB, GAS… khiến VN-Index mất điểm cuối phiên chiều.
Ông Mai Hữu Tín
Cổ phiếu TTF của Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành hôm qua bất ngờ giảm khá mạnh, mất 0,96% còn 3.100 đồng/cổ phiếu trong khi khối lượng giao dịch đạt gấp đôi so với phiên trước đó.
Trong một động thái mới nhất, TTF đã ra quyết định miễn nhiệm tư cách Chủ tịch HĐQT đối với ông Hồ Anh Dũng theo đơn từ nhiệm ngày 7/6 và theo đó, ông Dũng cũng sẽ thôi làm thành viên HĐQT Gỗ Trường Thành.
Được biết, vào cuối tháng 3 vừa rồi, ông Dũng đã được bầu làm thành viên HĐQT của CTCP SAM Holdings (mã SAM).
Video đang HOT
Đồng thời, Gỗ Trường Thành cũng thông qua việc bầu ông Mai Hữu Tín, Phó chủ tịch HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch thay ông Hồ Anh Dũng. Ông Mai Hữu Tín cũng thôi đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc.
Thay vào các vị trí mà ông Mai Hữu Tín để lại, TTF sẽ bầu mới ông Vũ Xuân Dương làm Phó Chủ tịch HDQT và ông Nguyễn Trọng Hiếu đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc công ty. Cả ông Dương và ông Hiếu đều đang là Thành viên HĐQT TTF.
Bên cạnh đó, TTF còn miễn nhiệm Thành viên HĐQT với ông Vũ Tuấn Hoàng theo đơn từ nhiệm ngày 7/6 và bầu bổ sung ông Võ Quốc Lợi (con trai ông bầu Võ Quốc Thắng) và ông Lê Văn Minh (Giám đốc tài chính TTF) thay thế.
Biến động nhân sự tại TTF diễn ra ngay trước thềm họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của doanh nghiệp này. Theo kế hoạch, tập đoàn này sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên vào chiều 24/6/2019 tại hội trường của Công ty CP Sứ Thiên Thanh (tỉnh Bình Dương).
Vừa rồi, TTF đã phát hành xong 96,6 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi cổ phần Sứ Thiên Thanh và tăng vốn điều lệ lên 3.112 tỷ đồng. Sau khi hoán đổi, nhóm cổ đông từ Đồng Tâm Group sở hữu ít nhất hơn 17,3% vốn điều lệ TTF.
Ông Mai Hữu Tín sinh năm 1969, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh trường ĐH chuyên ngành Nam California (Mỹ). Ngoài cương vị lãnh đạo tại Gỗ Trường Thành, ông Mai Hữu Tín còn là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kiên Long, Chủ tịch Kiêm Tổng giám đốc U&I Group, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá XII, XIII.
Ông là Phó Chủ tịch Trung Ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ), Chủ tịch Liên Đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.
Rất thú vị, ông Tín còn từng là môn sinh Vovinam và từng giành chức vô địch toàn quốc năm 1986. Hiện ông là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới.
Theo nhận định của VDSC, thị trường tiếp tục có sự giằng co, rung lắc tại vùng kháng cự mạnh. Dòng tiền trên thị trường vẫn đang khá ổn định và có xu hướng tập trung hơn vào các cổ phiếu vừa và nhỏ có câu chuyện riêng. Các cổ phiếu Bluechip dường như kém hấp dẫn trong ngắn hạn khi mà kỳ cơ cấu ETF đang tới gần.
Trong khi đó, BVSC cho rằng, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực từ vùng kháng cự 965-968 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Thị trường nhiều khả năng sẽ vẫn có diễn biến giằng co, điều chỉnh nhẹ với các nhịp tăng giảm đan xen trong phiên tiếp theo. Vùng hỗ trợ của chỉ số dự kiến nằm tại vùng 955-958 điểm.
Trong kịch bản tích cực, vùng 965-968 điểm bị chinh phục thì thị trường sẽ kéo dài nhịp hồi phục với thử thách tại vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 977-983 điểm trong ngắn hạn. Đây cũng là vùng điểm được chúng tôi đánh giá có khả năng khiến thị trường đảo chiều giảm điểm trở lại.
Theo Dân trí
Khối ngoại tập trung bán bluechip trong phiên khởi sắc 7/6
Trong khi lực cầu trong nước tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip, tạo động lực cho thị trường bật cao, thì khối ngoại lại tranh thủ chốt lời các mã này.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 18,54 triệu đơn vị, giá trị 556,16 tỷ đồng, tăng 22,2% về lượng nhưng giảm 16,15% về giá trị so với phiên trước.
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 12,02 triệu đơn vị, giá trị 540,98 tỷ đồng, giảm 9,38% về lượng và 24,37% về giá trị so với phiên trước.
Qua đó, khối ngoại đã mua ròng 6,52 triệu đơn vị, tăng mạnh gấp hơn 2,4 lần so với phiên trước đó; giá trị mua ròng tương ứng 15,18 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 52,02 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại tiếp tục tập trung mua chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với khối lượng mua ròng 9,68 triệu đơn vị, giá trị 138,89 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 là VIC cách khá xa khi chỉ được mua ròng 10,96 tỷ đồng (93.950 đơn vị).
Trái lại, cổ phiếu GAS bị bán ròng mạnh nhất về giá trị đạt 39,14 tỷ đồng, tương đương khối lượng 390.050 đơn vị.
Trong khi đó, HPG vẫn dẫn đầu danh mục bị bán ròng về khối lượng đạt 1,37 triệu đơn vị, giá trị 31,4 tỷ đồng. Tiếp đó, VNM bị bán ròng hơn 30 tỷ đồng, NBB với 25,31 tỷ đồng, VCB với 20,9 tỷ đồng, PVD với hơn 11 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào 133.500 đơn vị, giá trị 1,71 tỷ đồng, tăng 77,22% về lượng và 101,17% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 133.300 đơn vị, giá trị 2,52 tỷ đồng, cùng giảm hơn 44% về lượng và giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 200 đơn vị, trong khi phiên hôm qua bán ròng 166.470 đơn vị. Tổng giá trị là bán ròng 0,81 tỷ đồng, giảm mạnh gần 78% so với phiên trước.
Trong đó, khối ngoại mua ròng khá nhỏ giọt 35 mã, trong đó TNG dẫn đầu khi được mua ròng 20.500 đơn vị, giá trị mua ròng hơn 466 triệu đồng.
Trái lại, khối ngoại chỉ bán ròng 14 mã, trong đó, cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 36.600 đơn vị, giá trị đạt 814 triệu đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 650.140 đơn vị, giá trị 22,81 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,93% về lượng nhưng giảm 34,87% về giá trị so với phiên trước.
Ngược lại, khối này bán ra 543.300 đơn vị, giá trị 23,64 tỷ đồng, tăng 7,98% về lượng và 2,34% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã mua ròng 106.840 đơn vị, giảm 16,85% so với phiên trước; giá trị bán ròng 0,83 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 11,92 tỷ đồng.
Hôm nay, khối ngoại mua ròng 18 mã, trong đó GVR được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 211.100 đơn vị, giá trị 2,77 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2 vẫn là VTP được mua ròng 4.900 đơn vị, giá trị hơn 723 triệu đồng.
Trái lại, khối ngoại cũng bán ròng 14 mã, trong đó MPC bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng 91.700 đơn vị, giá trị 3,2 tỷ đồng. Tiếp đó là ACV bị bán ròng gần 1,38 tỷ đồng.
Tính chung trên cả 3 sàn trong phiên 7/6, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 6,7 triệu đơn vị, gấp hơn 3,6 lần so với phiên hôm qua; tổng giá trị mua ròng tương ứng 13,54 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó bán ròng 43,78 tỷ đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Xả mạnh bluechip, khối ngoại quay ra bán ròng nhẹ trong phiên 28/5 Mặc dù giao dịch nhà đầu tư nước ngoài sôi động hơn nhưng với việc xả mạnh các cổ phiếu bluechip như HPG, VHM, VIC, VRE, VNM..., khiến khối này quay ra bán ròng nhẹ trong phiên 28/5. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 19,24 triệu đơn vị, giá trị 800,98 tỷ đồng, tăng 99,78% về lượng và tăng 34,31% về giá...