Cao su Tây Ninh có thêm 1 cổ đông lớn pháp nhân là Sài Gòn TRC
Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG vừa tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu TRC của Công ty cổ phần cao su Tây Ninh và trở thành cổ đông lớn của công ty này.
Cao su Tây Ninh hiện đang quản lý khoảng 6.000 ha cao su
Trước khi thực hiện giao dịch mua vào, Sài Gòn VRG nắm giữ 1,456 triệu cổ phiếu TRC, tương ứng với tỷ lệ 4,85% cổ phần đang lưu hành.
Sau khi giao dịch mua vào, số cổ phiếu TRC do Sài Gòn VGR nắm giữ đã tăng lên hơn 1,877 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ nắm giữ là 6,26%.
Như vậy với sự xuất hiện của Sài Gòn VRG trong danh sách cổ đông lớn nắm giữ trên 5% cổ phần, Cao su Tây Ninh đã có 5 cổ đông lớn, trong đó có 3 cá nhân và 2 pháp nhân.
3 cá nhân có cổ phần nắm giữ trên 5% gồm ông Trần Công Kha, ông Lê Văn Chành và ông Trương Văn Minh.
Pháp nhân là cổ đông lớn ngoài Sài Gòn VRG còn có 1 tổ chức là America LLC.
Cao su Tây Ninh hiện có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 1.533 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 1.893 tỷ đồng.
Video đang HOT
Quý III/2019, Cao su Tây Ninh đạt doanh thu thuần 85,7 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 93,5 tỷ đồng); doanh thu thuần lũy kế 9 tháng là 217 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 236 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý III/2019 đạt 7,76 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 7,6 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 đạt 41 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 53 tỷ đồng).
Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh tiền thân là đồn điền cao su của Pháp, tháng 04/1975 được chuyển đổi thành Nông Trường Quốc doanh Cao su Tây Ninh.
Năm 1981, Nông Trường được nâng cấp lên thành Công ty lấy tên là Công ty cao su Tây Ninh, là doanh nghiệp nhà nước và từ ngày 28/12/2006, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh.
Diện tích khai thác của Công ty hiện nay khoảng 6.000ha. Doanh thu xuất khẩu chiếm 40% sản lượng công ty này.
Chí Tín
Theo Baodautu.vn
Tuần qua, khối ngoại tập trung xả bán cổ phiếu bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá hạn chế trong tuần đầu tiên của tháng 7 và chỉ mua ròng chưa tới 60 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đáng chú ý, trong khi cổ phiếu PLX được đẩy mạnh mua ròng trong từng phiên giao dịch, thì các mã bất động sản như PDR, VHM, VIC, NDN... lại bị xả bán mạnh.
Trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 2 phiên mua ròng và 3 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 8,29 triệu đơn vị, tăng mạnh so với tuần cuối tháng 6 chỉ bán ròng 622.510 đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 60,03 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 70% so với tuần trước đó.
Trong đó, khối này đã mua vào 57,94 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.481,06 đồng (cùng giảm hơn 13% cả về lượng và giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 66,23 triệu đơn vị, giá trị 2.421,03 tỷ đồng (giảm nhẹ 2% về lượng và 8,8% về giá trị so với tuần trước).
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 1 phiên bán ròng duy nhất ngày 2/7 và 4 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,11 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 22,04 tỷ đồng; trong khi tuần cuối tháng 6 mua ròng 1,03 triệu đơn vị, giá trị 11,79 tỷ đồng.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 2,94 triệu đơn vị, giá trị 53,25 tỷ đồng (tăng 7,36% về lượng và 20,56% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 5,05 triệu đơn vị, giá trị 75,29 tỷ đồng (tăng mạnh 195,49% về lượng và tăng 152,32% về giá trị so với tuần trước).
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 378.590 đơn vị, trong khi tuần trước đó mua ròng 1,79 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 18,36 tỷ đồng, giảm mạnh 85,48% so với tuần cuối tháng 6.
Trong đó, khối này đã mua vào 4,38 triệu đơn vị, giá trị 219,38 tỷ đồng (giảm 62,96% về lượng và 51,36% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 4,75 triệu đơn vị, giá trị 201,02 tỷ đồng (giảm 52,54% về lượng và 38% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 10,78 triệu đơn vị, trong khi tuần trước đó mua ròng gần 2,2 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 56,35 tỷ đồng, giảm mạnh 83,35% so với tuần trước (mua ròng 338,49 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PLX với khối lượng hơn 4,63 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 297,74 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng 4,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 65,26 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng 7,64 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 172,28 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, PDR bị bán ròng 3,67 triệu cổ phiếu, giá trị 101,16 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cặp đôi lớn nhà Vin là VIC và VHM cũng bị khối ngoại đẩy bán trong tuần qua, với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 69,27 tỷ đồng và 75,53 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất PVS với khối lượng 446.200 đơn vị, giá trị 10,44 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu NDN vẫn dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với khối lượng đạt 864.045 đơn vị, giá trị 13,91 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo, SHB bị bán ròng 411.600 cổ phiếu, giá trị 2,76 tỷ đồng; TNG bị bán ròng 304.400 cổ phiếu, giá trị 6,6 tỷ đồng; CEO bị bán ròng 297.000 cổ phiếu, giá trị 3,29 tỷ đồng; LAS bị bán ròng 290.000 cổ phiếu, giá trị 1,98 tỷ đồng...
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giải pháp đầu tư Alpha City thu hút giới đầu tư Hà Nội Chiều ngày 15/06/2019, sự kiện giới thiệu và tư vấn giải pháp đầu tư Alpha City giai đoạn 2 đã diễn ra tại khách sạn Metropole, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện có thể coi là cú "chào sân" ấn tượng, với sự đón nhận nồng nhiệt của giới đầu tư tầm cỡ của thủ đô. Tại sự kiện, đại diện cấp cao...