Cao su Bến Thành báo lãi đi ngang 211 tỷ đồng trong 9 tháng
Lãi sau thuế quý 3 của Cao su Bến Thành đạt 5,4 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ.
CTCP Cao su Bến Thành (BRC) kết thúc 9 tháng năm 2020 với doanh thu thuần và lãi sau thuế đạt gần 211 tỷ đồng và 16 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 1% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng quý 3, doanh thu thuần và giá vốn hàng bán lần lượt đạt hơn 67 tỷ đồng và 49 tỷ đồng, đồng loạt giảm 13% và 20% so cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt gần 19 tỷ đồng, tăng 9% so cùng kỳ.
Nguồn: BRC.
Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính ở mức 177 triệu và 467 triệu đồng. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm 234 triệu đồng.
Sau cùng, lãi sau thuế quý 3 của Công ty đạt 5,4 tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Công ty tăng 6% so cùng kỳ ở mức 285 tỷ đồng. Hàng tồn kho ghi nhận gần 75 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Nợ phải trả của Công ty cũng tăng 26% lên 82 tỷ đồng.
Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gấp đôi lên mức hơn 25 tỷ đồng. Được biết, toàn bộ khoản vay này Công ty dùng cho việc nhập nguyên liệu.
Tập đoàn TKV: Trả 9,2 tỷ tiền lãi vay mỗi ngày, lợi nhuận 'bốc hơi' 865 tỷ
TKV đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó đáng chú ý nhất là việc phải trả 9,2 tỷ đồng tiền lãi suất và lợi nhuận sau thuế "bốc hơi" 865 tỷ đồng.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa có báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2020. Đáng chú ý chính là việc lợi nhuận sau thuế 6 tháng của TKV "bốc hơi" 865 tỷ đồng, tương đương 43,6% so với 6 tháng đầu năm 2019. Nhưng điều TKV khiến nhiều người giật mình nhất lại là việc Tập đoàn phải "rút két" 9,2 tỷ đồng mỗi ngày để trả tiền lãi vay.
Trả 9,2 tỷ đồng tiền lãi mỗi ngày
Cũng như nhiều Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước khác, TKV sở hữu... những khoản nợ khổng lồ. Và đây là áp lực rất lớn với TKV. Nợ "khổng lồ" khiến TKV thường xuyên có mức lợi nhuận tương đương chi phí lãi vay.
Lãi lao dốc, nợ vay khủng khiến TKV mỗi ngày trả lãi hơn 9 tỷ đồng.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 của TKV tại thời điểm 30/6/2020, tổng nợ phải trả tại TKV lên tới 90.450 tỷ đồng, tăng 7.261 tỷ đồng, tương đương 8,7% so với thời điểm đầu năm nay. Nợ phải trả cao gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu của TKV.
Trong đó, nợ vay là con số rất lớn 55.365 tỷ đồng (21.765 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 33.600 tỷ đồng nợ dài hạn). Nợ dài hạn đang giảm đáng kể nhưng nợ ngắn hạn tăng vọt từ 16.009 tỷ đồng lên 21.765 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa áp lực trả nợ của TKV là rất lớn. Trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại TKV chỉ là con số rất nhỏ so với nợ: 3.654 tỷ đồng. Áp lực về thanh khoản tại TKV đang tăng lên.
Sở hữu khoản nợ khủng nên TKV phải gánh chịu chi phí lãi vay rất cao. Trong 6 tháng đầu năm nay, chi phí lãi vay dù giảm nhưng vẫn là con số rất lớn, lên đến 1.658 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa mỗi ngày TKV phải rút hầu bao hơn 9,2 tỷ đồng để trả tiền lãi ngân hàng.
Lợi nhuận "bốc hơi" 865 tỷ đồng
6 tháng đầu năm là khoảng thời gian đại dịch COVID-19 đang "hoành hành". Tuy nhiên, dường như TKV "miễn nhiễm" với COVID-19 khi mà doanh thu vẫn tăng trưởng nhẹ, tăng từ 57.037 tỷ đồng lên 57.462 tỷ đồng.
Bất chấp doanh thu tăng trưởng đáng kể, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của cả Tập đoàn TKV chỉ đạt 1.120 tỷ đồng, giảm 865 tỷ đồng, tương đương 43,6% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng này là giá vốn hàng bán tăng từ 47.287 tỷ đồng lên 49.661 tỷ đồng. Trong đó, giá vốn tất cả các mảng như kinh doanh than, sản xuất điện, kinh doanh vật liệu nổ, kinh doanh khoáng sản và hoạt động khác đều tăng đáng kể. Tăng mạnh nhất là giá vốn hàng bán kinh doanh than, tăng từ 32.312 tỷ đồng lên 36.015 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán tăng quá mạnh nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm của TKV giảm 1.838 tỷ đồng, tương đương 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, dù TKV đã thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng", giảm mạnh chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn "bốc hơi" 865 tỷ đồng.
"Oằn mình" vì công ty con
Lợi nhuận "lao dốc" một phần đến từ chi phí lãi vay quá cao, giá vốn hàng bán tăng mạnh, một phần đến từ việc TKV phải "oằn mình" gánh thua lỗ của công ty con.
Cụ thể, khoản lợi nhuận 1.120 tỷ đồng là của cả Tập đoàn (bao gồm công ty mẹ và các công ty con). Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 của công ty mẹ là 1.723 tỷ đồng. Như vậy, lãi hợp nhất tại TKV thấp hơn 603 tỷ đồng so với công ty mẹ. Điều đó có nghĩa các công ty con đã "đánh rơi" khoản lãi này.
Tuy nhiên, TKV không công bố tình trạng của các công ty con nên không rõ "thủ phạm" khiến TKV hao hụt lợi nhuận là đơn vị nào. Chỉ biết tại thời điểm cuối quý 2 năm nay, tổng số vốn TKV rót vào các công ty con là 16.043 tỷ đồng, vào công ty liên kết là 187 tỷ đồng.
Hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nghị quyết với nhiều chính sách mới được kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích lớn cho công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo. Theo đó, Chính phủ đưa ra nhiều nhóm giải pháp chính như: Tiếp tục chính...