Cao Minh Đạt hết ẩu đả vì con lại về nhà bạt tai luôn vợ cả ở Vua Bánh Mì bản Việt
Lại một tập phim Vua Bánh Mì nữa đầy kịch tính khi gia đình của ông Đạt (Cao Minh Đạt) đánh nhau từ đầu đến cuối.
Tập 9 của Vua Bánh Mì bản Việt lên sóng với những tình tiết đầy drama. Ông Đạt (Cao Minh Đạt) vì con mà đánh nhau, bà Khuê (Thân Thuý Hà) theo ngay sau lưng chồng đánh ghen tơi bời, cãi tay đôi với cả mẹ chồng.
Ông Đạt đến nhà bà Dung ăn cơm trưa
Sau khi đi tham quan nhà máy làm bánh, ông Đạt đưa con trai mình – bé Hữu Nguyện (Gia Bảo) về nhà thăm mẹ ruột. Tại đây, bà Dung ( Nhật Kim Anh) – mẹ ruột của Nguyện chuẩn bị một bữa cơm cho hai cha con cùng ăn. Trong khi cha mẹ gặp nhau, Nguyện tranh thủ đi gặp Lan Anh, một cô bé xinh xắn mà Nguyện đã thầm thích từ lâu.
Bỗng dưng cha của Lan Anh xuất hiện. Ông lao vào đánh đập Nguyện vì cho rằng cậu đang “dụ dỗ” Lan Anh. Hai người giằng co một hồi, Nguyện bị thất thế. Cậu bé sắp bị đánh cho nhừ tử thì ông Đạt xuất hiện, kịp thời giải cứu con trai. Một người vốn trầm tĩnh và có phần hơi kiêu căng như ông Đạt lại sẵn sàng lao vào một cuộc ẩu đả là điều đáng quý. Ông Đạt còn tự hào thừa nhận: “Tôi chính là cha của thằng nhỏ này!”.
Nguyện bị bố của Lan Anh đuổi đánh
Ông Đạt vì con mà ra tay ẩu đả
Sau khi cứu con, ông Đạt trở về làm việc, tạm thời cho Nguyện ở lại với mẹ vài hôm. Nhưng chẳng bao lâu sau, bà nội của Nguyện đã đến. Bà yêu cầu Dung cố gắng đừng gặp con trai mình nữa, vì tương lai của Nguyện, ông Đạt và gia đình của ông. Hai người phụ nữ đang nói chuyện, thì bà Khuê – vợ cả của ông Đạt lao tới.
Khuê lao tới, vội vã đánh ghen làm mất mặt mẹ chồng
Bà Khuê không tiếc lời sỉ vả tiểu tam, không thèm nể mặt mẹ chồng đang ngồi trước mặt. Bà Khuê càng chửi, bà Ngà càng nổi nóng. Gọi là đi đánh ghen, nhưng bà Khuê đứng cãi tay đôi với mẹ chồng còn nhiều hơn đánh tiểu tam.
Dung chỉ còn biết nghe Khuê chỉ trích
Mẹ con bà Khuê cãi nhau hăng tới mức, về đến tận nhà mà người phụ nữ này vẫn tức giận. Bà uống rất nhiều rượu, rồi kiếm chuyện cãi nhau tiếp với ông Đạt. Tới đây mới thấy, bà Khuê là người phụ nữ rất nóng tính và không bao giờ tiếc lời sỉ nhục thiên hạ. Chính mẹ chồng mình mà bà cũng không tha. Bà nặng lời mắng nhiếc mẹ chồng, tới mức ông Đạt không chịu nổi, bạt tai vợ một cái thì bà Khuê mới im lặng.
Không tiếc lời nói xấu mẹ chồng, Khuê bị ông Đạt tát cho lật mặt
Vua Bánh Mì cho tới nay vẫn chỉ toàn drama gia đình chứ vẫn chưa thấy vấn đề kịch tính liên quan đến bánh mì. Có lẽ phải trong vài tập phim nữa, tình tiết phim mới đi sâu vào trọng tâm hơn.
Vua Bánh Mì bản Việt tập 10 sẽ lên sóng lúc 20h ngày 02/10 trên kênh THVL1.
Vua Bánh Mì tập 8 lộ sạn siêu to: Cao Minh Đạt thao thao bất tuyệt về nguồn gốc bánh mì nhưng sai lý thuyết trầm trọng?
Vua Bánh Mì tập 8 chia sẻ về cội nguồn tình yêu của ông Đạt (Cao Minh Đạt) dành cho bánh mì nhưng hình như hơi... sai.
Tập 8 của phim truyền hình Vua Bánh Mì bản Việt xoay quanh hành trình ông Đạt (Cao Minh Đạt) dẫn các con mình là Hữu Nguyện và Gia Bảo đi tham quan xưởng bánh mì. Tiện thể, ông chia sẻ cho các con về cội nguồn tình yêu của mình dành cho bánh mì, tiếc rằng kỷ niệm tuổi trẻ của ông Đạt hoàn toàn... sai với lịch sử bánh mì ở Việt Nam.
Ông Đạt dẫn hai con đi tham quan xưởng bánh
Hai đứa con trai được ông Đạt dẫn tới xưởng bánh tham quan. Tại đây, người cha giới thiệu qua mọi khâu của việc làm bánh mì cho hai đứa trẻ, đồng thời dẫn các con đi tham quan vòng quanh xưởng làm bánh. Tới khu vực chứa bánh đặc biệt, ông giới thiệu với các con rằng đây là nơi chứa những ổ bánh được mang đi tặng cho các trại trẻ mồ côi, các tập thể cần sự giúp đỡ. Tới đây, Nguyện vô cùng ngưỡng mộ cha mình vì hành động cao cả. Cậu bé hiếu kỳ hỏi cha mình tại sao lại phải mang tặng bánh. Ông Đạt chia sẻ rằng: "Hồi chú còn nhỏ, nhà mình từng khổ sở vì nạn đói. Xung quanh, ai cũng đói khổ. Một người bạn thân của chú đã chết sau thời gian dài suy nhược vì đói. Thiếu gạo, nên suốt bao nhiêu năm dân mình phải ăn độn. Cho nên chú bắt đầu nghĩ tới việc làm bánh. Hồi đó, ổ bánh mì cứu đói phải làm sao để dân mình không còn đói nữa. Nhưng hết chiến tranh rồi, ổ bánh không còn để cứu đói nữa mà là để thưởng thức".
Nguyện rất ngưỡng mộ cha và cậu bé liên tục hỏi về hành động từ thiện của ông Đạt
Ông Đạt miên man kể về quá khứ của mình với nạn đói
Không biết ông Đạt đang sống ở vũ trụ nào nhưng đối với nước ta, bánh mì du nhập vào bởi người Pháp. Theo chuyên trang Văn Hiến, bánh mì được người Pháp du nhập vào nước ta vào năm 1859 - khi họ đô hộ Việt Nam. Lúc vừa vào Việt Nam, bánh mì có tên là "bánh mì baguette". Và bánh này được phục vụ cho người Pháp và dân cư ở các thành phố chứ không phải để cứu đói với những lý do sau:
Thứ nhất, bột mì để làm bánh không thể tự trồng ở Việt Nam mà phải được nhập về. Nước ta hồi đó trồng lúa gạo chứ không trồng được lúa mì - nguyên liệu làm bánh. Huống hồ, trong nạn đói ông Đạt đề cập, gạo còn không đủ cho người dân thì lấy đâu ra bột mì cho ông làm bánh? "Bánh mì cứu đói" là khái niệm hơi xa xỉ. Đối với việc cứu đói người Việt mà nói, số tiền bỏ ra để nhập bột mì về có thể mua được rất nhiều gạo nấu cơm ăn. Bánh mì có lẽ chỉ cứu được cơn đói của tầng lớp thượng lưu lúc bấy giờ chứ dân nghèo thì một bát cơm chỉ đáng giá có vài hào là quá đủ.
Thứ hai, là sự bất hợp lý trong logic làm bánh mì giai đoạn "hồi chú Đạt còn nhỏ". Những năm đầu khi bánh mì vào nước ta, cách duy nhất để sản xuất bánh mì là xây một cái lò bằng gạch. Để vận hành loại lò này và làm ra một ổ bánh mì, phải có nhiều thợ. Người hiểu rõ quy chế làm bánh, thợ kỹ thuật v.v... và vô số thiết bị cồng kềnh. Thế thì để duy trì lò làm bánh này, gia đình chủ phải rất giàu có. Nhưng đã giàu có như vậy thì nhà ông Đạt cần gì phải "khổ sở" vì nạn đói? Quy trình làm bánh một người chỉ đơn giản trong thế kỷ 21, khi người ta đã phát minh ra lò điện mà thôi. Lưu ý là mãi đến những năm 75 người ta mới phát minh ra lò điện, mà lúc đó thì đã chả còn nạn đói nữa.
Hình thức làm bánh mì một mình vô cùng tiện lợi, nhanh gọn này có được là nhờ vào phát minh hiện đại chứ ngày xưa không đơn giản thế này
Thứ ba, là sự vô lý trong cột mốc thời gian trong câu chuyện của ông Đạt. Nạn đói nước ta kết thúc năm 1945. Cho dù đó cũng là năm ông Đạt sinh ra thì tới nay ông đã... 75 tuổi, và đã biết làm bánh mì cứu đói từ lúc chưa biết đi? Nếu ông sinh ra trước nạn đói, thì có lẽ năm nay đã ngoài 80 mà điều này thì không phù hợp với ngoại hình của ông Đạt vào lúc này. Vậy "nạn đói" mà ông Đạt trải qua là ở đâu?
Dẫu sao thì ông Đạt vẫn rất đam mê với bánh mì và có lẽ ông chỉ "nhầm lẫn" với câu chuyện tuổi thơ của mình mà thôi. Xét cho cùng thì có mấy ai nhớ được chính xác thời thơ ấu của mình đâu?
Vua Bánh Mì bản Việt tập 9 lên sóng THVL1 vào lúc 20h ngày 01/10/2020.
Cao Minh Đạt múa may như lên đồng trước khi lăn vào bếp ở Vua Bánh Mì bản Việt tập 7 Có phải những động tác này là nghi thức giúp sản phẩm của Cao Minh Đạt trong Vua Bánh Mì bản Việt ngon hơn? Vua Bánh Mì tập 7 xoay quanh nỗi oan ức của Hữu Nguyện (Gia Bảo) khi bị anh chị em cùng nhà cô lập, hãm hại. Đặc biệt, cậu bé còn được chứng kiến màn làm bánh có 1...