Cao lầu, món ngon khó chối từ ở phố cổ Hội An
Theo CNN thì cao lầu chính là nét ẩm thực thú vị của Hội An và phố cổ là điểm đến hàng đầu của ẩm thực Việt Nam.
“Hội An là một thành phố du lịch độc đáo, ẩm thực ở đây cũng vậy” – CNN viết về Hội An như vậy vào ngày 25.9. Và trang báo này nói rằng “Cao lầu chính là món ăn đặc trưng thú vị của Hội An”.
Cao lầu là món ăn mang đậm sự giao thoa của 3 nền văn hóa Việt – Hoa – Nhật. Linh hồn của món ăn là sợi cao lầu làm từ bột gạo cũ (gạo để lâu) và nước giếng Bá Lễ (tương truyền rằng nước giếng cổ nghìn năm ở Hội An chứa nhiều khoáng chất) khiến sợi mì màu nâu, dai, chắc ngon hơn.
Chị Trịnh Diễm Vy, đầu bếp nổi tiếng ở Hội An cho biết rằng gạo làm cao lầu phải dài và đủ già để sợi mì được dai, không bị bở. Nước xay gạo làm cao lầu không phải dùng loại nước nào cũng được còn miếng bột sau khi thái sợi mỏng sẽ được hấp qua để có sắc vàng đặc trưng cùng độ dai lý tưởng.
Nguyên liệu làm nên món ăn đặc biệt này bao gồm: thịt heo nướng thái mỏng – gần giống với xá xíu của người Trung Quốc, thêm da heo hoặc cao lầu khô thái vuông chiên giòn – gợi nhắc lại thời Pháp thuộc và sợi mì dai vàng óng khá giống với mì udon Nhật Bản.
Sở dĩ, cao lầu có cách nấu “đa quốc gia” là bởi trước đây Hội An từng là thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây suốt thế kỷ 17-18. Vì thế ẩm thực ở đây là sự giao thoa hài hòa của nhiều nền văn hóa.
Ngoài sợi mì phải được làm từ gạo xay với nước giếng Bá Lễ thì nguyên liệu làm nên vị ngon của món cao lầu chính là món thịt xá xíu. Để xá xíu ngon người ta phải chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương để lâu cho đủ ngấm, rồi chiên vàng hai mặt trên lửa nhỏ, sau đó đổ nước ướp thịt vào sên cho đến khi miếng thịt thấm, nhưng nước vẫn không cạn hẳn. Nước thịt xíu được dùng làm nước xốt cho tô cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lầu thêm hương vị thơm người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Món ăn này sẽ thật hoàn hảo với rau cải con, giá trụng, rau thơm, rau quế…
Video đang HOT
Món cao lầu của đầu bếp Trịnh Diễm Vy – Ảnh: CNN
Cao lầu được bán rất phổ biến tại phố cổ. Bạn có thể tìm thấy món ăn này tại mọi ngõ ngách của Hội An, từ những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ cho đến một gánh hàng trong đêm.
Giữa khung cảnh yên bình của phố cổ du khách có thể thưởng thức nền văn hóa bản địa đặc sắc và khám phá kiến trúc cổ kính của vùng đất xứ Quảng này.
Đây không phải lần đầu tiên món cao lầu và Hội An được báo chí nước ngoài nhắc đến. Năm 2014, Huffington Post nói rằng món cao lầu ở Hội An là “kho tàng ẩm thực vĩ đại nhất của Việt Nam”. Còn với Hội An, hồi tháng 9, phố cổ được nhắc đến trong top 13 thành phố đẹp nhất châu Á. Hồi tháng 7, tạp chí Travel and Leisure bình chọn là thành phố du lịch tốt nhất thế giới năm 2019 với số điểm là 90,39 vượt qua cả Tokyo của Nhật Bản và Rome của Ý.
Theo Motthegioi
Giữa rừng "sơn trân hải vị", đâu là biểu tượng ẩm thực của Hội An?
CNN gần đây có một bài viết về Hội An, một di sản được UNESCO công nhận năm 1999 và cũng được coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam.
Được nhiều người coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam, Hội An mang tới một thực đơn các món ăn vô cùng đa dạng để thỏa mãn mọi cơn thèm của thực khách.
"Hội An là một thành phố độc đáo và thức ăn ở đây cũng độc đáo", Trinh Diem Vy, một đầu bếp nổi tiếng, tác giả các cuốn sách về ẩm thực và là chủ sở hữu của 9 nhà hàng ở Hội An nói.
"Có một chút hương vị châu Âu và một chút của châu Á nên mọi người đều có thể tìm thấy một hương vị quen thuộc với họ ở đây."
Cao lầu là một trong những món ăn đặc trưng của Hội An. Ảnh: CNN.
Là thương cảng sôi động từ thế kỷ 15 đến 19, kết nối phương Đông với châu Âu, cảnh quan Hội An - và ẩm thực nơi đây phản ánh một loạt các ảnh hưởng từ quá khứ.
Mặc dù Hội An có thể là một trong những điểm đến hàng đầu về ẩm thực trong cả nước, có một món ăn đặc biệt là biểu tượng của lịch sử phong phú và đa dạng của nơi này, đó chính là cao lầu. Mọi nguyên liệu của món ăn đều toát lên những giá trị đó như: thịt lợn nướng cắt lát mỏng - tương tự như món char siu của Trung Quốc.019
Bánh đa nướng, một lời gợi nhắc đến thời kì Hội An chịu ảnh hưởng của Pháp.
Mì gạo sợi mỏng mang một sự tương đồng mạnh mẽ với udon Nhật Bản.
"Món cao lầu trông có vẻ đơn giản nhưng tốn rất nhiều thời gian trong quá trình chế biến" - đầu bếp Vy cho biết.
Công thức chế biến của Vy - một bí mật gia đình được bảo vệ chặt chẽ - được truyền lại bởi cha mẹ cô, người đã mở một nhà hàng khi Vy lên 10 tuổi.
Một yếu tố khiến cao lầu của Vy nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh là mì, được làm từ đầu bằng cách sử dụng hỗn hợp gạo và nước - không riêng một loại gạo và nước nào.
"Gạo phải là hạt dài và đủ tháng để làm cho sợi mì chắc," Vy nói.
Nước được lấy từ một cái giếng cổ ở Hội An, được gọi là Giếng Bà Lê.
"Các khoáng chất từ nước cung cấp các yếu tố phù hợp cho kết cấu mì," Vy nhấn mạnh.
Gạo sau đó được ngâm, nghiền, trộn với nước giếng và nhào thành bột.
Sau đó, bột được cắt lát mỏng và hấp trên lửa để tạo cho mì có màu vàng độc đáo và vị tươi.
Khách du lịch có thể thử - hoặc học cách làm - một bát cao lầu thủ công tại Nhà hàng và Trường dạy nấu ăn của Vy.
Theo Toquoc
Bạch tuộc sống và những món ăn đặc trưng ở Hàn Quốc Bạch tuộc còn ngọ nguậy, cá dương vật hay cá đuối lên men bốc mùi khó chịu là những món đặc sản được yêu thích tại Hàn Quốc nhưng không phải ai cũng dám thử. Theo Zing