Cao huyết áp là “sát thủ” gây bệnh đột quỵ: Làm ngay 5 điều này để giảm huyết áp từ sớm
Căn bệnh cao huyết áp đã ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng và đang dần trẻ hóa theo độ tuổi. Được coi là sát thủ thầm lặng gây ra bệnh đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch, nên việc giảm huyết áp là mục tiêu ưu tiên trong điều trị cao huyết áp.
Để giảm huyết áp đúng cách, ngoài chế độ sinh hoạt khoa học thì còn cần tuân thủ một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe dưới đây.
Cao huyết áp là thủ phạm gây ra 82 nghìn ca tử vong do đột quỵ mỗi năm
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, chỉ tính riêng bệnh cao huyết áp do ăn thừa muối đã có 4,1 triệu người tử vong. Tại Việt Nam trong 2016, số liệu cho thấy có tới gần 82.000 trường hợp tử vong do đột quỵ, tai biến mạch máu não, đa số nguyên nhân đều là do cao huyết áp.
Do vậy, những phương pháp đơn giản với mục tiêu giảm huyết áp tốt hơn được các nhà khoa học, bác sĩ tổng kết trong bài viết này và đã được đăng trên tạp chí Reader’s Digest của Mỹ. Lưu ý những cách làm sau đây chỉ định cho người đang bị cao huyết áp.
1. Thở sâu và chậm rãi
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Melbourne và Đại học Macquarie tại Úc đã phát hiện ra rằng các nơ ron thần kinh kiểm soát hệ hô hấp cũng góp phần giữ cho huyết áp ổn định thông qua thần kinh giao cảm gửi tín hiệu đến tim và mạch máu.
HÍt sâu có thể giúp ổn định huyết áp, giảm huyết áp – Ảnh: Internet
Theo đó, những hoạt động thở sâu và chậm rãi sẽ giảm bớt nhịp đập của tim, giải phóng các hooc-môn tích cực trong cơ thể. Vì vậy, mỗi khi chúng ta căng thẳng trong công việc hay thi đấu thể thao, huyết áp sẽ tăng lên, vì vậy các chuyên gia đều khuyên hít thở sâu và thở ra bằng miệng. Phương pháp này là giải pháp hạ huyết áp hiệu quả mà chúng ta cần ghi nhớ.
2. Điều chỉnh tư thế ngồi, không ngồi vắt chéo chân
Huyết áp của bạn sẽ tăng nhẹ khi ngồi vắt chéo chân so với lúc để cả hai chân trên mặt sàn. Hiện tượng này xảy ra do lượng máu luân chuyển bị hạn chế nhưng đây không phải là vấn đề nghiêm trọng trừ khi bạn bị cao huyết áp hoặc tiểu đường. Do đó bạn cần tránh các tư thế ngồi làm việc xiên vẹo, hoặc ngồi 1 chỗ trong thời gian dài.
Video đang HOT
Giảm huyết áp bằng việc điều chỉnh tư thế ngồi, mục đích giúp máu lưu thông trở lại tốt hơn – Ảnh: Internet
Nếu tự nhiên thấy xây xẩm, chóng mặt, hãy từ từ điều chỉnh cơ thể lại ban đầu, tựa lưng vào ghế, chân đặt phẳng trên sàn, hít thở nhẹ nhàng và đượi cho máu lưu thông trở lại. Các bác sĩ khuyến cáo nên bố trí màn hình máy tính, điện thoại, chuột và các thiết bị ở vị trí phù hợp để ngồi làm việc thoải mái nhất. Bạn hãy điều chỉnh ghế để chân ở góc chuẩn, có thể dùng ghế nhỏ kê chân nếu cần.
Nữ hoàng Anh Elizabeth có kiểu ngồi duyên dáng và có lợi có sức khỏe: Chân không vắt chéo, cả hai bàn chân đặt trên sàn, lưng thẳng, mặt hướng thẳng về phía trước. Hiện nay, ở nhiều nước, hình thức bàn đứng để làm việc cũng được ưa chuộng.
Nếu khó bỏ thói quen vắt chéo chân, bạn nên đổi chân thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng không nên ngồi quá 30 phút, hãy đứng dậy đi lại. Ngoài ra đừng bỏ qua nghiên cứu về Những kiểu ngồi sai cách khiến cột sống bạn càng ngày càng tệ hơn.
3. Ăn sô-cô-la đen
Tác dụng giảm huyết áp trong socola đen đã được nhiều nhà khoa học công bố. Trong hạt cacao ( nguyên liệu chính làm ra socola) chứa rất nhiều chất flavanols chống oxy hóa, giảm huyết áp và cải thiện lượng máu lên não và tim
Ăn socola đen không chỉ giúp cải thiện tâm trạng mà còn rất tốt trong việc giảm huyết áp – Ảnh: Internet
Ngoài ra, chất theobromine cải thiện tâm trạng và giải tỏa căng thẳng, kết hợp với các bài tập thể dục sẽ cân bằng lại huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên, nên sử dụng 28 gram socola đen mỗi tuần để đạt hiệu quả cao nhất. Cách này sẽ làm giảm huyết áp thêm 2 mmHg so với bình thường.
4. Tập các bài tập cầm nắm
Các bài tập cầm nắm được coi là phương pháp giảm huyết áp hữu hiệu tại nhà. Phương pháp này đã được ghi nhận trong các tài liệu y học cổ Trung Quốc và được lan tỏa rộng lớn ngày nay.
Các bài tập cầm nắm được coi là phương pháp giảm huyết áp hữu hiệu tại nhà (Ảnh: Internet)
Người lớn khỏe mạnh thực hiện các bài tập nắm tay đơn giản 3 lần một tuần, mỗi lần 15 phút liên tục trong 3 tháng. Kết qua thu lại có thể giảm huyết áp tâm thu tới 10 mmHg.
- Bước 1: Thả lỏng toàn cơ thể, tay phải xòe thoải mái để trên bàn hoặc buông thõng
- Bước 2: Nắm chặt tay, giữ trong 5 giây rồi thả ra. Trong tay có thể nắm 1 trái bóng nhỏ để bóp
- Bước 3: Lặp đi lặp lại động tác này trong vòng 2 phút, sau đó nghỉ ngơi 2 phút
- Bước 4: Đổi sang tay đối diện làm tương tự, cứ như vậy cho đến 15-16 phút.
5. Bài tập giảm huyết áp cấp tốc cho người cao huyết áp
- Bước 1: Vuốt dọc hai vành tai 9-10 lần giúp thông khí huyết, điều hòa và kích thích các dây thần kinh giao cảm
- Bước 2: Vuốt dọc hai bên mũi xuống cánh mũi kích thích chất endorphine an thần, hạ huyết.
- Bước 3: Vuốt dọc hai chân mày đến thái dương khoảng 9-10 lần mỗi bên sẽ giải tỏa khí huyết, thông tắc huyết vùng trán
- Bước 4: Nằm xuống thư giãn hoặc tựa lưng vào ghế điều hòa hơi thở. Sau một lúc, huyết áp sẽ hạ xuống và trở về trạng thái bình thường
Những phương pháp đơn giản trên nếu thực hiện thường xuyên sẽ giúp huyết áp ổn định, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, tránh xa muối và chất kích thích sẽ giúp người cao huyết áp tránh xa nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não…
Các dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao đe dọa tính mạng
Đau ngực dữ dội, khó thở, co giật, buồn nôn và nôn... là các dấu hiệu nguy cấp của bệnh cao huyết áp.
Huyết áp cao là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Ở Anh, lượng người bị bệnh lên tới một phần tư dân số. Ở Việt Nam, 20% người trưởng thành bị cao huyết áp.
Tình trạng huyết áp tăng vọt còn có thể dẫn đến một số biến chứng chết người, bao gồm đột quỵ và đau tim.
Đây là bệnh lý mạn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Căn bệnh này bị coi là "kẻ giết người thầm lặng" vì diễn tiến không rõ ràng.
Đau đầu có thể là dấu hiệu của cao huyết áp. Ảnh minh họa: Healthline
Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng cảnh báo để bạn có cơ hội chữa trị.
"Đau ngực đột ngột, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một cơn tăng huyết áp dẫn tới nguy cơ tử vong", Trung tâm Y tế Mayo Clinic (Mỹ) đánh giá.
Một số bệnh nhân cho biết họ bị đau nhức đầu cũng như buồn nôn và nôn. Nhiều người có cảm giác lo lắng không lý do kết hợp khó thở.
Trong những trường hợp xấu nhất, cao huyết áp thậm chí dẫn đến co giật hoặc mất phản xạ.
Huyết áp quá cao có khả năng gây tổn thương mạch máu và các cơ quan thiết yếu trong cơ thể.
Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn đang có nguy cơ bị huyết áp cao. Bạn nên vào bệnh viện ngay để tránh các biến chứng khác.
Một người bị huyết áp cao khi huyết áp tâm thu trên 180mmHg, huyết áp tâm trương trên 120mmHg, dẫn tới phá hủy mạch máu. Kết quả là tim có thể không thể bơm máu hiệu quả.
Điều quan trọng là những người bị tăng huyết áp phải xác định sớm tình trạng bệnh, vì nguy cơ dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác.
Tất cả người lớn trên 40 tuổi nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Bạn có thể giảm nguy cơ huyết áp cao bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
Vợ về giường phát hiện chồng ngừng hô hấp, mạch đập yếu, đến bệnh viện khám được chẩn đoán căn bệnh này Sau khi xem một bộ phim truyền hình đến khuya, cô Diệu trở về giường phát hiện chồng không ngủ ngáy như thường lệ. Hóa ra anh bị nhồi máu cơ tim. Mới đây, y tá Lâm Đình, khoa cấp cứu, bệnh viện Pojen General Hospital, Đài Loan, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam may mắn thoát chết do nhồi...