Cáo buộc Nga dùng bom chùm hủy diệt tại Syria
Khi đồn đoán về việc Nga dùng bom chùm tại Syria chưa có lời giải thì lại xuất hiện hình ảnh được cho là Moscow dùng vũ khí cấm này.
Mới đây nhất là hôm 9/11, trên các trang mạng xã hội đăng tải được cho rằng máy bay Nga thả bom chùm có sức công phá ghê gớm vào căn cứ của phiến quân IS ở vùng ngoại ô thủ đô Damascus của Syria.
Dù đoạn video này chưa được xác thực nhưng nó tiếp tục dấy lên nghi vấn Nga dùng loại vũ khí cấm này tại Syria để tấn công IS sau nhiều đồn đoán trước đó.
Cụ thể, truyền thông phương Tây cho rằng dù sở hữu sức mạnh “ hủy diệt” nhưng hệ thống TOS (Nga đang dùng tại Syria) vẫn chưa thấm tháp vào đâu bằng loại bom chùm đã được Nga sử dụng để tấn công IS tại Syria.
Khoảnh khắc trước khi quả bom chùm tiếp đất…
Theo đó, những cảnh quay đầy kịch tính trong video hôm 13/10 cho thấy cảnh hàng chục quả bom chùm được thả xuống từ máy bay và những đốm lửa đỏ rực phát sáng trên mặt đất, thổi tung những đám khói đen đặc lên bầu trời đêm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia chống khủng bố tại Viên Nghiên cứu Chiến tranh (Study of War), video này chưa được xác minh rõ ràng cũng như không thể khẳng định chắn chắn đây là các cuộc không kích của Nga tại Idlib – tỉnh miền Nam của Syria.
Nhưng theo tổ chức Human Right Watch (HRW), họ đã tìm thấy được một bằng chứng là một loại bom chùm tiên tiến do Nga chế tạo, sau một trận không kích vào ngôi làng Kafr Halab, phía tây nam Aleppo vào hôm 4/10, khu vực thuộc quyền kiểm soát của phiến quân nổi dậy Syria.
Video đang HOT
Và mục tiêu mặt đất bị hất tung bởi bom chùm.
HRW tuyên bố, quả bom đó đã được thả xuống từ các máy bay chiến đấu của Nga hoặc giao cho lực lượng không quân Syria, trong một phần chiến dịch chung của hai nước chống lại các phiến quân nổi dậy ở Syria.
Ông Nadim Houry, Phó giám đốc của HRW tại Trung Đông đã bày tỏ lo ngại rằng, rất có thể loại bom chùm đang được thả xuống Syria sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề về sau cho dân thường vô tội.
“Cả Nga và Syria không nên sử dụng bom chùm trong chiến đấu, họ nên tuân thủ đúng nguyên tắc của Liên Hợp Quốc đề ra”, ông Nadim Houry nhấn mạnh.
Được biết, bom chùm – loại vũ khí này đã bị Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế cấm sử dụng từ tháng 5/2008. Tuy nhiên, Nga, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Saudi Arabia và Israel đã từ chối tham gia.
Clip được cho là Nga dùng bom chùm tại Syria
Hòa Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Sốc: Gã khổng lồ Alibaba bị cáo buộc bán hàng hiệu nhái
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering (Pháp) với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Trước đó, Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) nộp đơn kiện Alibaba lên tòa án Manhattan (Mỹ) để đòi bồi thường vì Alibaba đã vi phạm luật bảo vệ nhãn hiệu và gian lận thương mại. Alibaba bị kiện với cáo buộc đã tạo điều kiện cho người khác sản xuất vàtiêu thụ hàng hiệu nhái mang các thương hiệu của Kering mà không được tập đoàn này cho phép.
Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) đã kiện Alibaba về việc tiếp tay tiêu thụ hàng nhái.
Hãng Kering cho biết trang web mua bán trực tiếp lớn nhất Trung Quốc Alibaba là nơi hàng giả, hàng nhái của các nhãn hiệu cao cấp được bày bán công khai với giá thấp hơn 60% giá gốc của hãng. Nghiêm trọng hơn nữa, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc còn sử dụng một số thuật toán trong công cụ tìm kiếm cho phép những loại hàng nhái này được ưu tiên xuất hiện hơn hàng thật.
Trước những cáo buộc trên, đại diện tập đoàn Alibaba thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma đã phản pháo lại và cho rằng việc kiện tụng của Kering là lãng phí.
Bob Christie - người phát của Alibaba - tuyên bố trong một thông báo: "Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với các nhãn hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chúng tôi đã làm rất tốt việc này. Thật không may là tập đoàn Kering đã chọn con đường kiện cáo lãng phí thay vì hợp tác theo cách mang tính chất xây dựng. Chúng tôi tin rằng đây là vụ kiện không có cơ sở và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng".
Trong vòng chưa đầy một năm, Kering đã hai lần đâm đơn kiện Alibaba. Tháng 7 năm ngoái, đơn kiện của tập đoàn này ngay lập tức bị rút lại trong khi các đơn vị của Kering làm việc để tìm ra một giải pháp hòa giải với Alibaba.
Những chiếc túi nhái được rao bán trên Alibaba.
Theo Kering, có hơn 2.000 chiếc túi nhái của Gucci được bán tràn lan trên Alibaba với giá từ 2 USD đến 100 USD trong khi một chiếc túi hàng thật được bày bán với giá khoảng 800 USD.
Chia sẻ về vấn đề này, tỷ phú Jack Ma đã phản pháo khá gay gắt. Ông cho biết: "Tôi thà thua kiện và mất tiền trong vụ kiện này còn hơn là mất đi phẩm giá và sự tôn trọng".
Jack Ma cũng bày tỏ sự thất vọng khi tập đoàn Kering chọn cách kiện tụng và đòi bồi thường thay vì hợp tác cùng Alibaba để đối phó với vấn nạn hàng giả.
Theo ông, Alibaba và Kering đang đi chung trên một con thuyền, họ cần hợp sức để chống lại kẻ thù hàng giả, chứ không nên quay ra công kích nhau.
Theo thống kê của Alibaba, công ty đã triển khai hàng loạt chính sách chống hàng nhái với hơn 2.000 nhân viên kiểm định hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong 2 năm qua, Alibaba đã chi hơn 160 triệu USD cho đội chống hàng giả này.
Thảo Nguyên
Theo_Kiến Thức
Láng giềng của Trung Quốc thử tên lửa mạnh kinh hoàng Ấn Độ hôm nay (9/11) vừa phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo tầm trung mang tên Agni-IV, báo chí địa phương đưa tin. Agni-IV nằm trong dòng tên lửa có sức huỷ diệt kinh hoàng. Tên lửa Agni Tên lửa Agni-IV đã được phóng đi lúc 9h45 sáng theo giờ địa phương (tức 11h15 theo giờ Hà Nội) từ bãi...