Cao Bằng đón nhận nhãn hiệu chứng nhận lê Đông Khê
Ngày 28/8, Ủy ban nhân dân huyện Thạch An ( Cao Bằng) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng tổ chức lễ đón nhận nhãn hiệu chứng nhận lê Đông Khê, huyện Thạch An.
Đại diện Ủy ban nhân dân huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lê Đông Khê.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lê Đông Khê số 350644 được trao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu thuộc nhóm 31: Quả lê tươi (quả lê được sản xuất từ giống lê vàng Đông Khê)…
Theo mô tả, nhãn hiệu chứng nhận có nguồn gốc địa lý là giống lê vàng Đông Khê được trồng tại 10 xã (gồm xã Đức Long, Đức Xuân, Lê Lai, Lê Lợi, Danh Sỹ, Vân Trình, Thái Cường, Trọng Con, Thị Ngân, Thị Hùng) và thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Nhãn hiệu chứng nhận có quả hình cầu, tròn đều, một số ít hơi dẹt hoặc cao thành; vỏ quả khi chín có những đốm nâu sẫm trên nền nâu vàng hoặc nâu phớt xanh; chiều cao quả từ 65 – 72 mm; khối lượng quả trung bình 280 – 400g, tối đa không quá 1,2 kg. Quả có vị ngọt, chát, chua và có hương thơm tự nhiên…
Các nông hộ nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu lê Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Video đang HOT
Theo ông Lương Ngọc Hữu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thạch An, lê Đông Khê là sản vật quý của núi rừng, là niềm tự hào của người dân Cao Bằng. Năm 2012, lê Đông Khê lọt top 50 trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam do Tổ chức kỷ lục Việt Nam bình chọn. Hiện nay, Thạch An có gần 90 ha lê giống địa phương với khoảng 3,6 vạn cây. Tuy nhiên, lê Đông Khê đang đứng trước nguy cơ mai một với diện tích trồng khiêm tốn và tỷ lệ cây cho hạt chất lượng chỉ chiếm khoảng 20% tổng số cây; 80% số cây đã già, thoái hóa, không ra quả. Thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả của lê Đông Khê.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận lê Đông Khê là giải pháp nhằm bảo tồn nguồn giống bản địa, nâng cao danh tiếng, quảng bá sản phẩm, bảo tồn giá trị văn hóa, từ đó góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc trồng và kinh doanh sản phẩm lê Đông Khê, hướng tới thị trường trong và ngoài nước; đưa cây lê trở thành cây chủ lực, tạo sinh kế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững.
Quả lê Đông Khê, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Để đưa lê Đông Khê tới thị trường trong và ngoài nước, huyện Thạch An cần quy hoạch vùng sản xuất cây lê Đông Khê theo hướng hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung. Các hộ sản xuất lê Đông Khê cần chấp hành các quy trình, công cụ, biện pháp kỹ thuật trong thâm canh, sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật vào phục tráng giống, tạo giống và nâng cao giá trị sản phẩm. Các doanh nghiệp tăng cường kết nối, đồng hành, hỗ trợ các hộ sản xuất xúc tiến thương mại, quảng bá, thúc đẩy thị trường tiêu thụ.
Phong phú sản vật Cao Bằng
Đến với Cao Bằng, du khách đừng quên lựa những sản vật mang hồn núi rừng về làm quà lưu niệm tặng bạn bè, người thân và cho chính mình để ghi nhớ về miền non nước này.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Là loại hạt dẻ ôn đới, hạt to (gấp 5 - 6 lần hạt dẻ rừng), vỏ quả có nhiều gai cứng, bên trong mỗi quả có từ 3 đến 4 hạt. Hạt dẻ Trùng Khánh giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon riêng biệt, là sản vật của Cao Bằng.
Rau dạ hiến
Rau dạ hiến (phiéc yiển) là một loại dây mọc ở vùng núi đá. Vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, ngọn rau dạ hiến mọc non mơn mởn. Ngọn rau dạ hiến được ngắt ra thành từng đoạn cho vào xào cùng thịt bò, thêm một chút rượu, rau sẽ rất ngon và thịt cũng tăng thêm hương vị. Ngoài ra, rau dạ hiến còn có thể xào với phở hay trứng gà đều rất ngon.
Mận Bảo Lạc
Cao Bằng nói chung các huyện đều trồng được cây mận, nhưng ngon nhất vẫn là mận Bảo Lạc, loại mận này người dân địa phương thường gọi là mận máu (vì bên trong có màu đỏ), khi chín ăn có vị ngọt, là đặc điểm riêng biệt của loại mận này.
Quả mác mật
Cây mác mật chỉ có ở Cao Bằng và vùng Lạng Sơn giáp Cao Bằng, cây cao chừng 2 - 5m, lá và vỏ quả có tinh dầu thơm, cùi có vị chua ngọt. Vào đầu hè mác mật chín, trên cây từng chùm quả chín vàng, mọng, hương thơm phảng phất. Mác mật dùng để ngâm ớt hoặc phơi khô làm gia vị nấu sốt vang, ninh chân giò... Lá mác mật cũng có thể nấu với thịt trâu, bò, cho một mùi thơm dễ chịu, dễ nhớ. Ở Cao Bằng, nếu không có mác mật thì không có được các món như lợn quay và vịt quay ngon nổi tiếng.
Lê Đông Khê
Đến với Cao Bằng vào dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch sẽ được thưởng thức vị ngọt, mát của lê Đông Khê mà không nơi nào có được, quả to, có vị ngọt riêng biệt, mềm, là loại lê ngon nhất so với các loại lê khác ở Cao Bằng.
Thạch Cao Bằng. Ảnh: Trang Lê
Cô gái bị nghi ngờ bắt cóc bé trai ở Bắc Ninh: "Họ đã chửi rủa bằng những câu nói khiến tôi phải nghẹn lòng..." "Danh dự của tôi mất hết chỉ sau một đêm dù mình không gây ra chuyện...", tâm sự của chị Nông Thị Hoa khi bị nghi ngờ là người đã bắt cóc bé Gia Bảo. Chiều 22/8, tại thời điểm cháu Nguyễn Cao Gia Bảo (2,5 tuổi, trú tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bị bắt cóc ở công viên Nguyễn Văn...