Cảnh “xử lý” bộ phận ngon nhất trên 1 con gà khiến dân mạng tranh cãi: Người thích mê, kẻ lại sợ “chạy mất dép”
Đố bạn biết, bộ phận ngon nhất trên 1 con gà là gì?
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh đang làm sạch một món ăn được cho là bộ phận ngon nhất trên 1 con gà đã khiến nhiều cư dân mạng xôn xao. Đáng nói là, người quan tâm đến mẹo làm sạch thì ít mà thi nhau tranh luận về độ ngon của món ăn thì nhiều. Bởi có rất nhiều người khẳng định rằng đây là bộ phận ngon nhất trên con gà, nhưng lại có một bộ phận cư dân mạng phản đối, cho rằng nó không ngon chút nào. Vậy sự thật là gì?
Bộ phận ngon nhất trên 1 con gà: Nhiều người thích mê, kẻ lại sợ “chạy mất dép”
Nếu dựa trên quan điểm của từng người, sẽ thật khó để khẳng định đâu là bộ phận ngon nhất trên 1 con gà. Bởi chúng ta đều biết, mỗi người có 1 khẩu vị và một sở thích khác nhau, vì thế các lựa chọn cũng không thể giống nhau. Thế nhưng, nếu xét trên phương diện kinh nghiệm của các cụ truyền lại, như nhiều người vẫn nói thì “nhất phao câu, nhì đầu cánh” thì đây đúng là bộ phận ngon nhất thật. Như trong clip trên, chủ nhân còn đầu tư mua toàn phần phao câu về để nấu món ăn.
Phao câu là phần chưa nhiều mỡ, vì thế những ai thích sự béo ngậy có thể sẽ rất thích phần này. Đặc biệt là khi được chế biến kỹ càng với nhiều loại gia vị thì ăn phao câu gà sẽ càng ngon. Thế nhưng ngược lại, những người không ưa các món ăn béo ngậy sẽ thấy rằng ăn phao câu gà bị ngấy. Vì thế, chuyện này vẫn không nên bàn cãi nhiều, bởi nó thuộc về sở thích, ý kiến riêng của từng người mất rồi.
Tuy nhiên, nếu bạn thích ăn phao câu hay muốn ăn thử thì hãy chú ý làm sạch nhé, bởi rất nhiều khuyến cáo nói rằng phần này chứa nhiều vi khuẩn hơn hẳn. Thế nên, đừng bỏ qua các mẹo chế biến, làm sạch phao câu nhé!
Chuyên gia nói gì về clip "sự thật khi soi nước mắm dưới kính hiển vi" và 4 lưu ý khi người Việt dùng nước mắm để không ảnh hưởng sức khỏe
Để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, các bà nội trợ nên ghi nhớ 4 lưu ý khi ăn nước mắm bên dưới đây.
Nước mắm là linh hồn của ẩm thực Việt, chúng giúp các món ăn trở nên đậm đà, tròn vị hơn. Nước mắm được sản xuất sau quá trình thuỷ phân cá trong môi trường có độ mặn và yếm khí, chính vì thế chúng có mùi hương rất đặc trưng. Ngoài làm gia vị trong nấu ăn, nước mắm còn được dùng trực tiếp để chấm thực phẩm mà không qua xử lý nhiệt, vì thế nhiều người không khỏi thắc mắc bên trong nước mắm thực sự có gì, có đảm bảo tính an toàn thực phẩm hay không.
Mới đây, tài khoản Tik Tok mang tên "Kính Hiển Vi" tiếp tục thực hiện clip soi nước mắm truyền thống. Kết quả đem về thật bất ngờ: Ở mức phóng đại 1000 lần có thể phát hiện có khá nhiều vi khuẩn, thậm chí cả giòi bên trong nước mắm, với các hình dạng và kích thước khác nhau.
Theo chủ clip: " Giòi là ấu trùng của ruồi nhặng do không vệ sinh hay vô ý để lọt vào nước mắm, nhưng lại không có vai trò gì trong cả quá trình làm nước mắm cả. Nếu nó có rơi xuống nước mắm thì cũng không ảnh hưởng gì vì độ mặn của nước mắm đủ để ức chế vi khuẩn gây thối và hầu hết các loại vi khuẩn khác".
Chủ tài khoản này cũng khẳng định mọi người vẫn có thể yên tâm khi sử dụng nước mắm truyền thống.
Hình ảnh soi nước mắm truyền thống dưới kính hiển vi.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, trong một vài trường hợp giòi vô tình bị rơi vào nước mắm khi chúng ta sử dụng, điều này không đáng ngại. Thứ nhất, giòi không có khả năng bay, do đó cũng không có khả năng kéo theo sinh vật gây hại, gây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ruồi nhặng. Thứ hai, ở môi trường có độ mặn cao như nước mắm thì hoàn toàn có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, gây thối.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cảnh báo những cơ sở sản xuất nước mắm kém an toàn, để sinh giòi thì rất đáng lên án. Người sản xuất nước mắm, mắm tôm phải giữ gìn vệ sinh trong sản xuất, diệt bỏ giòi, ruồi, nhặng, hạn chế môi trường sống của loài côn trùng gây hại này để đảm bảo an toàn cho người dùng. PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cảnh báo người dùng nên tránh mua những sản phẩm trôi nổi bởi ngoài nguy cơ chứa giòi, nước mắm kém chất lượng còn có thể hóa chất, phụ gia.
4 lưu ý khi ăn nước mắm, những ai không nên ăn nước mắm để tránh gây họa cho cơ thể
1. Không sử dụng nước mắm bán trôi nổi
Nước mắm dù là sản phẩm được bày bán phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn.Thậm chí, cơ quan chức năng từng phát hiện ra không ít lô nước mắm bị làm giả hoặc pha trộn hóa chất, có cơ sở còn phasoda công nghiệp để sản xuất nước mắm. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nếu sử dụng loại nước mắm bị pha soda công nghệp, người dùng có thể bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh về tim, gan, thận...
Vì vậy, điều cần lưu ý đó là chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Khi mua, nên chọn mắm có vị mặn gắt nhưng thơm nồng, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi.
2. Tránh dùng quá nhiều nước mắm
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy các gia đình nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ. WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày. Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Viện Dinh dưỡng quốc gia hướng dẫn 5gr muối tương đương 26gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).
3. Ai không nên ăn nước mắm
Nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe của bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, suy thận,... và sẽ khiến sức khỏe của nhóm người này trở nên trầm trọng hơn. Những người mắc bệnh trên bắt buộc phải có chế độ kiêng muối, nước tương, nước mắm... Tốt nhất, người bệnh nên hạn chế dùng nước mắm hoặc ăn theo khuyến nghị từ bác sĩ.
4. Không nên đun nước mắm quá lâu
Khi nấu canh, xào, kho... cần phải sử dụng nước mắm để làm gia vị, các chuyên gia khuyên nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Không nên đun nước mắm quá lâu vì mùi vị của mắm sẽ bị bay mất, đồng thời vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi, làm lãng phí dinh dưỡng.
Một loại củ có đầy ở Việt Nam, không ngờ lại được người Trung Quốc làm thành món bánh cầu kỳ thế này Đúng là ẩm thực ở mỗi nơi lại có một sự thú vị riêng. Ẩm thực đúng là một lĩnh vực vô cùng thú vị, đa dạng và phong phú. Ví dụ như một loại nguyên liệu có mặt ở rất nhiều quốc gia nhưng ở mỗi nơi, nó lại được ăn theo một cách riêng. Như củ đậu chẳng hạn, ngay tại...