Cạnh tranh trong tuyển dụng nhân lực CNTT ngày càng cao
Ngành CNTT giữ vị trí dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng và là một trong 5 ngành có chỉ số cạnh tranh cao nhất đối với ứng viên, theo Vietnamworks.
Nhân lực CNTT có thêm nhiều cơ hội và được săn đón nhiều hơn. Ảnh: Chungta
Trang web tuyển dụng trực tuyến Vietnamworks vừa công bố Báo cáo chỉ số nhân lực trực tuyến. Theo đó, nguồn cung – cầu nhân lực trực tuyến của ngành CNTT vẫn giữ vị trí dẫn đầu so với các ngành nghề khác trong quý I/2013.
Video đang HOT
Mấy năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT luôn nằm trong top đầu. Tuy nhiên, theo Vietnamworks, mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong việc tìm kiếm nhân tài trong ngành này ngày càng cao hơn, các ứng viên có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng như được “săn đón” nhiều hơn. Nhà tuyển dụng, do đó, cũng phải tập trung nhiều hơn trong việc xác định nhu cầu, lựa chọn kênh tuyển dụng hiệu quả, cũng như xây dựng môi trường làm việc lý tưởng thông qua chính sách thưởng, đội ngũ quản lý giỏi, và cung cấp nhiều cơ hội phát triển dành cho nhân viên để tuyển chọn và thu hút nhân tài.
Một chuyên gia trong ngành CNTT nhận định, ngoài ra sự phát triển không ngừng của CNTT ở Việt Nam, thời gian gần đây, các ngành như thanh toán điện tử, thị trường điện thoại di động, dịch vụ internet không dây cũng phát triển mạnh dẫn đến việc tăng trưởng không ngừng về nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này.
Hiện tại, các doanh nghiệp CNTT lớn trong nước đang phải chịu cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút nhân tài, đặc biệt với các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam. Ngay cả FPT, tập đoàn lớn về công nghệ với hậu thuẫn là đại học FPT cũng trong tình cảnh khó khăn. “Chỉ 50% số sinh viên tốt nghiệp Đại học FPT ở lại tập đoàn làm việc”, một đại diện FPT chia sẻ. “Để thu hút và giữ chân nhân tài, ngoài mức lương hấp dẫn, FPT cố gắng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng để nhân viên thêm gắn bó, mở rộng hoạt động để tạo nhiều cơ hội cho các vị trí quản lý…”, vị này nói.
Theo dự đoán của Vietnamworks, từ nay đến cuối năm 2013, thị trường nhân lực sẽ có nhiều biến động giữa các ngành nghề (nhu cầu về ngành kế toán và hành chánh tổng hợp đã có dấu hiệu chững lại và có khuynh hướng giảm; các ngành có nhu cầu nhân lực tăng gồm Nông nghiệp/ Lâm nghiệp, Tư vấn, Dệt may/ Da giày, Dược phẩm/ Công nghệ sinh học, Bán lẻ/ Bán sỉ), tuy nhiên, CNTT sẽ vẫn là ngành dẫn đầu thị trường và giữ xu hướng tăng trong thời gian sắp tới.
Theo VNE
Doanh nghiệp CNTT chưa chú trọng tiêu chuẩn an ninh thông tin
Số doanh nghiệp có chứng chỉ quốc tế về an ninh thông tin ISO 27001 còn ít. Doanh nghiệp có chứng chỉ thì không duy trì đánh giá thường xuyên. Thực trạng này khiến ngành CNTT giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
FPT Software, Viettel nằm trong số ít những doanh nghiệp trong ngành CNTT-TT chủ động đầu tư lấy chứng chỉ ISO 27001. Ảnh: Thu Thủy.
Số liệu chính thức của tổ chức ISO cho thấy, hiện nay, số lượng tổ chức/doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 của Việt Nam là 14, trong đó, chủ yếu là các ngân hàng, tổ chức tài chính. Lĩnh vực CNTT có số lượng đơn vị đạt chuẩn này rất ít. Bên cạnh đó, "một vài doanh nghiệp chỉ lấy chứng chỉ là xong trong khi việc đánh giá phải thực hiện định kỳ hàng năm và chứng chỉ chỉ có hiệu lực trong 3 năm", ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ Thông tin Truyền thông, nói. Cũng theo ông Đường, thế giới đánh giá mức độ an ninh thông tin (ANTT) trong các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam rất yếu. Việc thiếu các chứng chỉ quốc tế như CMMI, ISO 27001... càng khiến nhiều doanh nghiệp làm gia công cho nước ngoài gặp nhiều khó khăn do yêu cầu về tính chuẩn mực cũng như mức độ ANTT của nước ngoài rất cao.
Theo ông Đường, nguyên do khiến tỉ lệ doanh nghiệp CNTT có các chứng chỉ trên còn khiêm tốn do vấn đề kinh phí và nhận thức. Ngoài các chi phí tư vấn, đánh giá, thi lấy chứng chỉ, khoản kinh phí duy trì hàng năm cho phần mềm bản quyền, thiết bị CNTT thường khiến nhiều doanh nghiệp hụt hơi. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xác định đây là một khoản đầu tư để có được những hợp đồng lớn, mọi việc sẽ khác. Mặc dù hiện tại, Bộ Thông tin Truyền thông đang có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMI nhưng Viettel, FPT Software đều đã chủ động làm từ trước đó.
Để nâng cao hơn nữa nhận thức của các doanh nghiệp CNTT về ANTT, từ tháng 3-7/2013, Bộ Thông tin Truyền thông triển khai chương trình "Hỗ trợ đào tạo ANTT và tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2005 cho gần 100 tổ chức/doanh nghiệp CNTT với 18 khóa đào tạo liên tiếp. "Các khóa học hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể như lãnh đạo, nhân viên quản lý quy trình (QA), đội ngũ cán bộ ANTT, người dùng... Thông qua các khóa đào tạo sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của ANTT, các kiến thức kỹ thuật hỗ trợ triển khai ANTT, giám sát triển khai, quan trọng hơn là giúp tổ chức có thể tự đánh giá mức độ ANTT của đơn vị mình, giúp họ tiết kiệm chi phí tư vấn, đánh giá để duy trì đầu tư trước và sau khi có chứng chỉ", bà Đinh Mai Trang, Giám đốc Học viện NetPro, đơn vị triển khai dự án cho biết.
Theo VNE
Nguồn cung nhân lực CNTT đang khan hiếm Số lượng hợp đồng gia công phần mềm tăng, nhiều công ty CNTT mới mở là những nguyên nhân khiến thị trường nhân lực CNTT vốn đã thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại càng khan hiếm trong năm 2013. Ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Aprotrain Aptech, cho biết, vài năm trở lại đây, số lượng các hợp...