Cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực
Đây là quan điểm của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Theo đó, nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ thì nước đó sẽ giành chiến thắng.
Sáng 30/3, tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đã đồng chủ trì tổ chức Tọa đàm và Triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao, gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp”.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại một gian hàng trong Triển lãm “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao, gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp”.
Tọa đàm là nơi các cơ quan hoạch định chính sách, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ thông tin, thảo luận và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ICT trình độ cao ở Việt Nam. Song song với Tọa đàm, Triển lãm cùng tên cũng được tổ chức với sự tham gia của 15 trường đại học và 10 doanh nghiệp ICT lớn.
Ngành CNTT Việt Nam phát triển nhanh, nhu cầu nhân lực lớn
CNTT đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội. Toàn ngành hiện có khoảng 922.000 lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000 sinh viên đại học và cao đẳng ra trường. Ngoài ra, còn có lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước.
Mặc dù vậy, so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành CNTT ở Việt Nam vẫn đang ở quy mô nhỏ, công nghệ phần mềm và nội dung số dù phát triển nhanh nhưng còn manh mún, thiếu tập trung nguồn lực, năng lực nghiên cứu và phát triển chưa cao. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về kỹ năng chuyên sâu. Công nghệ phần cứng, điện tử nặng về lắp ráp và sức cạnh tranh còn yếu.
Buổi tọa đàm về “Phát triển nguồn nhân lực ICT trình độ cao, gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp”.
Trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam tăng đáng kể. Điều này đến từ tốc độ tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT. Một nguyên nhân khác đến từ việc Việt Nam đang trở thành điểm đến của các doanh nghiệp công nghệ toàn cầu.
Năm 2018, trong 235 trường đại học trên cả nước, có 131 trường đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT, với tổng số chỉ tiêu hơn 47.000 sinh viên. Tuy có sự gia tăng đáng kể về số lượng, nhu cầu nhân lực CNTT vẫn còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là kỹ sư CNTT chất lượng cao. Để thúc đẩy phát triển, sản xuất và ứng dụng CNTT, ngoài các nhân tố như đầu tư, công nghệ hay thị trường, yếu tố nhân lực CNTT đóng vai trò gốc rễ.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, để giải quyết vấn đề này, các trường đại học phải hoạt động như những doanh nghiệp cung cấp nguồn nhân lực, luôn luôn ý thức về thị trường. Các doanh nghiệp phải nhìn các trường đại học như những bạn hàng. Việc gắn kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp phải trở thành hoạt động tự thân, thường niên, mọi lúc mọi nơi.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ.
Video đang HOT
“Hai bên đến với nhau có động lực là cùng lợi ích nhưng có áp lực là không hợp tác với nhau sẽ không tồn tại được. Chỉ lúc đó, nhà trường và doanh nghiệp mới đến với nhau một cách bền vững”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Cuộc cạnh tranh về nhân lực trong thời đại 4.0
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng, cuộc cạnh tranh trong thời đại 4.0 chính là cuộc cạnh tranh về nhân lực. Nước nào có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu thay đổi của công nghệ, dùng công nghệ để giải quyết tốt các bài toán của nước mình, của nhân loại thì nước đó sẽ chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Nhân lực sẽ là một lợi thế của Việt Nam nếu chúng ta giải quyết tốt bài toán cung cầu về nhân lực giữa nhà trường và thị trường, đổi mới đào tạo để đáp ứng được sự thay đổi của thời đại”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần đổi mới cách thức đào tạo. Thay vì đào tạo theo kiểu truyền thống là học trước làm sau, thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, chúng ta cần đổi mới tư duy, học bằng cách làm, làm trước học sau, tự học 70 – 80% rồi mới hỏi thầy.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm trong việc phát triển nguồn nhân lực ICT tại Việt Nam.
Quan điểm của người đúng đầu Bộ TT&TT là nhà trường cần mời doanh nhân, mời chuyên gia vào giảng nhiều hơn. Tư duy phản biện là quan trọng để phục vụ cho sáng tạo và đổi mới.
“Người thầy bây giờ đóng vai huấn luyện viên để giao việc cho trò làm. Học cách tìm ra vấn đề là quan trọng hơn, các phòng lab trở thành cơ sở chính của nhà trường, nghiên cứu trong môi trường ảo, môi trường mô phỏng nhiều hơn là trong môi trường thực, tiếng Anh, IT trở thành công cụ tối thiểu và bắt buộc” Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng cũng đặt vấn đề về đầu ra của nhà trường là doanh nghiệp, nhưng nhà trường đã hiểu doanh nghiệp, đã bám doanh nghiệp để thiết kế sản phẩm của mình chưa? Để có nhân lực tốt cho mình, doanh nghiệp đã tham gia cùng với nhà trường để thiết kế sản phẩm hay chưa? Hay hai đối tượng này vẫn rất xa nhau và đổ lỗi cho nhau?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham gia tọa đàm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp không chỉ là người sử dụng lao động mà còn là người liên tục đào tạo lao động. Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp là nhân lực thì doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn tài nguyên này. Phải coi người việc đào tạo người lao động như một khoản đầu tương tự như với máy móc, thiết bị.
“Chi cho đào tạo từ 5% – 10% chi phí lương là con số ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nguồn chi lớn như vậy sẽ tạo ra thị trường và giúp cho nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, chúng ta cũng cần có những tổ chức độc lập để đánh giá chất lượng của các trường đại học, đánh giá tỷ lệ có việc làm của sinh viên ra trường, đánh giá mức lương qua các năm của sinh viên các trường, xếp hạng các trường đại học. Đây sẽ là một thông tin rất tốt cho thị trường và là một động lực để thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo vietnamnet
Đi học cũng không yên: 4 cách Trung Quốc sử dụng công nghệ để giám sát học sinh
Vòng đeo tay thông minh, đồng phục tích hợp GPS, camera nhận diện khuôn mặt và mã QR là 4 phương thức giám sát học sinh phổ biến tại Trung Quốc.
Các vấn đề về an ninh, nhân lực... Khiến nhiều trường học ở Trung Quốc mạnh dạn thử nghiệm những phương pháp mới để giám sát học sinh.
Dưới đây là những cách thức phổ biến nhất:
Vòng đeo tay thông minh
Một trường học ở miền nam Trung Quốc, đã khiến internet chú ý khi đặt mua 3500 vòng đeo tay thông minh, có thể theo dõi vị trí quá radio.
Cụ thể, thông báo mời thầu của họ đã bị người dùng Weibo phát hiện. Không chỉ giám sát vị trí của học sinh trong khuôn viên, nhà trường còn muốn vòng đeo tay phải đo được nhịp tim, số bước chân, bước nhảy và tần suất giơ tay phát biểu của các sĩ tử.
Demo dự thầu sản phẩm vòng đeo tay thông minh cho một trường học ở miền nam Trung Quốc
Ưu điểm? Nhà trường có thể nắm được vị trí cũng như tình hình sức khỏe của học sinh. Tuy nhiên, việc này vẫn gây tranh cãi dai dẳng trên internet. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại về tính bảo mật của dữ liệu, lỡ chúng rơi vào tay tội phạm thì sao?
Đồng phục thông minh trang bị GPS
Khi cả thế giới vẫn mải tranh cãi về quyền riêng tư, một công ty công nghệ ở Trung Quốc chuyên sản xuất đồng phục gắn chip theo dõi chuyển động, đã bác bỏ cáo buộc theo dõi học sinh 24/24.
Cụ thể, "smart uniform" hay đồng phục thông minh của Guizhou Guanyu Technology Ltd. có thể giúp giáo viên và phụ huynh theo dõi hoạt động của học sinh. Công ty này đang hợp tác với 11 trường tiểu học và trung học ở tỉnh Qúy Châu. Thậm chí, có những cơ sở giáo dục đã áp dụng loại đồng phục với chức năng tương tự từ năm 2014.
Đại diện pháp lý của công ty, nói với Beijing News rằng, chỉ có phụ huynh và giáo viên mới có thể truy cập thông tin được ghi lại bởi bộ đồng phục. Ông khẳng định, công ty đã cảm kết bảo vệ quyền riêng tư của học sinh.
Trên website chính thức của Guizhou Guanyu Technology Ltd. cho hay: Đồng phục thông minh được tạo ra nhằm mục đích tự động hóa các hoạt động hành chính - giáo dục, từ giám sát học sinh có đến lớp đúng lịch hay không cho tới giao bài tập về nhà và quản lý điểm số.Trên đồng phục sẽ có cả định vị GPS để ghi lại hoạt động ra/vào trường của học sinh. Những dữ kiện kể trên sẽ được kiểm tra chéo với công nghệ nhận diện khuôn mặt tại mỗi trường học.
Camera tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt: Học sinh buồn, vui, tức giận hay ngủ gật - giáo viên đều biết hết
Bên phải chiếc máy chiếu chính là camera nhận diện khuôn mặt
Hệ thống này sẽ tự động quét mặt học sinh sau sau mỗi 30 giây và ghi lại nét mặt, phân loại chúng các em dựa trên sắc thái cảm xúc như: hạnh phúc, tức giận, sợ hãi, bối rối hoặc khó chịu. Hệ thống cũng ghi lại các hành động của học sinh như viết, đọc, giơ tay phát biểu và thậm chí nhận ra ai đang ngủ gật.
Theo Global Times, nó được gọi là "Hệ thống quản lý hành vi lớp học thông minh". Theo đó mà khuôn mặt của học sinh có thể thay thế thẻ ID, hỗ trợ thanh toán tiền ăn trưa và mượn các vật dụng từ thư viện.Phó hiệu trưởng của trường cho biết, sự riêng tư của học sinh được bảo vệ vì công nghệ này lưu trữ dữ liệu trên máy chủ cục bộ thay vì cloud.
Hệ thống này có thể "đọc" được học sinh có đang nghe giảng hay ngủ gật. Thậm chí, còn có thể phát hiện các trạng thái cảm xúc như vui vẻ, sợ hãi, tức giận hay bối rối.Tương tự điểm tín dụng xã hội (social credit), hệ thống này sẽ đánh giá, chấm điểm từng học sinh theo thời gian thực. Kết quả sẽ hiển thị trên một màn hình riêng của giáo viên để tiện theo dõi.
Giám sát việc tắm rửa, sử dụng nước sinh hoạt của sinh viên bằng mã QR
Khoảng nửa năm trước, trường Đại học Công nghệ Thông Tin ở Hồ Nam, Trung Quốc, đã đưa hệ thống nhà tắm mới vào thử nghiệm.
Người dùng sẽ phải kết nối với smartphone với nhà tắm qua Bluetooth, sau đó quét mã QR trước và sau khi tắm.Điều này giúp nhà trường biết mỗi em tắm mất bao nhiêu nước. Ngoài ra, các em sinh viên sẽ không phải mang theo nhiều loại thẻ lỉnh kỉnh như trước (nhưng smartphone thì phải chống được nước, có lẽ vậy).
Nghe thì bình thường nhưng truyền thông và dân mạng Trung Quốc phản ứng rất dữ dội trước hệ thống này. Nhiều người chỉ trích rằng, học sinh sinh viên bây giờ phải tải về lắm ứng dụng của nhà trường quá, nào là đăng kí môn học, đăng kí ăn trưa và giờ là đăng kí cả việc tắm rửa."Sao họ không bắt đăng kí luôn việc đại tiểu tiện luôn đi?" một người dùng Weibo chia sẻ.
Công bằng mà nói, việc tích hợp công nghệ vào giáo dục là một cách để "thông minh hóa" trường học và kí túc. Thậm chí, vài trường ở Trung Quốc còn dùng thuật toán để sắp xếp sinh viên cùng phòng và nó khá hiệu quả.Hiện tại, khoảng 60.000 cơ sở giáo dục (chiếm 1/4 Trung Quốc) đang thử nghiệm AI chấm điểm thay giáo viên, chưa kể lắp thêm hệ thống nhận diện khuôn mặt để theo dõi cử chỉ, hành vi của học sinh.
Dù được tạo ra để... tiết kiệm nước, hệ thống nhà tắm mới lại bị chỉ trích vì lý do tương tự với nhiều ứng dụng khác: Thu thập thông tin người dùng.
Tham khảo A.N
Phát triển xã hội chuyển đổi số tại Đà Nẵng Là chủ đề của cuộc hội thảo quốc tế do Trường đại học Đông Á và Học viện Kỹ thuật công nghiệp cao cấp Nhật Bản (AIIT) tổ chức ngày 26/3/2019 tại Đà Nẵng, với sự tham dự các diễn giả là chuyên gia về công nghệ số trong và ngoài nước. Theo ThS. Lương Minh Sâm - Phó Hiệu trưởng Trường đại...