Cạnh tranh huy động “làm khó” lãi suất cho vay ưu tiên
Lãnh đạo ngân hàng cho rằng, lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng thương mại phải đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, nguồn vốn rẻ rất hạn chế…
Ảnh minh họa.
Phát biểu tại Hội nghị về tín dụng đối với các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách tại các tỉnh phía Bắc mới đây, đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam ( VietinBank) cho biết, đối với các khoản cho vay cho ngành ưu tiên của Chính phủ phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định 55/2015/NĐ-CP), lãi suất cho vay VietinBank hiện đang quy định là 5,5% để đảm bảo mức vốn giá thấp cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, đại diện ngân hàng này cũng cho biết, lãi suất huy động đầu vào của các ngân hàng thương mại phải đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, nên nguồn vốn rẻ rất hạn chế.
Theo đó, việc áp dụng một mức lãi suất cố định để hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
“Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực có độ rủi ro cao, đặc biệt lại là nông nghiệp tại địa bàn miền núi, do vậy dẫn đến thực trạng chi phí triển khai cho vay cao nhưng mức lãi suất cho vay lại chưa tương đồng với rủi ro của khoản vay”, đại diện VietinBank nói.
Một vướng mắc khác được ngân hàng đưa ra là chất lượng thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp, báo cáo tài chính không đủ độ tin cậy hoặc không qua kiểm toán độc lập nên chưa đáp ứng các điều kiện vay vốn trong xu thế minh bạch hóa thông tin như hiện nay.
Ngoài ra, các phương án sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả hoặc khách hàng không có kinh nghiệm đối với việc xây dựng phương án, lưu giữ chứng từ chứng minh mục đích vay, sổ sách thu chi… nên các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi xét duyệt cho vay và giám sát vốn vay.
“Quy mô vốn nhỏ, kinh nghiệm và khả năng quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến năng lực sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cũng còn nhiều mặt cần cải thiện”, đại diện VietinBank cho hay.
Video đang HOT
Đặc biệt, do là địa bàn gặp nhiều khó khăn về vận chuyển và giao thương nên sức chịu đựng rủi ro của các doanh nghiệp thấp, khi thị trường hoặc đối tác có biến động, việc tìm kiếm các đối tác, thị trường thay thế rất khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
Mặt khác, việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm đối với một số ngành nghề sản xuất trực tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi…) hiện còn hạn chế, rất hiếm các công ty bảo hiểm có sản phẩm bảo hiểm cho ngành nông nghiệp, có thì cũng không khuyến khích mở rộng và chưa đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, doanh nghiệp cũng như đảm bảo an toàn vốn vay cho các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, cũng theo ý kiến trên, trong điều kiện vận chuyển, đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hạn chế, các đơn vị hoạt động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn thông tin.
Hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… từ các nguồn chính thống như tổ chức Nhà nước, các đơn vị sự nghiệpvà các tổ chức chính trị – xã hội với các doanh nghiệp còn chưa được thường xuyên, dẫn tới các mắt xích trong chuỗi giá trị phát triển chưa đồng bộ, không thể tạo ra chuỗi giá trị bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
Thực tế này khiến cho các ngân hàng khi đánh giá tính khả thi đối với kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn khi đầu vào đầu ra của phương án đều chưa bền vững.
Về nhóm các lĩnh vực ưu tiên, vừa qua các ngân hàng thương mại lớn có sở hữu Nhà nước chi phối cùng một số ngân hàng thương mại cổ phần lớn đã thực hiện giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay. Nhưng, như trên, bản thân các ngân hàng cũng gặp hạn chế về nguồn vốn rẻ, trong khi lãi suất huy động cạnh tranh “ nóng” hơn trong thời gian gần đây.
TRẦN THÚY
Theo bizlive
GPBank đòi phạt khách hàng 150% lãi vay vì không trả được nợ, Tòa nói không!
Ngân hàng kháng cáo bản án sơ thẩm không chấp nhận cách tính lãi suất quá hạn, yêu cầu tính bằng 150% lãi suất vay trong hạn và khoản tiền lãi phạt như thỏa thuận cho vay.
Ảnh Internet
Năm 2011, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí (GPbank) ký hợp đồng tín dụng với vợ chồng anh Trương Văn Q. số tiền 2 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh mặt hàng đồ gỗ.
Thời hạn vay 12 tháng, lãi suất thả nổi thay đổi 1 tháng/lần; lãi suất kỳ đầu tiên là 22,5%/năm. Lãi suất cho vay các kỳ tiếp theo bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 21 tháng trả lãi cuối kỳ cộng biên độ 8,5%/năm.
Để đảm bảo cho khoản vay trên, khách hàng đã ký hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba gồm 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Quá trình vay, bên vay vi phạm nghĩa vụ thanh toán. GPBank tính nợ đến ngày 28/2/2019 gồm nợ gốc là 2 tỷ đồng; nợ lãi trong hạn 70 triệu đồng; nợ lãi quá hạn 4 tỷ đồng và lãi phạt 144,9 triệu đồng. Tổng cộng là 6,3 tỷ đồng.
Đầu năm 2019, cấp sơ thẩm là TAND huyện Đông Anh đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ngân hàng, buộc bên vay phải trả nợ gốc và lãi là 5,4 tỷ đồng. Trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có quyền đề nghị phát mại xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Bản án sơ thẩm không chấp nhận khoản tiền lãi quá hạn và tiền lãi phạt 819 triệu đồng.
Sau phiên tòa trên, ngân hàng đã kháng cáo, đề nghị cấp phúc thẩm xác định lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn và khoản tiền lãi phạt 819 triệu đồng.
Mới đây, TAND TP Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ việc trên.
HĐXX nhận định, do hợp đồng tín dụng đến nay chưa thực hiện xong nên áp dụng Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật các tổ chức tín dụng để giải quyết.
Tại thời điểm vay, hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay là phù hợp với Thông tư 12/2010/TTNHNN ngày 14/4/2010 của NHNN. Việc các bên thỏa thuận lãi suất phạt chậm trả là không phù hợp. Do đó, tòa sơ thẩm không chấp nhận là có căn cứ.
Về mức lãi suất, cấp phúc thẩm cho rằng, theo quyết định 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của NHNN quy định lãi suất cơ bản áp dụng từ năm 2010 là 9%/năm, đến nay không thay đổi.
Theo thỏa thuận, lãi suất thả nổi, thay đổi 1 tháng/1 lần lãi suất trong hạn kỳ đầu tiên là 22,5%; lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất vay trong hạn được xác định khi khoản vay chuyển sang quá hạn.
Tuy nhiên, từ năm 2012, NHNN có quyết định điều chỉnh lãi suất để ổn định kinh tế, các ngân hàng phải tuân thủ thực hiện. Mức lãi suất cho vay sẽ thay đổi theo việc điều chỉnh lãi suất của NHNN từng thời điểm.
Cụ thể, theo Thông tư số 20/2012 ngày 8/6/2012 của Thống đốc NHNN quy định, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 13%/năm. Từ năm 2012 đến nay, NHNN có nhiều thông tư điều chỉnh lãi suất theo từng thời kỳ và mức lãi suất giảm dần từ 12%/năm xuống 6,5%/năm.
Tòa án thấy rằng, ngân hàng yêu cầu khách hàng thanh toán mức lãi suất quá hạn 150% trên mức lãi suất 22,5% kể từ năm 2012 đến ngày xét xử sơ thẩm là quá cao.
Cấp sơ thẩm không chấp nhận phần lãi suất quá hạn vượt quá mức lãi suất theo hợp đồng và lãi phạt 819 triệu đồng là đúng. Từ đó, HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của ngân hàng.
H.Linh
Theo tinnhanhchungkhoan
Khách hàng cá nhân nên gửi tiền ở đâu để hưởng lãi suất cao nhất? Theo cập nhật lãi suất tiền gửi tiết kiệm VNĐ dành cho khách hàng cá nhân tại 16 ngân hàng ngày 6/9 với kỳ hạn 24 tháng, NamAbank đưa ra mức lãi suất cao nhất tới 8.45%/năm. Kỳ hạn 36 tháng đứng đầu là Ngân hàng Bắc Á với mức 8.10%/năm; đồng thời nhà băng áp dụng mức lãi suất này cho cả...