Cạnh tranh hay bổ sung ?
Vừa phê trách chính phủ Anh nhưng rồi chính phủ Đức, Pháp và Ý lại bộc lộ ý muốn tham gia Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) mà 21 quốc gia đã nhất trí thành lập theo sáng kiến của Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ ký ghi nhớ thành lập AIIB ở Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Việc này chắc chắn giúp không ít đối tác khác vượt qua sự ngần ngại lâu nay do phải lưu ý đến thái độ của Mỹ để đi đến quyết định tương tự trong thời gian tới. Ý tưởng về AIIB không được họ ủng hộ vì bị cho là cạnh tranh ảnh hưởng và vai trò với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Video đang HOT
Ngoài ra, họ còn cho rằng Trung Quốc khởi xướng AIIB và cam kết đóng góp tài chính nhiều nhất nhằm mục đích sử dụng AIIB làm công cụ để tăng cường vai trò và gây dựng khu vực ảnh hưởng ở châu Á và ở cả những nước đang phát triển ngoài châu Á.
Sự tham gia của Anh, Đức, Pháp và Ý hiện tại rất có lợi cho Trung Quốc và bất lợi cho Mỹ. Các nước này nhằm vào lợi ích riêng về lâu dài ở Trung Quốc và châu Á. Nhưng họ cũng còn theo đuổi cả mục tiêu tham gia ngay từ đầu để có tiếng nói và vai trò cùng quyết định tương lai của AIIB, không để Trung Quốc có phần nổi trội tới mức có thể chi phối ngân hàng này và hạn chế khả năng cạnh tranh của AIIB để biến nó thành sự bổ sung cho WB, IMF và ADB.
Vì thế, sự tham gia của các nước này và cả những đối tác tương tự khác vừa có lợi nhưng vừa là thách thức đối với AIIB bởi chính ngân hàng này phải tự xác định tương lai của nó là đối trọng hay chỉ là sự bổ sung cho các thể chế kia.
La Phù
Theo Thanhnien
Cạnh tranh kênh đào
Hơn một thế kỷ sau kênh đào Panama, ở Tây bán cầu lại có một con kênh đào nữa được khởi công xây dựng xuyên châu lục nối bờ hai đại dương. Đó là kênh đào ở Nicaragua, với độ dài gấp 3 lần kênh Panama, chi phí xây dựng 40 tỉ USD, do Trung Quốc cùng đầu tư vốn, thi công và vận hành.
Kênh đào ở Nicaragua, với độ dài gấp 3 lần kênh Panama, chi phí xây dựng 40 tỉ USD, do Trung Quốc cùng đầu tư vốn, thi công và vận hành - Đồ hoạ: Reuters
Đối với cả Nicaragua lẫn Trung Quốc thì đây là sự kiện lịch sử trọng đại. Kênh đào này sẽ trở thành một trong những công trình xây dựng lớn nhất trên thế giới. Nó sẽ làm thay đổi Nicaragua theo cả chiều hướng tốt cũng như không tốt vì mở ra những cơ hội phát triển mới nhưng lại đi cùng nhiều rủi ro và tác động tiêu cực về môi trường sinh thái trong quá trình xây dựng cũng như sử dụng.
Nó xác lập cho Trung Quốc vị thế đặc biệt ở Nicaragua cũng như tại châu lục. Từ vốn bỏ ra đầu tư vào công trình, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi và ưu thế để tiếp cận và chinh phục những thị trường khác tại châu lục. Trung Quốc sẽ chủ động và an toàn hơn trước rất nhiều trong thúc đẩy quan hệ với các nước ở khu vực này, đặc biệt trên phương diện khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi xa phục vụ cho phát triển kinh tế ở trong nước.
Kênh đào Nicaragua không chỉ dài hơn và rộng hơn mà còn hiện đại hơn kênh đào Panama. Nó sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm và nguy hiểm nhất của kênh đào Panama. Điều đó cũng còn có nghĩa rằng Panama và Mỹ rồi đây phải ganh đua quyết liệt với Nicaragua và Trung Quốc. Hậu quả và hệ lụy của cuộc ganh đua ấy không chỉ về phương diện kinh tế mà còn cả về chính trị và địa chiến lược, không chỉ ngắn hạn mà còn cả lâu dài.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Taxi Uber liên tiếp gặp "vận đen" ở nhiều quốc gia Uber, công ty chuyên cung cấp dịch vụ taxi qua ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ đã liên tiếp gặp hàng loạt vận đen tại nhiều quốc gia trên thế giới, khi mà mới đây Tây Ban Nha và Thái Lan đã đồng loạt yêu cầu chấm dứt dịch vụ taxi của hãng này. Tại Madrid, một tòa án thương...