Cảnh tỉnh doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động
Có thể nói việc hình sự hoá hành vi trốn đóng BHXH từ ngày 1.1.2018 vừa qua là giải pháp quan trọng, thể hiện sự quyết tâm trong việc chống lại hành vi xâm hại quyền lợi, lợi ích của người lao động.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, không phải hành vi nào cũng hình sự hoá. Chỉ hình sự hoá với các cá nhân, doanh nghiệp trong 3 trường hợp.
LĐ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội. Ảnh: Tạ Nguyệt
“Trường hợp thứ nhất là gian dối, thứ hai là cố tình và thứ ba là chiếm đoạt vốn đó để làm ăn, tái sản xuất thì mới xử lý hình sự. Còn nếu cứ trốn đóng với chậm đóng, doanh nghiệp khó khăn thực sự thì cũng cần xem xét. Quan trọng là luật phải hướng dẫn đâu là hành vi sẽ bị hình sự hoá” – ông Lợi viện dẫn cụ thể.
Video đang HOT
Còn theo ông Trần Đình Liệu – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, việc Quốc hội đã cân nhắc rất kỹ và đưa 3 điều: 214, 215, 216 về các hành vi vi phạm pháp luật trong BHXH vào Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 là hành động thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Cụ thể, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm: Có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng… Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 5 – 10 năm: Chiếm đoạt tiền BHXH, BHTN 500 triệu đồng trở lên; gây thiệt hại 500 triệu đồng trở lên…
Ông Lê Quân – Thứ trưởng Bộ LĐTBXH – cũng cho rằng, chúng ta đã có xử phạt vi phạm hành chính và cũng không hình sự hóa tất cả các hành vi trốn đóng. “Muốn triển khai các quy định mới trong Bộ luật Hình sự thì thời gian tới cần phải có nghị quyết hướng dẫn cụ thể, thế nào là gian dối, là gian lận, dùng thủ đoạn gì? Như vậy, chúng ta sẽ có căn cứ pháp lý giải thích rõ hơn. Giải pháp hình sự này sẽ góp phần xử lý làm gương và đòi hỏi những biện pháp mạnh hơn trong việc tuân thủ pháp luật” – ông Quân nói thêm.
Theo Danviet
Không nên ban hành Luật tiền lương tối thiểu vùng
Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội vừa chia sẻ về đề xuất ban hành Luật tiền lương tối thiểu vùng của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Tiền lương tối thiểu là tiền lương thấp nhất mà Nhà nước quy định doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động sẽ căn cứ vào đó để tính toán chi trả mức lương cho người lao động. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đã trả mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng. Tuy vậy, để trốn đóng bảo hiểm xã hội, nhiều doanh nghiệp đã tách khoản lương này thành nhiều khoản nhỏ khác.
Trong buổi làm việc của Ban Cải cách tiền lương Trung ương với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vừa diễn ra, đơn vị này đã đề xuất nên có Luật tiền lương tối thiểu vùng để có cơ chế thương lượng, quy định, giám sát thực hiện. Trước đề xuất này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban Cải cách tiền lương Trung ương cũng yêu cầu cần phân tích đánh giá tác động xem có thật sự cần thiết phải ban hành Luật tiền lương tối thiểu vùng.
Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, nếu cần có thể sửa chương tiền lương trong Luật Lao động thay vì ban hành Luật tiền lương tối thiểu. Ảnh: I.T
Về vấn đề xây dựng Luật tiền lương tối thiểu vùng, ông Lợi cho biết, hiện nay Luật Lao động đã có một chương riêng về tiền lương, nếu cần có thể bổ sung trong quá trình sửa đổi Luật. Không cần thiết phải tách riêng ra thành một bộ luật bởi điều này sẽ tốn kém, chưa kể tới những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giám sát.
Trước đề xuất của một số chuyên gia kinh tế cho rằng nên bỏ lương tối thiểu vùng, ông Lợi nhận định: "Không thể bỏ lương tối thiểu vùng bởi đây là sàn tiền lương tối thiểu để Nhà nước thực hiện quyền quản lý, đảm bảo cho những lao động làm công việc giản đơn được hưởng mức lương tối thiểu. Tới đây, cải cách tiền lương có thể mở rộng tính lương theo giờ, theo công việc để lương tối thiểu có thể áp dụng cho cả khu vực không có quan hệ lao động".
Hiện nay, Ban chỉ đạo về Cải cách tiền lương Trung ương đang họp lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan tiến tới thực hiện Đề án về cải cách tiền lương, trong đó mục tiêu trọng tâm hướng tới cải cách lương bộ phận hành chính, cụ thể là lương công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hướng tới việc đảm bảo sự tương quan cân bằng giữa lương khối hành chính Nhà nước và lương khối doanh nghiệp.
Đầu tháng 8 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp đi đến quyết định mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 là 6,5%. Mức tăng cụ thể từ 180.000 đồng đến 230.000 đồng/tháng. Theo đó, mức lương tối thiểu cụ thể từ vùng I tới vùng IV lần lượt là 3,98 triệu; 3,53 triệu; 3,09 triệu và 2,76 triệu đồng/tháng.
Theo Danviet
Lương tối thiểu "Lưới an toàn" bảo vệ người lao động yếu thế "Bỏ lương tối thiểu, lao động cổ trắng (lao động kỹ thuật cao), dù có vị thế cao so với người sử dụng lao động thì cũng bị giảm sút về thu nhập và quyền lợi. Còn lao động cổ xanh (lao động phổ thông, yếu thế) thì rất dễ bị bần cùng hoá" - TS.Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm UB Các...