Cảnh sát và ngân hàng phối hợp phong tỏa tài khoản ngăn chặn nhiều vụ lừa đảo
Với thủ đoạn giả người thân, đối tượng nhờ chuyển tiền khiến bị hại dễ dàng nghe theo, suýt chút nữa mất số tiền 500 triệu đồng.
Vụ việc mới đây xảy ra ở phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội thêm hồi chuông cảnh báo tới người dân. Tại sao một cán bộ nghỉ hưu dễ nghe theo đối tượng lừa đảo?
Rất nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng đã xảy ra, hầu hết các đối tượng đều nhằm người già để lừa đảo và bà Nguyễn Thị Thái (SN 1956), trú tại phường Kim Giang cũng không ngoại lệ. Theo bà Thái, bản thân là cán bộ công chức đã nghỉ hưu, rất cảnh giác những chiêu trò lừa đảo, tuy nhiên, lần này, thì bọn chúng sử dụng hình ảnh em gái hiện lên ở messenger kèm giọng nói thì bà đã tin tưởng thật mà không kiểm chứng.
Thời điểm đó, khoảng 22h tối 21/5/2023, bà Thái có nhận được 1 cuộc gọi video từ tài khoản facebook của em gái bà Thái là Nguyễn Thị Thùy (hiện đang ở CHLB Đức). Trong cuộc gọi video có hình ảnh em gái bà Thái là bà Nguyễn Thị Thùy nhưng không nói chuyện trao đổi gì mà cúp máy luôn. Sau đó, tài khoản trên nhắn tin, trao đổi với bà Thái với lý do mạng chậm, chỉ nhắn tin được kèm nội dung: “Do bên này em đã mượn tiền của người ta lo việc cho con, nên sổ tiết kiệm của em có số tiền 500 triệu đồng, chị mang ra ngân hàng rút gửi trả nợ giúp em người tên là Nguyễn Văn Linh, số tài khoản…”.
Trung tá Lê Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Kim Giang, quận Thanh Xuân trao đổi thủ đoạn lừa đảo của đối tượng với bà Nguyễn Thị Thái.
Sáng 22/5, bà Thái đã đến Phòng giao dịch ngân hàng Vietinbank ngõ 64 Kim Giang để làm thủ tục rút 500 triệu đồng tiền mặt từ sổ tiết kiệm của bà Thái và chuyển số tiền trên vào tài khoản 105878707… Vietinbank người thụ hưởng Nguyen Van Linh. Khi đang giao dịch, do đã được cơ quan Công an tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng lừa đảo, nhân viên ngân hàng có thông báo với bà Thái, khả năng đây là thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo nhưng do tin tưởng người nhà, bà Thái vẫn yêu cầu chuyển tiền.
Video đang HOT
Người dân cần nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn mới. Sau khi chuyển tiền, bà Thái dùng tài khoản facebook của mình gọi lại qua messenger cho tài khoản facebook Nguyễn Thị Thùy nhưng bị chặn không liên lạc được nên bà Thái nghi ngờ bị lừa đảo, nhanh chóng ra Công an phường Kim Giang trình báo sự việc trên.
Thấy bà Thái hớt hải chạy vào phòng trực ban mếu khóc trình báo, cầu cứu nhờ các đồng chí Công an ngăn chặn, nếu không bà sẽ mất số tiền trên của em gái tích góp bao năm. Nhận được tin báo, Trung tá Lê Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Kim Giang lập tức báo cáo đồng chí Trưởng Công an quận Thanh Xuân để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời cùng tổ công tác chạy bộ (có đồng chí Công an phường còn không kịp đi giày) xuống Phòng giao dịch ngân hàng Vietinbank, ngõ 64 Kim Giang (cách trụ sở Công an phường khoảng 120m) để nhanh chóng phối hợp phong tỏa tài khoản, nếu không nhanh, trong tích tắc bị hại sẽ mất số tiền trên.
Bà Nguyễn Thị Thái viết cảnh báo hành vi lừa đảo của đối tượng để người thân, bạn bè biết để tránh bị lừa.
Sau khi nghe Công an phường báo cáo vụ việc, lãnh đạo Phòng giao dịch ngân hàng Vietinbank, ngõ 64 Kim Giang đã chỉ đạo nhân viên phối hợp tiến hành phong tỏa được toàn bộ số tiền của bà Thái trong tài khoản của đối tượng có hành vi lừa đảo, qua đó ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tá Lê Anh Tuấn, Trưởng Công an phường Kim Giang cho biết, thủ đoạn các đối tượng rất tinh vi, bọn chúng “hack” tài khoản mạng xã hội của chị Nguyễn Thị Thuỳ (em gái bà Thái), đọc được đoạn chát qua mesenger trong facebook của hai chị em biết về số tiền trên nên đã liên lạc với bà Thái và sử dung công nghệ ghép mặt chị Thuỳ, giả giọng để lừa chuyển tiền.
Khi cơ quan Công an liên lạc, các đối tượng đã xóa toàn bộ giao dịch với bà Thái, chặn số điện thoại… Cùng thời điểm, đối tượng tiếp tục liên lạc với một người em khác của bà Thái, trú tại huyện Gia Lâm (Hà Nội), lừa gửi cho 70 triệu đồng vào tài khoản Nguyễn Văn Linh để trả nợ… Tuy nhiên, bị hại không biết sử dụng điện thoại đã gọi cho con trai nhờ gửi và anh này đã phát hiện ra số điện thoại lạ dùng để lừa đảo nên ngắt liên lạc.
Thư cảm ơn của bà Nguyễn Thị Thái gửi Công an quận Thanh Xuân vì đã nhanh chóng giữ được số tiền mà bà chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo.
Cũng theo Trung tá Lê Anh Tuấn, sự việc trên cho thấy sự phối hợp giữa cơ quan Công an và các đơn vị ngân hàng/tổ chức tài chính là vô cùng quan trọng. Chỉ trong vòng 10 phút từ khi chuyển tiền, cơ quan chức năng đã phong tỏa được số tiền 500 triệu đồng của bà Thái đang nằm trong tài khoản của các đối tượng lừa đảo. Nếu chỉ chậm một vài phút, các đối tượng đã có thể tẩu tán toàn bộ số tiền lừa đảo chiếm được.
Khi biết tin số tiền đã giữ lại được, bà Thái xúc động khóc và cho biết, hai vợ chồng cán bộ công chức đã nghỉ hưu, không có nhiều tiền, sổ tiết kiệm là của em gái gửi. Ngoài ra, bà cũng thường xuyên nâng cao cảnh giác nhưng không nghĩ lần này lại rơi vào gia đình. Ngay sau đó, bà Thái đã viết lời cảnh báo lên facebook, zalo để người thân, họ hàng, bạn bè biết, phòng tránh; đồng thời viết thư cảm ơn tới Công an quận Thanh Xuân, Công an phường Kim Giang có cán bộ, chiến sĩ nghiệp vụ cao, nhiệt tình, trách nhiệm vì nhân dân phục vụ
Xét xử nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam
Ngày 6/6, TAND tỉnh Vĩnh Long mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Phạm Huy Hoàng (SN 1977, ngụ TP Vĩnh Long, nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam), Lâm Quế Mẫn (SN 1967, ngụ TP Hồ Chí Minh), Lê Nguyễn Trần Huấn (SN 1969, ngụ TP Cần Thơ) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.
Bị cáo Lê Minh Truyền (SN 1986, ngụ TP Vĩnh Long) bị truy tố về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Lê Thành Quân (SN 1982, ngụ tỉnh Tiền Giang) và Trần Trọng Nhân (SN 1987, ngụ TP.HCM) về tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Phiên tòa dự kiến xét xử trong 3 ngày, từ ngày 6 - 8/6.
Bị cáo Nguyễn Phạm Huy Hoàng, nguyên Giám đốc Công ty thẩm định giá Tây Nam.
Theo cáo trạng, năm 2015, thông qua hoạt động kinh doanh, Mẫn quen biết với Huấn và Hoàng. Quá trình thỏa thuận làm ăn, Huấn hứa sẽ chia cổ phần cho Hoàng và Mẫn, mỗi người 32%, dù cả 2 không bỏ tiền góp vốn.
Để nhận phần hoa hồng trên, Hoàng thông qua quan hệ lo các thủ tục tham gia đấu giá để mua dự án Nhà máy Phương Thảo. Mẫn tìm kiếm đối tác để kêu gọi góp vốn đầu tư và tìm đối tác chuyển nhượng lại cổ phần Công ty Phương Thảo khi mua được Nhà máy Phương Thảo.
Trong khoảng thời gian này, Hoàng được bổ nhiệm có thời hạn giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Me Kong 68.
Trong quá trình đấu giá, công ty không có chức năng xử lý rác thải. Huấn, Mẫn và Hoàng đã thành lập Công ty Môi trường xanh Me kong. Công ty này không có vốn, không có hoạt động kinh doanh, mục đích chủ yếu là để tham gia đấu giá mua Nhà máy Phương Thảo.
Trong khoảng thời gian này, Quân, Nhân và Truyền đã hỗ trợ Huấn, Mẫn và Hoàng làm chứng thư bảo lãnh. Ngày 4/1/2019, Truyền đại diện công ty tham gia và trúng đấu giá mua dự án Nhà máy Phương Thảo với giá hơn 152 tỷ đồng.
Do không có tiền cọc cho ngân hàng, Huấn, Hoàng, Mẫn bàn bạc bán phế liệu của nhà máy với số tiền gần 8 tỷ đồng. Sau đó, Huấn đã ký kết các hợp đồng bán phế liệu và chiếm đoạt số tiền 9 tỷ đồng.
Tìm bị hại vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt 5,5 tỷ đồng để chơi tiền ảo Lê Nhật Nguyên (quê Kiên Giang, nhân viên một ngân hàng) tham gia chơi tiền ảo Binance thua trên 1,75 tỷ đồng. Để có tiền trả nợ và tiếp tục chơi tiền ảo, Nguyên đã chiếm đoạt của khách hàng 5,5 tỷ đồng. Ngày 6/6, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cho biết đang thụ lý vụ án Lê Nhật Nguyên...