Cảnh sát Úc cảnh báo người chơi Pokemon Go
Đừng băng qua đường hay vô đồn chơi Pokemon Go là cảnh báo của cảnh sát phía Bắc Australia khi game này ồn ào trên mạng xã hội.
Cảnh sát Bắc Australia vừa có nhắn nhủ đến người chơi của cơn sốt Pokémon Go: Hãy cẩn thận, nhớ nhìn xung quanh khi băng qua đường và làm ơn đừng chui vô đồn cảnh sát để bắt Pokemon nhé!
Được ra mắt ngày hôm qua, Pokémon Go là một trò chơi điện thoại di động, trong đó người chơi sẽ sử dụng GPS và camera sau để bắt Pokémon ảo tại các địa điểm thực tế trên Trái đất.
Pokemon Sandrew thường xuất hiện gần đồn cảnh sát. Ảnh: The Verge.
Có vẻ đồn cảnh sát là nơi xuất hiện một loại pokemon với tên gọi Sandrew, nhưng những nhà hành pháp không mấy chào mừng người chơi đến đây vì mục đích chơi game, The Verge đưa tin.
Trang Facebook của trụ sở cảnh sát này viết: “Gửi các nhà huấn luyện Pokémon Go đại tài. Mặc dù đồn cảnh sát Darwin này có thể là điểm dừng chân ưa thích của quý vị, nhưng cảm phiền mọi người đừng vô đây để bắt Pokémon nữa. Ngoài ra, làm ơn ngẩng mặt khỏi chiếc điện thoại và để ý xung quanh khi qua đường. Mấy con Pokémon đó không nhanh hơn quý vị được đâu”.
Video đang HOT
Cảnh sát Úc hài hước nhắc mọi người giữ an toàn. Ảnh: Facebook.
“Giữ an toàn cho mình trước khi mà tóm hết chúng”, họ hài hước viết.
Đồn cảnh sát Darwin nằm trên một bán đảo xinh đẹp cách công viên Bicentennial chỉ một quãng đường ngắn. Australia là một trong những quốc gia đầu tiên nằm trong danh sách được chính thức trải nghiệm Pokémon Go.
Lo sợ fan Pokémon Go có thể bay đến sân bay quốc tế Darwin, sau đó đi thằng đến đồn để bắt Pokémon, những cảnh sát này đã khôn khéo nhắc nhở người chơi giữ an toàn mà vẫn không làm buồn lòng họ.
The Verge cũng hài hước cho rằng có thể các vị cảnh sát không muốn người khác bắt được loại Pokémon đặc trưng ở đây.
Đại Việt
Theo Zing
Tàu cá Trung Quốc mang vũ khí ra Biển Đông
Trung Quốc đang sử dụng một hạm đội tàu cá để thu thập thông tin về các tàu nước ngoài hoạt động ở Biển Đông. Các tàu này được trang bị hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để liên lạc với tàu phòng vệ bờ biển, nhiều tàu mang theo cả vũ khí.
Reuters đưa tin cho hay, đội tàu cá ở một thị trấn cảng tại đảo Hải Nam được huấn luyện quân sự, trợ cấp mọi thứ, kể cả nhiên liệu để thực hiện cái gọi là "lực lượng dân quân biển" tiến ra Biển Đông.
Đội tàu cá TQ được trang bị hiện đại, thậm chí mang cả vũ khí khi ra Biển Đông. Ảnh: Reuters
Hãng tin này dẫn lời quan chức Hải Nam, các nhà ngoại giao khu vực rằng, chương trình huấn luyện đội tàu nói trên còn bao gồm các hoạt động diễn tập trên biển, kỹ năng thu thập thông tin về tàu nước ngoài.
"Dân quân biển đang không ngừng mở rộng vì Trung Quốc muốn các ngư dân tham gia bảo vệ lợi ích quốc gia", một cố vấn cho chính quyền Hải Nam nói.
Tuy nhiên, lực lượng này cũng làm gia tăng nguy cơ xung đột với hải quân nước ngoài tại vùng biển chiến lược.
Theo cố vấn chính quyền Hải Nam, lực lượng quân sự cấp thành phố đảm nhận nhiệm vụ cung cấp, huấn luyện quân sự cho ngư dân Trung Quốc.
Hoạt động này diễn ra vào tầm tháng 5 và tháng 8, bao gồm hoạt động tìm kiếm cứu hộ, đối phó thiên tai trên biển, và "bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc", vị cố vấn nói.
Thay tàu sắt công suất lớn
Theo các chuyên gia ngành công nghiệp đánh bắt Trung Quốc, nguồn trợ cấp từ chính phủ cho phép ngư dân sử dùng các tàu sắt công suất lớn thay vì tàu gỗ.
Hệ thống GPS được trang bị cho ít nhất 50.000 tàu, nhằm giúp đội tàu cá liên lạc với tàu phòng vệ bờ biển Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp, kể cả đụng độ với tàu nước ngoài.
Một số ngư dân Hải Nam còn cho hay, nhiều tàu mang cả vũ khí loại nhỏ. Cố vấn chính quyền Hải Nam nói rằng, khi "thực hiện sứ mệnh bảo vệ chủ quyền", các cơ quan chức năng sẽ phối hợp với lực lượng dân quân biển.
Việc phối hợp này đã thể hiện rõ ràng trong một sự vụ xảy ra hồi tháng 3, khi Indonesia tiến hành bắt giữ một tàu cá Trung Quốc ở gần quần đảo Natuna. Một tàu phòng vệ bờ biển TQ khi ấy đã nhanh chóng can thiệp, ngăn cản lực lượng hải quân Indonesia.
Bắc Kinh trong khi không tuyên bố chủ quyền với Natuna thì vẫn ngang ngược nói rằng, con tàu trên hoạt động ở "vùng đánh bắt truyền thống của Trung Quốc".
Reuters dẫn nguồn tin công nghiệp đánh cá Trung Quốc rằng, các công ty đánh bắt nước này được chính phủ tài trợ thường xuyên đưa tàu ra Trường Sa.
Tập đoàn nhà nước mang tên Ngư nghiệp Nam Hải (Hải Nam) thường cung cấp cho ngư dân nhiên liệu, nước và đá, sau đó mua lại cá mà các ngư dân này đánh bắt được tại Trường Sa.
Theo Thái An (Vietnamnet)
Triều Tiên gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hưởng Hàn Quốc Hàn Quốc cho biết hành động gây nhiễu GPS của Triều Tiên đã ảnh hưởng đến 58 máy bay và 52 tàu của nước này. Hãng Channel News Asia (CNA) dẫn nguồn tin Hàn Quốc ngày 1-4 cho biết Triều Tiên đang tiếp tục sử dụng sóng vô tuyến để gây nhiễu tín hiệu của hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh...