Cảnh sát Trung Quốc huấn luyện sóc tìm kiếm ma túy
Cảnh sát Trung Quốc đã huấn luyện một đội sóc để chuyên tìm kiếm ma túy ở những môi trường phức tạp như kho hậu cần và trạm giao hàng.
Đội sóc nghiệp vụ đầu tiên sẽ được triển khai tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Global Times
Theo tờ Global Times, những con sóc đầu tiên có khả năng phát hiện ma túy sẽ được triển khai ở thành phố Trùng Khánh.
Được biết, sáu chú sóc tham gia đợt huấn luyện chống ma túy đầu tiên là loài sóc đỏ Á – Âu. Các cơ quan nghiên cứu khoa học có liên quan đã chứng nhận về khả năng truy tìm ma túy của chúng.
“Sóc có khứu giác rất tốt. Tuy nhiên, việc huấn luyện loài gặm nhấm tìm kiếm ma túy trước đây gặp trở ngại về mặt công nghệ”, Yin Jin, người phụ trách đội chó nghiệp vụ của Sở Công an Hechuan ở Trùng Khánh cho biết.
Ông nói thêm rằng hệ thống huấn luyện do họ tự phát triển có thể được áp dụng đối với nhiều loài động vật khác nhau. Kết quả, những con sóc đã có thể nhanh chóng xác định các loại thuốc cấm.
Không giống như chó nghiệp vụ, cơ thể của sóc nhỏ và rất nhanh nhẹn nên chúng dễ dàng tìm kiếm ma túy ở những vị trí cao. Khi tìm thấy chất cấm, sóc sẽ cào bới vào vị trí nghi vấn để báo hiệu cho người huấn luyện.
Video đang HOT
Robot cảnh sát tăng sức mạnh tuần tra ở Trung Quốc lên gấp 10 lần
Kết quả nghiên cứu cho thấy robot có thể giúp tăng cường sức mạnh tuần tra của cảnh sát Trung Quốc lên gấp 10 lần.
Nghiên cứu mới ở Trung Quốc cho thấy robot tuần tra là một phần quan trọng trong công cuộc cải cách hiệu quả của lực lượng cảnh sát nước này. Ảnh: Getty Images
Nghiên cứu do Chính phủ Trung Quốc tài trợ nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng robot cảnh sát trên phạm vi toàn quốc cho thấy một cỗ máy thông thường có thể tuần tra 80km đường phố và kiểm tra hơn 200 nghi phạm mỗi ngày - gấp hơn 10 lần khối lượng công việc trung bình của một cảnh sát ở Trung Quốc.
Theo nghiên cứu trên, mặc dù ước tính dựa trên dữ liệu thực địa được thu thập ở thành phố Hàng Châu nhưng cơ quan thực thi pháp luật ở những thành phố khác cũng được hưởng lợi đáng kể từ công nghệ này.
Năm ngoái, Trung Quốc đã lập kế hoạch triển khai robot cảnh sát hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) ở hầu hết các thành phố vào năm 2025, nhưng số lượng và hiệu suất chính xác của những cỗ máy này hầu như vẫn còn là điều bí mật.
Nghiên cứu mới do Giáo sư Li Weiqing tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc thực hiện đã chỉ ra rằng các công nghệ mới - như mạng internet 5G, trung tâm big-data và định vị vệ tinh độ chính xác cao - đã tăng đáng kể hiệu suất của robot cảnh sát, cũng như mở ra những cách thức để kết hợp rộng rãi công nghệ vào công việc của lực lượng thực thi pháp luật.
Theo nhóm nghiên cứu của bà Li Weiqing, Trung Quốc có 1,8 triệu cảnh sát (gấp đôi so với Mỹ), và trung bình có nhiều hơn một cảnh sát Trung Quốc hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ mỗi ngày (gấp ba lần so với các đồng nghiệp ở Mỹ).
Trong một bài đăng trên Tạp chí Trường Cao đẳng Cảnh sát Bắc Kinh ngày 17/11, bà Li và các đồng nghiệp cho biết tỷ lệ cảnh sát hy sinh xảy ra thường xuyên nhất ở các đồn cấp cơ sở do khối lượng công việc nặng nề và việc tuần tra đường phố tiêu tốn nhiều thời gian cùng sức lực. Khi làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc tuần tra xuyên đêm, áp lực tâm lý và thể chất đối với các sĩ quan có thể tăng theo cấp số nhân.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Điều này thường dẫn đến sự chán nản hoặc bất mãn. Robot tuần tra là một phần quan trọng trong kế hoạch cải cách của lực lượng cảnh sát. Chúng chắc chắn sẽ trở thành trụ cột hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát tuyến đầu trong môi trường xã hội phức tạp."
Một số nguyên mẫu thô sơ của robot cảnh sát đã xuất hiện vào đầu những năm 1980, chủ yếu sử dụng các công nghệ quân sự để giám sát và chiến đấu trên chiến trường.
Trong những thập kỷ gần đây, Hàn Quốc, Saudi Arabia và Mỹ là những quốc gia đã đưa vào sử dụng nhiều hơn các loại máy móc được thiết kế riêng cho mục đích dân sự, với khả năng như đọc biển số ô tô và nhận dạng khuôn mặt.
Nhưng những ứng dụng này có quy mô nhỏ và đều bị giới hạn trong một khu vực hoặc sự kiện nhỏ.
Ngoài ra, những robot cảnh sát này sử dụng mạng điện thoại di động tốc độ chậm hoặc Wi-fi để liên lạc, khiến việc triển khai ở một số môi trường thay đổi nhanh chóng trở nên khó khăn. Công nghệ chủ đạo trên thị trường quốc tế cũng khiến loại robot này phụ thuộc nhiều vào con chip của chính chúng, làm hạn chế hiệu suất và tăng chi phí.
Theo nghiên cứu thực địa của Giáo sư Li Weiqing, Trung Quốc đang ở vị trí dẫn đầu thế giới để triển khai lực lượng robot cảnh sát quy mô lớn, vì hầu hết các thành phố của Trung Quốc đã được nâng cấp mạng 5G, tăng băng thông lên 100 lần so với 4G và cắt giảm chi phí truyền dữ liệu.
Nhóm nghiên cứu cho biết quá trình quản lý robot ở Trung Quốc sẽ nhận được lợi ích đáng kể từ việc nâng cấp 5G. Họ cho biết độ trễ truyền tải qua 5G, thường dưới 5 mili giây, cho phép robot chuyển hầu hết dữ liệu theo thời gian thực lên cơ sở lưu trữ đám mây.
Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin lớn nhất thế giới với một số siêu máy tính và trung tâm dữ liệu mạnh nhất.
Theo nhóm của bà Li, việc hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu vượt qua GPS để trở thành mạng định vị vệ tinh toàn cầu lớn nhất vào năm 2020, đã củng cố niềm tin của Chính phủ Trung Quốc vào lực lượng robot cảnh sát khi chúng không cần đến các vệ tinh nước ngoài để biết hoặc lên kế hoạch hoạt động.
Trước đây, robot cảnh sát của Trung Quốc cũng giống như "đồng nghiệp" ở các quốc gia khác, chủ yếu được triển khai với số lượng hạn chế. Giờ đây, các thành phố lớn ở các tỉnh trên cả nước, từ tỉnh ven biển Chiết Giang đến Tân Cương, đang triển khai robot ra đường để hỗ trợ cảnh sát tuần tra.
Chúng hầu hết được trang bị nhiều loại cảm biến, chẳng hạn như camera quan sát tham số và thiết bị chụp ảnh nhiệt. Họ có thể kết nối với các trung tâm dữ liệu do AI cung cấp để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn như xác định và theo dõi kẻ tình nghi, báo cháy và phát hiện hành vi phạm pháp.
Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn thiện hơn và chi phí thấp hơn, dự án robot cảnh sát sẽ được mở rộng đến các thành phố nhỏ hơn và thậm chí là một số trụ sở chính của quận.
các nhà nghiên cứu cho biết chính phủ sẽ cần hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn để giải quyết các rào cản còn tồn tại, trong đó có cài đặt các biện pháp hiệu quả để chống tin tặc. Những "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc như Huawei và ZTE được cho là có khả năng và nguồn lực để giúp giải quyết những vấn đề này.
Gia nhập 'nhóm quan tham', cựu cục trưởng ở Trung Quốc chìm vào hố sâu tội lỗi Khi để đồng tiền và quyền lực làm mờ mắt, các quan chức khó giữ bản thân khỏi việc bị nhúng chàm. Theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), Cung Đạo An sinh năm 1964 ở huyện Lễ thuộc tỉnh Hồ Nam. Từ năm 1981 tới năm 2007, Cung lần lượt nắm giữ một số chức vụ quan...