Cảnh sát tìm ra thủ phạm vụ án giết người nhờ Google
Một người phụ nữ đã sát hại bạn trai rồi dàn cảnh giống như một vụ tự sát. Tuy nhiên, tội ác của người phụ nữ này đã bị phát giác nhờ vào… Google.
Natasha Beth Darcy và người bạn trai Mathew Dunbar mà cô đã ra tay sát hại.
Nhiều người thường hài hước nói rằng Google biết được tất cả mọi thứ và nếu cần giải đáp điều gì, hãy nhờ đến sự trợ giúp của Google. Câu nói đùa này đã trở thành sự thật, khi mới đây, bí ẩn về một vụ án giết người đã được tìm ra nhờ vào Google.
Theo đó, một vụ án mạng xảy ra vào năm 2017, khi Natasha Beth Darcy, 46 tuổi, đã ra tay sát hại bạn trai của mình, Mathew Dunbar, 42 tuổi, nhằm chiếm đoạt tài sản thừa kế. Sau khi ra tay sát hại bạn trai, Darcy đã dàn cảnh thành một vụ tự sát để qua mắt cơ quan điều tra.
Darcy đã dùng thuốc an thần quá liều và hơi ga để hạ độc Mathew Dunbar tại trang trại của bạn trai (nằm ở bang New South Wales, Úc). Darcy sau đó đã gọi điện cho lực lượng cứu hộ và liên tục gào khóc để thể hiện lòng tiếc thương khi các nhân viên y tế đến nơi.
Khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra về cái chết của Dunbar, Darcy luôn khẳng định rằng bạn trai mình đã tự sát. Cô cho biết Dunbar rơi vào trạng thái trầm cảm khi bị thương ở chân và anh vừa được bác sĩ thông báo tin không vui về vết thương này. Darcy cho rằng điều này đã khiến Dunbar tự tìm đến cái chết.
Video đang HOT
Darcy liên tục khóc lóc và rơi vào trạng thái kích động sau cái chết của bạn trai.
Được biết, cặp đôi này đã gặp nhau trên một trang web hẹn hò vào năm 2014. Sau một thời gian sống chung với nhau, Darcy đã ép buộc bạn trai phải viết di chúc nhượng lại cho cô khu đất và trang trại nơi anh đang sinh sống, với giá trị ước tính 3,5 triệu USD.
Sau khi Dunbar viết di chúc để lại tài sản cho Darcy để làm vừa lòng bạn gái, cũng là lúc người phụ nữ này bắt đầu tìm cách sát hại bạn trai nhằm chiếm đoạt tài sản. Darcy đã sử dụng Google để tìm kiếm cách giết người mà không để lại dấu vết, bao gồm cách dùng nhện độc, nấm độc hoặc hơi ga…
Tuy nhiên, Darcy đã tìm được cách giết người và xóa dấu vết, nhưng lại quên không xóa lịch sử duyệt web và lịch sử tìm kiếm trên Google của mình. Cơ quan điều tra khi lục soát máy tính của Darcy đã phát hiện thấy các nội dung tìm kiếm về cách giết người, nên đã nghi ngờ cô là thủ phạm đứng sau cái chết của Dunbar.
Cảnh sát sau đó đã hướng sự điều tra nhằm vào Darcy. Sau một thời gian thẩm vấn, cuối cùng người phụ nữ này đã thừa nhận hành vi giết người của mình.
“Mathew chỉ muốn tình yêu và một gia đình, nhưng cuối cùng anh ấy đã nhận được gì? Một người phụ nữ đầy toan tính và máu lạnh, đã lên kế hoạch sát hại anh ấy để chiếm đoạt tài sản”, công tố viên Brett Hatfield cho biết.
Cảnh sát cho biết Darcy đã pha thuốc an thần vào nước uống của Dunbar khiến anh ngủ mê mệt, sau đó xả hơi ga vào phòng ngủ để sát hại Dunbar. Bồi thẩm đoàn còn cho biết Darcy đã nhắn tin cho một người bạn sau cái chết của Dunbar, đề nghị trả cho cô này số tiền 20.000 USD để nói dối về tình trạng của Dunbar trước khi anh qua đời.
Đáng chú ý, trước Dunbar, Natasha Beth Darcy cũng đã từng lên kế hoạch sát hại chồng cũ của mình, người đàn ông có tên Colin Crossman, nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Năm 2009, Natasha đã dùng búa để đập vào đầu Crossman khi ông đang ngủ và một vài ngày sau đó, cô đã sử dụng thuốc an thần để gây mê Crossman rồi châm lửa đốt nhà. May mắn Crossman đã thoát chết sau âm mưu sát hại của vợ cũ.
Một sự trùng hợp đặc biệt, Colin Crossbar là một nhân viên y tế và ông chính là một trong những người có mặt đầu tiên tại nhà Dunbar vào ngày vụ án mạng xảy ra.
Phiên tòa xét xử Darcy sẽ được diễn ra vào ngày 1/10 tới đây và cô có thể sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là chung thân.
Không cập nhật bản vá VPN, 607 tổ chức Nhật Bản chịu hậu quả
Hiện các tổ chức bắt đầu bị ảnh hưởng vì không cập nhật bản vá VPN của Fortinet bao gồm Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, Đại học Sapporo, tập đoàn viễn thông NTT, hay cả Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản.
Một chuyên gia bảo mật thông tin của Nhật Bản cho biết, có ít nhất 607 tổ chức ở nước này, bao gồm các công ty và cơ quan chính phủ, đang trở thành mục tiêu tấn công mạng. Trong trường hợp này, tin tặc khai thác lỗ hổng trong công nghệ mạng riêng ảo VPN, vốn đang được sử dụng rộng khắp để làm việc từ xa giữa đại dịch Covid-19.
Cụ thể hơn vào ngày 19/11, trên Internet rò rỉ danh sách khoảng 50.000 tài khoản VPN chưa cập nhật bản vá của Fortinet. Nhiều tổ chức là khách hàng của Fortinet đã bị lộ ID tài khoản nhân viên, mật khẩu và các dữ liệu xác thực khác. Hơn 10% trong số đó, tương đương khoảng 5.400 tài khoản có liên quan tới các tổ chức Nhật Bản.
Hiện các tổ chức bắt đầu bị ảnh hưởng bao gồm các khách sạn lớn, các công ty an ninh mạng và bệnh viện công, như Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, công ty Recruit Holdings, hay Đại học Sapporo. Nhà cung cấp dịch vụ tiền mật mã DeCurret, hay tập đoàn viễn thông NTT đều đã có dấu hiệu bị xâm nhập.
Ngay cả Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản cũng cho biết, họ đã ghi nhận 46 trường hợp truy cập trái phép kể từ tháng 8 năm ngoái.
Fortinet phát hành bản vá từ tháng 5/2019 để sửa lỗi các lỗ hổng trong dịch vụ VPN của mình, lỗ hổng mà các chuyên gia CNTT ở Nhật Bản cũng liên tục đưa ra cảnh báo. Dù vậy vẫn có các tổ chức bị lấy cắp thông tin do không cập nhật bản vá.
Trên Internet rò rỉ danh sách khoảng 50.000 tài khoản VPN chưa cập nhật bản vá của Fortinet.
Dù nhu cầu sử dụng VPN tăng lên, khi mà các công ty khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà trong làn sóng đại dịch mới, luôn có nguy cơ dữ liệu xác thực bị đánh cắp, từ đó kẻ tấn công có thể dễ dàng truy cập vào hệ thống nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp.
Nobuo Miwa, Chủ tịch của công ty bảo mật S&J tại Tokyo khẳng định: "Những tài khoản VPN trong danh sách rò rỉ đã bắt đầu bị tấn công bởi nhiều đợt khác nhau. Một số tổ chức thì có thể nhận thấy hệ thống của họ bị chiếm đoạt bởi tin tặc trong tương lai".
Sếp lớn Apple bị cáo buộc hối lộ 200 iPad cho cảnh sát Hàng trăm chiếc iPad này sẽ được sử dụng để đổi lấy 4 giấy phép sử dụng súng cho các nhân viên Apple, tuy nhiên cuối cùng điều này đã không bao giờ xảy ra. Một bồi thẩm đoàn ở California đã truy tố người đứng đầu về an ninh toàn cầu của Apple, Thomas Moyer, khi ông này tìm cách hối lộ...