Cảnh sát quốc tế phá vỡ botnet nguy hiểm nhất thế giới
Lực lượng cảnh sát quốc tế vừa xóa sổ một botnet nguy hiểm nhất thế giới có tên EMOTET.
Botnet này là mạng lưới máy tính chứa mã độc, được sử dụng để xâm nhập và chiếm quyền các hệ thống máy tính khác.
Theo Cơ quan hợp tác thực thi pháp luật châu Âu ( Europol), botnet này có liên quan đến hàng trăm máy chủ trên toàn thế giới, được sử dụng để quản lý máy tính bị nhiễm độc của các nạn nhân, từ đó khiến mã độc lây lan sang các máy tính mới với mục đích phục vụ các nhóm tội phạm khác.
Video đang HOT
Europol cũng cho biết hiện đã kiểm soát toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng của botnet này.
Botnet này được Europol đánh giá là nguy hiểm nhất thế giới bởi đây là hình thức mà tội phạm cấp cao có thể sử dụng để cài đặt nhiều loại mã độc khác, trong đó có mã độc “Trojans” dùng để đánh cắp các thông tin ngân hàng và giấy ủy quyền cũng như các mã độc khóa các tệp và hệ thống máy tính được tiến hành hình thức tấn công đòi tiền chuộc.
Thông thường, tội phạm thường lừa nạn nhân mở thư điện tử hoặc các đường link gắn mã độc, qua đó mở ra đường dẫn cho virus xâm nhập vào hệ thống máy tính người dùng. Hình thức tấn công này phổ biến hơn trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khi tin tặc lợi dụng chủ đề này để dụ dỗ các nạn nhân. Chỉ cần người dùng mở thư hoặc kết nối với đường dẫn, mã độc được cài trong tệp văn bản có thể khởi động và cài đặt mã độc EMOTET trên máy tính nạn nhân.
Chiến dịch có sự tham gia của cảnh sát Anh, Canada, Đức, Litva, Hà Lan, Ukraine và Mỹ, đánh dấu thành tích nổi bật trong cuộc chiến chống tội phạm mạng trong 10 năm qua.
FBI, Europol gỡ bỏ dịch vụ VPN nhằm vào tội phạm
Mạng riêng ảo (VPN) được xem là cách tốt nhất để giữ an toàn cho dữ liệu người dùng, nhưng cách dịch vụ đó được cung cấp dường như là vấn đề đối với cơ quan thực thi pháp luật.
VPN có thể bị khai thác bởi những kẻ tội phạm
Theo Engadget , báo cáo mới từ TorrentFreak cho thấy Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cục Cảnh sát châu Âu (Europol) đã làm việc cùng nhau để đóng cửa Safe-Inet (còn được gọi là Insorg), một dịch vụ VPN dường như được thiết kế riêng cho tội phạm. Dịch vụ không chỉ được quảng cáo trên các diễn đàn tập trung vào tội phạm mà còn thường được sử dụng cho các hoạt động như mã độc tống tiền hay chiếm đoạt tài khoản...
Các quan chức Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) lưu ý nhiều dịch vụ này thường bao che cho tội phạm, chẳng hạn như từ chối cung cấp nhật ký hay "phớt lờ hoặc ngụy tạo" khi nạn nhân khiếu nại. Họ trở thành "kẻ che giấu" các tội ác mà tội phạm mạng hoạt động. Các quan chức không trực tiếp tuyên bố rằng Safe-Inet tham gia vào các hoạt động này nhưng ít nhất nó cũng cho thấy dịch vụ này có liên quan.
Mặc dù vậy vẫn có những lo ngại cho cách làm này khi mà một số hoạt động VPN được thiết kế để tập trung vào quyền riêng tư. Các công ty có thể sử dụng VPN để tránh các trường hợp tin tặc tấn công dữ liệu hoặc không muốn bị cơ quan chính phủ kiểm soát hoạt động truy cập mạng.
Tuy FBI và các cơ quan thực thi pháp luật khác không nhất thiết phải tấn công các dịch vụ VPN chỉ để thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư nhưng ít nhiều cơ quan chức năng phải có hành động nhất định.
Nguy cơ hình thành các botnet khồng lồ từ thiết bị IoT Với sự phổ biến của 5G và IoT, kẻ tấn công có thể kiểm soát hàng triệu bộ định tuyến, camera an ninh..., tạo ra các mạng botnet lớn để tấn công DDoS. Tại Hội thảo Vietnam Security Summit 2020, diễn ra ngày 10/11 ở Hà Nội, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết bảo đảm an toàn,...