Cảnh sát Hồng Kông xuống giọng thuyết phục người biểu tình về nhà
Cảnh sát Hồng Kông đang sử dụng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn để giải quyết các cuộc biểu tình ở đặc khu.
Hôm 23-8, báo South China Morning Post cho biết đoạn video quay cảnh thanh tra cảnh sát Sean Lin cố gắng thuyết phục những thanh niên bao vây đồn cảnh sát Ma On Shan rời đi đã thu được hơn 415.000 lượt xem sau chưa đầy 1 tuần, đồng thời lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Trong một cảnh quay, ông Lin được nhìn thấy dùng loa phóng thanh yêu cầu đám đông đang tụ tập bên dưới đồn cảnh sát Ma On Shan về nhà. Hành động này trái ngược với hình ảnh lực lượng chống bạo động sử dụng hơi cay và đạn cao su để trấn áp người biểu tình 2 tháng qua.
Thanh tra cảnh sát Sean Lin. Ảnh: SCMP
Video đang HOT
“Tôi hy vọng có thể dùng cách giải quyết nhẹ nhàng cũng như phương thức giao tiếp bằng lời khuyên và cảnh báo mà không cần tới vũ lực. Cách giải quyết này được thực hiện ở Sha Tin và một số quận khác sau khi chúng tôi đánh giá tình hình và nhận thấy hầu hết những người tập trung ở đó đều là thanh niên.” – ông Lin, 47 tuổi, nói tại một cuộc họp báo có sự tham dự của phóng viên Trung Quốc.
Ông Lin cho biết thêm dù một số người biểu tình ném chai thủy tinh và chiếu tia laser vào cảnh sát nhưng bạo lực vẫn không leo thang. “Những gì tôi nói không được ghi sẵn mà xuất phát từ trái tim. Tôi nói như thể tôi là một bậc cha mẹ khuyên họ nên rời đi” – ông Lin chia sẻ.
Ảnh: SCMP
Tại cuộc họp báo, ông Lin cũng nói rằng những người rời đi vẫn có thể phải đối mặt với các hình phạt vì cảnh sát đã quay lại vụ việc. Khoảng 1/4 đám đông rời khỏi đồn cảnh sát Ma On Shan sau 30 phút. Những người còn lại giải tán khi họ nghe thấy tiếng còi vang lên.
Cảnh sát Hồng Kông bị lên án sử dụng vũ lực quá mức đối với người biểu tình kể từ ngày 9-6. Gần đây nhất, một cô gái bị bị thương ở mắt trong cuộc biểu tình bên ngoài đồn cảnh sát Tsim Sha Tsui hôm 11-8 khiến những người xung quanh tức giận. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát đã bắn hơi cay vào bên trong ga tàu Kwai Fong và đạn cao su ở cự ly gần tại ga tàu Tai Koo.
Phạm Nghĩa (Theo SCMP)
Theo nld.com.vn
Hoa kiều tại Úc ẩu đả vì Hồng Kông
Không khí căng thẳng tại Hồng Kông lan tới Úc, nơi có nhiều người gốc Hoa sinh sống, khiến chính quyền sở tại phải lên tiếng cảnh báo.
Người biểu tình tại khu Cửu Long, Hồng Kông chiều 17.8.Reuters
Ngày 17.8, hàng ngàn người thuộc 2 phe đồng tình với phong trào biểu tình ở Hồng Kông lẫn ủng hộ chính quyền đặc khu tiếp tục tuần hành tại các thành phố Sydney và Melbourne cũng như các địa phương khác tại Úc. Theo tờ Canberra Times, lại xảy ra ẩu đả giữa 2 bên tương tự tình trạng tối 16.8, khiến cảnh sát phải can thiệp và bắt giữ một số người. Sở Cảnh sát bang Victoria hôm qua ra thông cáo cảnh báo: "Chúng tôi tôn trọng quyền của cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm một cách hòa bình và hợp pháp nhưng sẽ không dung thứ đối với những người vi phạm pháp luật hoặc tham gia hành vi bạo lực". Cùng ngày, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp tuyên bố những diễn biến tại Hồng Kông "là việc nội bộ của Trung Quốc" do vậy nước ngoài, gồm cả Úc, không nên can thiệp.
Cũng trong hôm qua, bất chấp trời mưa nặng hạt, hàng ngàn giáo viên Hồng Kông cầm dù xuống đường nhằm ủng hộ thế hệ trẻ. Tờ South China Morning Post dẫn ước tính của Hiệp hội Nhà giáo Hồng Kông (PTU) thông báo có hơn 22.000 người tham gia cuộc tuần hành ôn hòa được nhà chức trách cấp phép tại khu Trung Hoàn trong khi cảnh sát cho rằng con số chỉ hơn 8.000 người.
Theo Chủ tịch PTU Phùng Vĩ Hoa, đây là lần đầu tiên giới nhà giáo Hồng Kông xuống đường trong suốt giai đoạn bất ổn kéo dài đã hơn 2 tháng tại đặc khu. Ông bày tỏ lo ngại về tình trạng nhiều sinh viên, học sinh bị thương hoặc bị bắt trong các cuộc biểu tình, đồng thời nhấn mạnh giới trẻ là tương lai của thành phố nên cần được bảo vệ. Một số giáo viên khác quyết định xuống đường vì không hài lòng với "thái độ thờ ơ" của chính quyền trong việc đáp ứng yêu sách của người biểu tình, gồm bãi bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ gây tranh cãi và điều tra độc lập về cáo buộc cảnh sát sử dụng vũ lực với người biểu tình.
Đến chiều, một đám đông khác tập trung tại quận Cửu Long để phản đối cảnh sát dùng vũ lực và thể hiện bất bình về việc lượng lớn du khách từ đại lục đến Hồng Kông, "quấy rầy cuộc sống của người dân địa phương". Sau đó, đoàn người kéo đến khu Vượng Giác và hô hào khẩu hiệu phản đối trước cổng sở cảnh sát. Lực lượng chống bạo động đã ra quân giải tán vì đây là cuộc biểu tình chưa được cấp phép.
Ngược lại, hàng ngàn người từ 17 giờ ngày 17.8 (giờ địa phương) tập trung tại khu Kim Chung để ủng hộ chính quyền và cảnh sát, đồng thời phản đối các diễn biến bạo lực gần đây. Theo truyền thông địa phương, hôm qua hầu như không xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát trong khi người biểu tình chờ đợi tham gia cuộc xuống đường lớn diễn ra vào chiều nay 18.8 do nhóm CHRF tổ chức. Theo AFP, đây là lực lượng chính vận động các cuộc biểu tình có hàng trăm ngàn người tham gia hồi tháng 6 và tháng 7.
Theo thanhnien
Trung Quốc tuyên bố 'không ngồi xem' biểu tình Hong Kong "Nếu Chủ tịch Tập trực tiếp và đích thân gặp những người biểu tình thì đó sẽ là cái kết có hậu và sáng tỏ cho vấn đề Hong Kong", Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 15-8. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15-8 đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp những người biểu tình ở Hong Kong, theo...