Cảnh sát Hàn Quốc cấm CEO hãng Jeju Air rời khỏi đất nước
Ngày 2/1, cảnh sát Hàn Quốc đã phát lệnh cấm Giám đốc điều hành ( CEO) của hãng hàng không Jeju Air, ông Kim E Bae, rời khỏi đất nước sau thảm họa hàng không tồi tệ nhất tại nước này.
Giám đốc điều hành Jeju Air Kim E Bae (thứ 3, phải) tại cuộc họp báo ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh đang diễn ra cuộc điều tra về vụ ta.i nạ.n ngày 29/12, khi máy bay chở khách mang nhãn hiệu B737-800 của hãng Jeju Air gặp nạn khiến 179 người trong số 181 người trên máy bay thiệ.t mạn.g.
Cùng ngày, cảnh sát tỉnh Jeonnam đã triển khai đến Sân bay quốc tế Muan, khám xét văn phòng của hãng Jeju Air và các địa điểm khác. Lệnh khám xét được ban hành với cáo buộc “sơ suất chuyên môn dẫn đến tử vong”.
Cảnh sát đang bảo mật bằng chứng liên quan đến tính hợp pháp của bộ định vị địa phương của sân bay, một bức tường bê tông chứa một mảng ăng-ten nằm gần đường băng vào thời điểm đó, cũng như hồ sơ liên lạc giữa tháp kiểm soát và phi công ngay trước khi máy bay rơi.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ban Điều tra ta.i nạ.n hàng không và đường sắt thuộc Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và giao thông cho biết đã hoàn tất việc chuyển đổi dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái (CVR) thành tệp âm thanh. Một thiết bị khác, hộp đen ghi dữ liệu chuyến bay, sẽ được gửi đến Mỹ để phân tích.
Trong khi đó, Jeju Air đã thông báo kế hoạch giảm hoạt động bay sớm nhất là từ tuần tới để ứng phó với những lo ngại ngày càng tăng về sự an toàn của các chuyến bay.
Phát biểu tại họp báo, người đứng đầu văn phòng hỗ trợ quản lý của Jeju Air, ông Song Kyun Hoon cho biết công ty đang “chuẩn bị thực hiện việc cắt giảm hoạt động bay nội địa, sớm nhất là từ tuần tới, và đối với các tuyến bay quốc tế bắt đầu vào tuần thứ 3 của tháng này”.
Trước đó, Jeju Air đã công bố kế hoạch cắt giảm hoạt động bay từ 10-15% cho đến tháng 3 để tăng cường đảm bảo an toàn hoạt động.
Về việc hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho gia đình các nạ.n nhâ.n, ông Song Kyun Hoon cho biết Jeju Air đang trao đổi ý kiến với gia đình về các phương án và thủ tục. Ông cho biết: “Sau khi hoàn tất các cuộc thảo luận, chúng tôi sẽ hướng dẫn họ chuẩn bị các tài liệu cần thiết để đảm bảo giải ngân nhanh chóng”.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, Hàn Quốc, ngày 31/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngày 29/12, máy bay chở khách Jeju Air khởi hành từ Bangkok (Thái Lan) đã đâ.m vào bức tường ngoài của Sân bay Quốc tế Muan trong khi hạ cánh bằng bụng. Máy bay trượt trên mặt đất mà không có càng đáp, đâ.m vào một bức tường bê tông trước khi bốc cháy. Đây là vụ ta.i nạ.n hàng không khiến nhiều người thiệ.t mạn.g nhất từng xảy ra tại nước này.
Danh tính của tất cả 179 nạ.n nhâ.n đã được xác định. Tính đến sáng 2/1, th.i th.ể của 24 nạ.n nhâ.n đã được trao trả cho gia đình và quá trình tang lễ đang được tiến hành cho 10 người trong số họ. Nhà chức trách cũng đã bắt đầu chuyển một số đồ đạc của nạ.n nhâ.n thu thập được từ hiện trường cho các thành viên gia đình.
Gần 158.000 người đã đến các địa điểm tưởng niệm chung được dựng lên trên khắp cả nước để bày tỏ lòng thành kính với các nạ.n nhâ.n.
Giới chuyên gia đề xuất thay đổi quy định về khu vực an toàn đường băng
Theo hãng tin Yonhap, ngày 31/12, các chuyên gia thuộc lĩnh vực hàng không của Hàn Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi các quy định về an toàn sân bay, đặc biệt là tại khu vực an toàn đường băng, trong bối cảnh nhiều quan điểm cho rằng chính bước tường gần đường băng ở sân bay Muan góp phần khiến số người thiệ.t mạn.g tăng mạnh trong vụ ta.i nạ.n máy bay của hãng hàng không Jeju Air hôm 29/12.
Hiện trường vụ ta.i nạ.n máy bay tại Muan, tỉnh Nam Jeolla, Hàn Quốc, ngày 29/12/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ông Chung Yoon Shik, Giáo sư hàng không tại Đại học Công giáo Kwandong, cho rằng cần cập nhật các quy định, theo đó gỡ bỏ các kết cấu bê tông ở cuối đường băng bằng hệ thống hãm giữ máy bay bằng vật liệu kỹ thuật (EMAS), giúp ngăn máy bay chạy quá trớn. Theo ông, EMAS có thể tăng cường an toàn tại khu vực an toàn cuối đường băng (RESA) ngắn hơn, thông qua việc cải thiện ma sát và giảm tốc máy bay khi bị vượt tốc độ hoặc bị hủy cất cánh.
Tuy nhiên, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc cho rằng việc lắp đặt thiết bị định vị tại sân bay Muan hoàn toàn tuân thủ các quy định hiện hành.
Theo bộ trên, vì thiết bị này được lắp ngoài khu vực RESA, nên không cần phải đáp ứng quy định về kết cấu dễ vỡ. Khoảng cách RESA dài 199 m trong trường hợp này vẫn vượt mức tối thiểu 90 m theo tiêu chuẩn quốc tế, dù khoảng cách khuyến nghị là 240 m. Bộ cũng thừa nhận rằng một số sân bay trong nước, chẳng hạn như các sân bay ở Sacheon và Gyeongju, đều có RESA ngắn hơn mức khuyến nghị.
Vụ ta.i nạ.n thương tâm của Jeju Air xảy ra khi chiếc máy bay B737-800 của hãng, khởi hành từ Bangkok (Thái Lan), không thể bung càng, khiến phải hạ cánh bằng bụng, trượt dài trên đường băng, đâ.m vào bức tường bê tông và phát nổ tại sân bay Muan, tỉnh Nam Jeolla. Vụ ta.i nạ.n đã cướp đi sinh mạng của 179/181 người trên máy bay. Giới chuyên gia khẳng định vụ ta.i nạ.n cho thấy sự cần thiết phải cập nhật các biện pháp an toàn, bao gồm điều chỉnh vị trí cơ sở hạ tầng sân bay và sử dụng EMAS để ngăn ngừa các vụ ta.i nạ.n trong tương lai.
Hàn Quốc: Hành khách đồng loạt hủy vé bay đặt trước của Jeju Air Theo hãng tin Yonhap, hãng hàng không Jeju Air của Hàn Quốc ghi nhận lượng hành khách yêu cầu hủy vé máy bay đặt trước tăng mạnh trong ngày 30/12 trong bối cảnh có những quan ngại về an toàn hành không sau vụ ta.i nạ.n máy bay khiến 179 người thiệ.t mạn.g một ngày trước đó. Máy bay của Hãng hàng không...