Cảnh sát giả, cảnh sát thật
Hình nộm cảnh sát cầm súng bắn tốc độ được làm từ tư thế, màu áo, tới kích cỡ như người thật.
Hình nộm được làm bằng composite, tương tự chất liệu của biển báo giao thông.
Ngoài ra, cảnh sát một số nước dùng hình nộm xe cảnh sát để chống đua xe, đi ẩu… Hình nộm được làm như thật, ngay cả khi nhìn gần, vì thế giảm tối đa hành vi phóng nhanh vượt ẩu của cánh lái xe.
“Chữa cháy” cho thành phố thiếu 500 cảnh sát
“Trông rất giống cảnh sát thật. Phải nhìn kỹ, bạn mới biết đó là giả. Tôi nghĩ rằng nó sẽ khiến nhiều người tuân thủ luật giao thông hơn”, Gautam T, một sinh viên đại học nói. Gautam và bạn học còn chụp ảnh với cảnh sát ma-nơ-canh làm kỷ niệm. Anh Saravana dừng chiếc xe 3 bánh gần một biển cấm đỗ ngay trong khu trung tâm thương mại, bên cạnh là một hình nộm cảnh sát. Anh cho rằng hình nộm này khiến mình chú ý hơn đến các tín hiệu giao thông. Thành phố Bangalore, Ấn Độ hiện có khoảng 8 triệu phương tiện giao thông và dự kiến con số này sẽ tăng lên hơn 10 triệu vào năm nay. Theo số liệu của cảnh sát địa phương, các camera an ninh trên đường phố ghi nhận khoảng 20.000 lỗi vi phạm luật giao thông mỗi ngày. Cảnh sát Bangalore từng đưa ra nhiều giải pháp nhằm đối phó với tình trạng vi phạm luật giao thông và giảm áp lực công việc cho cảnh sát nhưng chưa đạt kết quả.
Một trong những thành phố tắc nghẽn giao thông nhất Ấn Độ đã đưa ra một giải pháp độc đáo nhằm hạn chế tình trạng vi phạm luật giao thông. Những hình nộm đội mũ, đeo kính râm, mặc áo sơ mi trắng, quần nâu giống hệt cảnh sát giao thông đã được đặt trên nhiều tuyến đường ở thành phố Bangalore, miền Nam Ấn Độ. Những hình nộm này đang đảm nhận nhiệm vụ điều khiển giao thông tại các nút giao tắc nghẽn. Chính quyền thành phố hy vọng rằng các lái xe sẽ chấp hành luật lệ giao thông một cách nghiêm túc khi tưởng những con ma-nơ-canh này là cảnh sát giao thông. Nhiều người dân trong thành phố cũng đã ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, trên mạng xã hội Twitter, có nhiều người đã chỉ trích ý tưởng này và coi đây là một trò giải trí.
Anh Ravikante Gowda, một cảnh sát giao thông cấp cao ở Bangalore cho rằng, hình nộm cảnh sát đã một phần tác động đến hành vi của những người tham gia giao thông. Nếu không có cảnh sát giao thông kiểm soát, người tham gia giao thông sẽ có những hành vi vi phạm khác nhau. Vì vậy, hằng ngày, hình nộm cảnh sát sẽ được đưa đi nhiều địa điểm khác nhau. “Chúng tôi đã đặt các cảnh sát ma-nơ-canh ở đây được vài tuần và thấy rằng đã có những hiệu quả nhất định. Chẳng hạn, người tham gia giao thông đã hạn chế vượt đèn đỏ hơn. Họ cũng có chút bối rối bởi chúng tôi đã luân phiên thay đổi giữa cảnh sát thật với cảnh sát hình nộm hằng ngày”, anh nói.
Cho tới nay, chỉ có 3 hình nộm được sử dụng nhưng kết quả thu được khá lạc quan và hơn 10 hình nộm nữa dự kiến sẽ được triển khai. “Đây không phải là một trò chơi trội nhằm thu hút sự chú ý. Bất cứ nơi nào chúng tôi đặt các hình nộm đó, hoạt động vi phạm giao thông đều giảm hẳn” – giám đốc lực lượng cảnh sát giao thông thành phố, ông MA Saleem, cho biết. Khi ấy, ông Saleem có nói thêm rằng việc đặt các hình nộm là giải pháp đương đầu với việc thành phố thiếu khoảng 500 viên cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, lập tức đã có ý kiến nghi ngờ sự hiệu quả của biện pháp này. Thậm chí, sự nghi ngờ xuất hiện ngay từ trong lực lượng cảnh sát. “Hình nộm không có tác dụng. Tình hình cần tới những viên cảnh sát thực sự. Chính quyền cần tuyển mộ thêm cảnh sát” – một viên cảnh sát giao thông đề nghị giấu tên nói. “Dựng hình nộm là một ý tưởng xuẩn ngốc. Các vị nghĩ rằng chúng tôi có thể bị lừa sao?” – Rahul, một sinh viên đại học, tuyên bố. Các nhà quan sát nói rằng với việc đặt hình nộm, Bangalore chỉ đang cố tìm ra biện pháp hiệu quả nhất để giảm tình trạng vi phạm giao thông.
Hình nộm ô tô cảnh sát ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Giảm 50% tài xế vi phạm tốc độ
Sáng kiến mới trên cũng vừa được cảnh sát tại thị trấn nhỏ ở Lloydminster, Alberta (Canada) triển khai. Hiệu quả của sáng kiến được đánh giá khá tốt. Hình nộm cảnh sát cầm súng bắn tốc độ được làm y như thật, từ tư thế, màu áo tới kích cỡ như người thật. Hình nộm được làm bằng nhôm composite, tương tự chất liệu của biển báo giao thông.
Thậm chí, hình nộm còn được gắn sợi phản quang phát sáng dưới ánh đèn. Chưa nói ban đêm, ngay cả ban ngày cánh tài xế cũng rất khó phát hiện đó là hình nộm. Cảnh sát Lloydminster cho biết hình nộm được đặt tại những vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông, khiến tài xế chú ý và giảm tốc độ từ xa. Đặc biệt, hình nộm thường đặt tại khu vực trường học nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Ý tưởng trên bắt nguồn từ một chương trình thử nghiệm tại Coquitlam, British Colombia (Canada). Theo số liệu của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP), hình nộm cảnh sát bắn tốc độ giúp giảm 50% trường hợp tài xế vi phạm tốc độ.
Ông Ralph Pauw, quan chức cảnh sát Vancouver, Canada cho biết các viên cảnh sát hình nộm có “chi phí khá rẻ nhưng mang tính răn đe tốt”. Trong mỗi ca trực, cảnh sát sẽ đặt hình nộm lên bục điều khiển giao thông và có thể đứng sau chúng. Cuối ca trực, họ sẽ tháo và cất các hình nộm. Các hình nộm được triển khai dọc theo phố Knight ở Vancouver vì đây là một điểm đen tai nạn, với rất nhiều tài xế thích phóng tới 115 km/h, tại những khu vực hạn chế tốc độ 50 km/h. Cảnh sát Hoàng gia Canada tỏ ra không mấy nhân nhượng với chủ xe vi phạm giao thông và phóng quá tốc độ. Cảnh sát Hoàng gia Canada từng nhốt kho một siêu xe McLaren 720S vì vượt tốc độ nhiều lần.
Xe cảnh sát hình nộm
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ có cách làm riêng trong việc cảnh báo các tay đua tốc độ không phóng nhanh trên đường. Có lẽ, việc dựng biển báo chưa hiệu quả nên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã nghĩ ra cách dùng cả mô hình xe cảnh sát nhằm gửi đi tín hiệu cảnh báo cho bất cứ xe nào có ý định phóng nhanh vượt ẩu trên đường. Nhiều biển hiệu giao thông tại Thổ Nhĩ Kỳ đã được thay thế bằng mô hình xe cảnh sát. Nhìn từ xa khó có thể phân biệt được đây là xe mô hình. Bảng hiệu được cắt hình chiếc xe, thậm chí gắn cả pin mặt trời để thắp sáng. Ý tưởng của cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ được đồng nghiệp các nước đánh giá cao.
Hình nộm cảnh sát giao thông ở Canada.
Cảnh sát đường bộ Radford tại Nottinghamshire (Anh) cho biết đang cân nhắc triển khai mô hình này trên đường. Tuy nhiên, ý kiến phản hồi của người tham gia giao thông Thổ Nhĩ Kỹ cho biết có thể ban đầu họ “sợ” nhưng khi đã quen lại xảy ra tình trạng nhờn luật và thiếu tuân thủ như thường. Vấn đề mô hình xe cảnh sát này đặt quá lâu ở một chỗ. Dân địa phương ngày nào cũng chạm trán nên sẽ nhờn và coi thường tính răn đe của biển hiệu. “Nhìn từ xa đúng là cảnh giác thật, nhưng khi quen rồi bạn sẽ thấy bình thường. Cái này chỉ hiệu quả thời gian đầu mà thôi”, một ý kiến cho biết. Tuy nhiên, cách làm của cảnh sát giao thông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn được đánh giá cao. Mô hình này dễ làm và tiết kiệm chi phí.
Những bất cập
Ngoài Canada, cảnh sát hình hộm còn xuất hiện ở Mỹ, Anh, Hong Kong… Nhưng, mức độ thành công của các hình nộm không giống nhau. Một số nơi có sự tụt giảm tình trạng vi phạm giao thông, nhưng cũng có nơi các hình nộm không thay đổi được gì. Tháng 6 năm ngoái, cảnh sát Hong Kong đã lặng lẽ cho “nghỉ hưu” 2 viên CSGT hình nộm, được tạo ra với chi phí 10.000 HKD và được đặt gần một số điểm đen giao thông trên đặc khu hành chính này.
Hình nộm nữ cảnh sát ở Cộng hòa Czech.
Các viên cảnh sát giao thông hình nộm, làm từ nhôm và giấy bồi, mô phỏng theo 2 viên cảnh sát ngoài đời là Leung Wai và Sit Ching-fung, từng được giới thiệu rình rang khi ra mắt trong năm 2012. Nhưng, sau 2 năm hoạt động thí điểm, khi nhận thấy các hình nộm này chẳng giúp thay đổi con số vụ tai nạn, dự án đã bị hủy bỏ.
Cảnh sát giao thông Ninh Ba, Trung Quốc từng triển khai cả các mô hình xe cảnh sát giao thông để răn đe cánh tài xế. Tuy nhiên, khi đó các chuyên gia đã cảnh báo những mô hình kiểu đó không có tác dụng. “Cảnh sát Anh từng thử phương thức này trên một số cây cầu vượt nhưng nó chỉ gây phí thời gian mà thôi. Một khi có ai đó đi qua các mô hình và chẳng bị sao cả, những người đi sau đều biết rằng nó chỉ là một trò đùa nên họ không để ý tới nữa” – chuyên gia Neil Greig tới từ Anh cho biết – “Các tài xế rất tinh quái. Họ có thể phát hiện những thứ như thế này từ cách xa cả cây số”.
Ông cũng nói thêm rằng: “Việc đặt hình nộm sai chỗ thậm chí còn gây hại nhiều hơn là có lợi, do chúng khiến cánh tài xế bị mất tập trung. Có thể có hoặc không có sự hiện diện của một sĩ quan cảnh sát người thực đằng sau các hình nộm này” – ông Ralph Pauw, quan chức cảnh sát Vancouver, Canada khi ấy, đã tuyên bố tại cuộc họp báo giới thiệu các hình nộm.
Tại Cộng hòa Czech, hình nộm mô phỏng các nữ cảnh sát giao thông mặc váy ngắn từng thu hút sự chú ý của các bác tài và làm tỷ lệ tai nạn tăng gấp đôi bình thường tại những nơi chúng được triển khai
Gần 1 tấn ma túy trong thùng chuối siêu thị
Nhân viên siêu thị ở Cộng hòa Czech đã phát hiện 840 kg cocaine trị giá 85 triệu USD trong các thùng chuối và cảnh sát tin rằng đây là "nhầm lẫn" trong khâu vận chuyển.
Ma túy được giấu trong thùng chuối ở CH Czech. Ảnh CẢNH SÁT CH CZECH
Báo The Guardian ngày 18.6 cho hay các thùng chuối chứa ma túy được phát hiện tại siêu thị ở hai thị trấn Jicin và Rychnov nad Kneznou thuộc miền bắc CH Czech vào cuối tuần trước. Theo cảnh sát, số ma túy này nhiều khả năng có xuất xứ ở Trung Mỹ.
Đây là kỷ lục về khối lượng ma túy từng được phát hiện tại siêu thị ở CH Czech, trị giá hơn 2 tỉ crown (khoảng 85 triệu USD). Cảnh sát nước này đang làm việc với đồng nghiệp ở các quốc gia khác về vụ việc, đồng thời lục soát các siêu thị khác trên khắp đất nước đã nhận cùng lô hàng.
Đăng trên Twitter hình ảnh về số cocaine bị thu giữ, cảnh sát CH Czech cho biết: "Thông tin về lô hàng dẫn tới các khu vực bên ngoài CH Czech, do đó chúng tôi sẽ phối hợp với cảnh sát và lực lượng tư pháp quốc tế".
Cảnh sát Colombia tìm thấy ma túy được làm giả thành khoai tây
Năm 2015, 100 kg cocaine được phát hiện trong một siêu thị ở Prague, thủ đô CH Czech, và năm 1999, cảnh sát từng thu giữ 117 kg cocaine được đóng gói cùng trái cây sấy tại một nhà kho ở phía bắc thành phố.
Tuần này, cảnh sát Ý đã thu giữ 4,3 tấn cocaine, trị giá gần 250 triệu euro tại thành phố Trieste ở đông bắc đất nước. Đây một trong những vụ tịch thu ma túy lớn nhất châu Âu từ trước đến nay, kết quả của sự hợp tác giữa cảnh sát tài chính, các nhà điều tra chống mafia của Ý với Bộ An ninh Nội địa Mỹ.
Vụ việc được cho là đã giáng đòn nghiêm trọng vào Gulf Clan, tập đoàn tội phạm ma túy lớn nhất Colombia. Dairo Antonio Úsuga David, người được biết đến với bí danh "Otoniel" và được cho là ông trùm của tổ chức, đã bị dẫn độ từ Colombia về Mỹ vào tháng trước và đối mặt với các cáo buộc tại ba tòa án liên bang.
Phát biểu sau vụ dẫn độ, Tổng thống Colombia Iván Duque nói David là "tay buôn ma túy nguy hiểm nhất thế giới" và so sánh hắn với thủ lĩnh quá cố của băng đảng ma túy Medellín, Pablo Escobar.
Bị đe dọa tấn công, Bộ trưởng Tư pháp Bỉ tạm thời đình chỉ một số hoạt động công vụ Ngày 24/9, các công tố viên liên bang của Bỉ cho biết cảnh sát đã tăng cường đảm bảo an ninh đối với Bộ trưởng Tư pháp Vincent Van Quickenborne, sau khi ông nhận được lời đe dọa tấn công nghiêm trọng. Bộ trưởng Tư pháp Vincent Van Quickenborne nhận được lời đe dọa tấn công nghiêm trọng. Ảnh: Getty Images Theo các...