Cảnh sát Dubai ở nơi siêu giàu
Là cảnh sát của thủ đô siêu giàu, bộ mặt của đất nước nên xe ô tô của cảnh sát Dubai cực kỳ hiện đại với các mẫu xe mới nhất trên thế giới…
Dubai (thủ đô Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – UAE) được mệnh danh là thành phố siêu giàu trên thế giới. Thành phố được xây dựng từ sa mạc khô cằn nay nổi tiếng là trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch toàn cầu với sự tập trung dày đặc các tòa nhà chọc trời kỷ lục thế giới, vô vàn đảo nhân tạo kỳ diệu và là điểm đến ưa thích của giới thượng lưu toàn cầu.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Cảnh sát Dubai, những người chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho giới siêu giàu ở đây…
Cảnh sát Dubai có khoảng 17.500 người hiện nằm dưới sự chỉ huy của Chánh thanh tra Dhahi Khalfan Tamin, một người dày dạn kinh nghiệm trong quân ngũ (vốn là Trung tướng của quân đội Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất).
Cảnh sát Dubai thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Tổng thống hoặc Thủ tướng Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (những người theo hiến pháp sẽ lần lượt là lãnh đạo thủ đô Dubai), chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự cho hơn 2,1 triệu dân cư trong phạm vi diện tích hơn 4.114 km2.
Được thành lập năm 1956 với vẻn vẹn chỉ có quân số ban đầu 29 người nhưng với tầm nhìn chiến lược, cảnh sát Dubai đã phát triển rất vững mạnh với định hướng thiện chiến, tinh nhuệ, được đào tạo bài bản và áp dụng những phương pháp cảnh sát tiên tiến nhất.
Đây cũng là một trong những đơn vị cảnh sát đầu tiên trên thế giới đưa vào ứng dụng những tiến bộ khoa học hiện đại trong công tác cảnh sát, trong đó có công nghệ nhận dạng vân tay điện tử tự động, công nghệ xét nghiệm AND và hệ thống định vị GPS để xác định xe ô tô bị trộm cắp.
Cảnh sát Dubai cũng là sở cảnh sát từ rất sớm đã thành lập đơn vị chuyên trách về đảm bảo quyền con người trong điều tra hình sự và nghiên cứu về chương trình Cảnh sát cộng đồng rất thành công.
Ngoài ra, nằm trong chương trình Chính phủ điện tử, Cảnh sát Dubai còn ứng dụng đề án Cảnh sát điện tử để giảm thiểu tham nhũng, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí, thuận tiện cho người dân, đảm bảo sự chính xác trong quyết định xử lý. Trong đó sử dụng phần mềm Google Glass để hỗ trợ cảnh sát ra quyết định xử phạt xe chạy quá tốc độ, đậu đỗ sai quy định và xác định xe cần truy tìm.
Nữ sỹ quan cảnh sát Dubai.
Tổng hành dinh của Cảnh sát Dubai được xây dựng tại khu vực Deira, một khu tổ hợp dân cư và kiến trúc mới theo các ý tưởng thiết kế thông minh nhất. Với mục đích đảm bảo sự tiếp cận thuận lợi cho cả các sỹ quan làm việc tại đây và người dân, tổng hành dinh có nhiều khu vực làm việc.
Tại tổng hành dinh có 15 đơn vị nghiệp vụ hoạt động, trong đó quan trọng nhất là Trung tâm chỉ huy (GPO). GPO được mệnh danh là trái tim của cảnh sát Dubai, với hơn 2.000 đường dây điện thoại và 178 máy fax cùng hệ thống camera giám sát và định vị toàn cầu hoạt động 24/24h để tiếp nhận, xử lý tin báo và điều phối hoạt động tuần tra, xử lý tình huống của toàn cảnh sát thành phố.
Tại GPO, chỉ huy cảnh sát thành phố có thể trực tiếp theo dõi các hoạt động đang diễn ra tại các điểm trong thành phố, chỉ huy tác chiến hoặc kiểm tra hoạt động thực tế của xe và cảnh sát đang làm nhiệm vụ.
Ngoài ra, Tổng hành dinh còn có Trung tâm điều tra hình sự, Trung tâm hỗ trợ pháp lý, Đơn vị chó nghiệp vụ, Trung tâm quản lý hành chính, Cảnh sát giao thông trung tâm, Trung tâm tổ chức nhân sự, Ban tài chính, Trung tâm đảm bảo quyền con người, Trung tâm dịch vụ và hậu cần, Trung tâm an ninh sân bay, Trung tâm quản lý trại giam, Học viện Cảnh sát Dubai, Trung tâm Cảnh sát cộng đồng, Trung tâm Cảnh sát điện tử…
Cấp dưới của Tổng hành dinh là 10 đồn cảnh sát tại các khu vực Al Rifaa, Al Muraqquabat, Al Rashidiyah, Naif, Al Qusais, Hatta, Nad Al Sheba, Jebel Ali, Ports, Bur Dubai và Al Barsha. Các đồn này có phạm vi hoạt động và quyền hạn rất rộng (tương ứng với cảnh sát cấp quận ở các thành phố khác trên thế giới), trực tiếp tiến hành các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở và quản lý địa bàn. Tại mỗi đồn đều được biên chế các phòng cảnh sát tương ứng như tổ chức tại tổng hành dinh.
Cảnh sát Dubai sử dụng quân phục màu xanh ô liu. Cảnh sát nữ sử dụng thêm khăn che mặt để phù hợp với truyền thống và quy định của đạo Hồi (quốc đạo tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất). Các sỹ quan đều mang súng ngắn bán tự động hiệu Caracal hoặc súng trường Sig Sauer khi làm nhiệm vụ.
Video đang HOT
Đơn vị đặc nhiệm (SWAT) sử dụng nhiều loại vũ khí cực kỳ hiện đại như súng máy Heckler&Koch MP5, súng trường Glock 17, súng ngắn Ithaca 37, súng M4, M16 và vũ khí đặc chủng khác tùy từng trường hợp tác chiến…
Cảnh sát Dubai được trang bị nhiều phương tiện để tuần tra, từ trực thăng vũ trang, tới xe ô tô, xe máy phân khối lớn, xuồng cao tốc…Tất cả các phương tiện này đều sơn phối màu trắng và xanh đậm, gắn đèn hụ cảnh sát, in phù hiệu Cảnh sát Dubai.
Siêu xe tuần tra.
Là cảnh sát của thủ đô siêu giàu, bộ mặt của đất nước nên xe ô tô của cảnh sát Dubai cực kỳ hiện đại với các mẫu xe mới nhất trên thế giới.
Du khách tới Dubai sẽ cực kỳ ngạc nhiên khi thấy các loại xe vốn được gọi là siêu xe dành cho giới thượng lưu thế giới thì lại được cảnh sát Dubai sử dụng bình thường để tuần tra tại các khu vực du lịch trọng điểm như các loại xe: Lamborghini Aventador LP 700-4, Ferrari FF, Chevrolet Camaro SS, Mercedes-Benz SLS AMG, Bentley Continental GT, Aston Martin One-77, Ford Mustang GT, BMW M6 Gran Coupé, Brabus G63 AMG, Bugatti Veyron, Audi R8, Nissan GT-R, Mercedes-Benz SL63 AMG, McLaren MP4-12C, Hummer H3, Lexus GS, Lexus RC F, Toyota Land Cruiser, BMW i8,GMC Sierra.
Đối với các nhiệm vụ tại khu vực khác và tuần tra thông thường, cảnh sát Dubai sử dụng xe loại hiện đại của các hãng Chevrolet, Toyota, Mazda and Nissan. Từ năm 2013, cảnh sát Dubai đã đưa vào sử dụng mẫu xe ô tô tuần tra thân thiện với môi trường, sử dụng nhiên liệu điện, có thể chở được hai cảnh sát làm nhiệm vụ.
Toàn bộ sỹ quan cảnh sát Dubai đều được tuyển chọn rất nghiêm ngặt, phải đảm bảo các yêu cầu về ngoại hình, lý lịch, sức khỏe, trình độ, năng khiếu và lòng trung thành. Sau khi qua sơ tuyển, họ tham gia khóa đào tạo cơ bản và sàng lọc lần hai. Chỉ những người vượt qua được khóa thử thách này mới được biên chế về các đơn vị.
Sau đó, căn cứ vào thành tích và năng lực thực tế, họ sẽ được xem xét cử đi học các khóa học chuyên sâu, làm cơ sở để xét thăng tiến, nâng lương. Toàn bộ các ứng viên nếu muốn được bổ nhiệm cấp chỉ huy đều phải trải qua cấp đào tạo tại Học viện Cảnh sát Dubai. Sau khi nắm chức vụ chỉ huy, tùy theo nhu cầu sử dụng cán bộ và năng lực, sỹ quan sẽ được cử đi học tiếp cấp thạc sỹ hoặc tiến sỹ luật.
Trong quá trình đào tạo, cảnh sát Dubai được tiếp cận nhiều giáo trình cảnh sát, luật, nghiệp vụ và các phương pháp làm việc, kỹ thuật cảnh sát mới nhất và tiến bộ nhất đang được áp dụng tại các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Canada…
Họ được học trên hệ thống bài giảng điện tử giúp người học có thể nghiên cứu, tra cứu, tiếp nhận kiến thức cũng như làm bài kiểm tra hiệu quả với sự giảng dạy, hướng dẫn của các chuyên gia cảnh sát, các giáo sư về tội phạm học, pháp luật hàng đầu thế giới được mời đến thỉnh giảng.
Khi trở thành thành viên của Cảnh sát Dubai, đồng nghĩa với sỹ quan cảnh sát đó được nhận chế độ đãi ngộ rất tốt về lương và các chế độ phúc lợi cả khi đang làm việc, nghỉ hưu hoặc bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Lương của một sỹ quan đủ đảm bảo cuộc sống ở mức trung bình trở lên cho cả gia đình (4 người). Họ được làm việc trong môi trường minh bạch, được trao thực quyền để làm nhiệm vụ và có chế tài giám sát, thưởng phạt nghiêm minh.
Mỗi cảnh sát Dubai luôn được giáo dục và thấm nhuần quan điểm tận tụy với công việc, cống hiến cho lực lượng cảnh sát là đang góp phần vào sự phát triển chung của thành phố, niềm tự hào và biểu trưng của quốc gia, đồng thời xây dựng thương hiệu cảnh sát Dubai trở thành một trong những lực lượng cảnh sát nổi tiếng nhất trên thế giới.
Với người dân Dubai, được trở thành cảnh sát thành phố này là một điều vô cùng tự hào không chỉ với bản thân mà cả gia đình, dòng họ.
Dubai, nơi siêu giàu nhưng cũng là mảnh đất màu mỡ mà các loại tội phạm “khủng” toàn thế giới luôn thèm khát tìm đến để hoạt động và trục lợi. Đồng thời, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội thì mặt trái cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự.
Gần đây, sự trỗi dậy trong hoạt động của các phần tử Hồi giáo cực đoan của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang dấy lên lo lắng về việc các đối tượng này rất có thể sẽ phá hoại sự ổn định ở thành phố giàu có nhất thế giới Hồi giáo này. Do vậy, đằng sau vẻ hào nhoáng và giàu có, cảnh sát Dubai đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đầy thách thức và khó khăn.
Họ phải vừa đảm bảo an ninh bề nổi vừa phải đủ sức trấn áp các cơn sóng trong thế giới tội phạm ngầm để chúng không có cơ hội thành sóng dữ gây tổn hại tới an ninh trật tự của thành phố, để giữ gìn và đảm bảo cho sự phát triển của một trong những thành phố năng động, giàu có nhất hành tinh.
Theo Nguyễn Hoàng Đoàn
Cảnh sát toàn cầu
Chính thức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá, việc chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước ngoặt cho thực hiện cải cách hành chính, tiến tới Chính phủ điện tử.
Ngày 8/9/2014, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn nút, công bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN. Tham dự Lễ công bố có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Lê Lương Minh; lãnh đạo một số Bộ, ngành; Đại sứ một số nước ASEAN tại Việt Nam;...
Một cửa áp dụng từ 5 cảng biển quốc tế
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn nút chông bố chính thức thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế một cửa ASEAN (ảnh: Chinhphu.vn).
Hướng tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, trụ cột tiên phong trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN, các quốc gia ASEAN đã triển khai hàng loạt các biện pháp cụ thể trong đó có việc tập trung triển khai thiết lập và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, công cụ thuận lợi hóa thương mại và góp phần đưa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và một thị trường chung.
Bên cạnh cam kết hội nhập khu vực, xuất phát từ nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh, đảm bảo vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xác định cần nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ trong giai đoạn hội nhập. Trong đó, việc thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia như là một công cụ chính của các cơ quan Chính phủ trong tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải quốc tế; sớm kết nối Cơ chế một cửa ASEAN đã được các cấp Lãnh đạo Chính phủ quan tâm theo dõi sát sao và có những chỉ đạo hết sức quyết liệt.
Chỉ đạo việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN là Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia do Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh làm Trưởng ban. Tổng cục Hải quan được giao nhiệm vụ là Cơ quan thường trực giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo quốc gia, cơ chế một cửa quốc gia được triển khai qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, kết nối các Bộ Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải. Giai đoạn 2, kết nối các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế. Giai đoạn 3, kết nối các Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong giai đoạn 1, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã phối hợp với các Bộ Giao thông - Vận tải, Công Thương, thực hiện nhiều thủ tục hành chính một cửa liên quan đến các lĩnh vực quản lý tàu biển xuất cảnh/nhập cảnh/quá cảnh tại 5 cảng biển quốc tế; thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu/nhập khẩu có xuất xứ ASEAN (C/O Form D) theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu mô-tô phân khối lớn; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu đối với các chất làm suy giảm tầng ozon.
Tính đến ngày 27/8, có gần 1940 doanh nghiệp đã thực hiện khai báo thủ tục cảng biển trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trong giai đoạn 2, Cơ chế một cửa quốc gia tiếp tục mở rộng kết nối với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế. Hiện các Bộ đang thực hiện đào tạo cho doanh nghiệp kết hợp với việc thí điểm từng bước để có thể triển khai theo diện rộng vào cuối 2015.
Trong giai đoạn 3, các Bộ: Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn tất có thể kết nối Cơ chế một cửa quốc gia trong các lĩnh vực kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục kiểm tra chất lượng; cấp phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện; đồ chơi trẻ em nhập khẩu. Các thủ tục nói trên sẽ được triển khai trong giai đoạn từ tháng 9/2015 đến hết năm 2015.
Với vai trò là một thành viên tích cực của ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia các nhóm làm việc của ASEAN trong khuôn khổ triển khai Cơ chế một cửa ASEAN ngay từ thời điểm xây dựng dự thảo Hiệp định, Nghị định thư và đưa nội dung của các điều ước này vào thực hiện khi được Chính phủ các nước thành viên phê chuẩn. Hiện, nhiều nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đã hoàn thành rà soát pháp lý và nội luật hóa các quy định để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN. Các nước thành viên cũng đã ký Nghị định thư về khung pháp lý thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, nền tảng pháp lý hoàn chỉnh để Cơ chế một cửa ASEAN chính thức vận hành trong năm 2015.
Cho tới thời điểm hiện tại, có 7 nước thành viên bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam công bố đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia theo đúng cam kết. 5 nước thành viên bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam công bố đã sẵn sàng cho việc kết nối Cơ chế một cửa ASEAN từ tháng 12/2015.
Bước ngoặt tiến tới Chính phủ điện tử
Từ giữa tháng 8/2015 tới giữa tháng 9/2015, trong khuôn khổ Dự án thí điểm Cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã lần lượt thực hiện thành công kết nối kỹ thuật và trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giữa Cơ chế một cửa quốc gia Việt Nam với Cơ chế một cửa quốc gia của các nước thành viên bao gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Theo kế hoạch đã thống nhất giữa các nước thành viên, đến hết tháng 10/2015, toàn bộ 5 nước thành viên bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ hoàn tất kết nối kỹ thuật để sẵn sàng kết nối đầy đủ vào tháng 12/2015.
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN sẽ chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn cuối năm 2015 tập trung củng cố các thủ tục hành chính đã triển khai và lan tỏa trên phạm vi toàn quốc cho tất cả các đối tượng có liên quan; thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đối với các thủ tục hành chính một cửa quốc gia đã kết nối chính thức; kết nối Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN (C/O mẫu D) và thông tin tờ khai hải quan ASEAN (ACDD) đối với 4 nước đã sẵn sàng (Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan).
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ nghe giới thiệu về cơ chế hoạt động của hệ thống giám sát hải quan trên toàn quốc.
Giai đoạn 2, từ năm 2016 đến 2020, mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các Bộ, ngành về phạm vi, đối tượng. Toàn bộ các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia được triển khai dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Trong giai đoạn này, Cơ chế một cửa ASEAN được kết nối đầy đủ và sẵn sàng kết nối trao đổi thông tin với các đối tác thương mại ngoài ASEAN để tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và tăng cường kiểm soát đối với hàng nhập khẩu.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN và Cơ chế một cửa quốc gia nhấn mạnh, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước ngoặt cho thực hiện cải cách hành chính, tiến tới Chính phủ điện tử.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là một trong những đột phá chiến lược trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế; đồng thời đây cũng là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm hội nhập khu vực và quốc tế thành công.
Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện, giảm chi phí hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Trong các giải pháp đó, cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN là một giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thủ tục hành chính đơn giản, thuận lợi theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, thúc đẩy thương mại, du lịch, đầu tư; đồng thời khẳng định quyết tâm tích cực chủ động của Việt Nam trong thực hiện các cam kết cùng các nước trong khu vực hiện thực hóa việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng giao, Ban Chỉ đạo đã có nhiều cố gắng, chủ động, sáng tạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, đã đề xuất, bổ sung nhiều văn bản pháp luật phù hợp với cơ chế 1 cửa, với yêu cầu phát triển và các cam kết quốc tế; đã hoàn thành kết nối với cơ chế 1 cửa quốc gia đối với 9 bộ, ngành có nhiều thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của Việt Nam. Đặc biệt sau một thời gian tích cực chuẩn bị, phối hợp, hôm nay Việt Nam chính thức thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật cơ chế 1 cửa ASEAN với 4 nước trong khu vực là Singapore, Indoneisa, Malaysia và Thái Lan, đây thực sự là bước đột phá quan trọng và là tin vui đối với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Nhấn mạnh, là một cộng đồng với dân số khoảng 625 triệu người, GDP trên 2.500 tỷ USD, ASEAN ngày càng có vị thế và vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới; tuy nhiên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nêu rõ, vai trò và lợi thế của ASEAN chỉ thực sự phát huy khi từng nước cùng nhau cố gắng vì một ASEAN phát triển vững mạnh.
"Chính phủ Việt Nam luôn quyết tâm thực hiện cải cách hành chính, trước hết là cải cách thủ tục hành chính nhằm hướng tới một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và hiệu lực", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định.
Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, các bộ, ngành liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo các điền kiện cần thiết để kết nối đầy đủ cơ chế 1 cửa ASEAN theo đúng kế hoạch đã thống nhất gữa các nước thành viên trong tháng 12/2015; tiếp tục củng cố, hoàn thiện và mở rộng triển khai cơ chế 1 cửa quốc gia đối với tất cả các lĩnh vực, các quốc gia trong ASEAN, nhất là đối với các phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, đạt trình độ ngang tầm với các quốc gia tiên tiến trong khu vực và hoàn tất các chỉ tiêu đặt ra theo Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát, nội luật hóa những quy định trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế trong đó có những quy định hướng dẫn triển khai cơ chế 1 cửa quốc gia và cơ chế 1 cửa ASEAN.
Cùng với đó là hoàn thiện quy trình, quy chế và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tổ chức trong nước và nước ngoài để cơ chế 1 cửa quốc gia và 1 cửa ASEAN mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời trên cơ sở kết quả đạt được, cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể để từng bước mở rộng việc kết nối với các quốc gia khác trên thế giới.
P.Thảo
Theo Dantri
Bố để con chết đuối vì không cho đàn ông lạ chạm vào người Một phụ nữ trẻ châu Á chết đuối sau khi cha cô bị cho là đã ngăn cản nhân viên Dubai cứu hộ, vì cho rằng việc đó sẽ "làm mất danh dự" của cô. Một bãi biển ở Dubai. Ảnh: AFP Khi hai nhân viên cứu hộ cố gắng giúp cô gái 20 tuổi đang bị đuối nước, cha cô "ngăn các...