Cảnh sát biển Hàn Quốc cứu 5 ngư dân Việt Nam trôi dạt nhiều giờ trên biển
Lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc ngày 10/7 đã cứu được 8 ngư dân, trong đó có 5 người Việt Nam, trôi dạt suốt 1 ngày trong lãnh hải Hàn Quốc, sau khi tàu của họ bị chìm, hãng thông tấn Yonhap đưa tin.
Một tàu cảnh sát biển Hàn Quốc. (Ảnh: AP)
Yonhap dẫn lời một quan chức thuộc lực lượng Cảnh sát biển ở Pyeongtaek cho biết, các ngư dân được tìm thấy khi đang bám vào các vật dụng trôi nổi trên vùng biển cách đảo Gadeok ở phía Tây Hàn Quốc khoảng 22km.
Cảnh sát Hàn Quốc đã cử một tàu tuần tra đến khu vực trên, cứu 8 ngư dân, trong đó có một người Hàn Quốc, 5 người Việt Nam và 2 người Trung Quốc.
Thuyền trưởng Lee (người Hàn Quốc) trên con tàu gặp nạn cho biết chiếc tàu bắt đầu chìm khi bị nghiêng về mạn phải lúc 19 giờ ngày 9/7 (giờ địa phương).
Cảnh sát cho rằng chiếc tàu chìm ở một địa điểm cách đảo Gadeok khoảng 51km về phía Đông Bắc và những thủy thủ này đã trôi dạt trên biển khoảng 30km trước khi được cứu.
Video đang HOT
Bạch Trúc
Theo Dantri/ Yonhap
Chỉ huy cảnh sát biển Hàn Quốc đi tù vì vụ phà Sewol
Tòa án Hàn Quốc ngày 11/2 tuyên án 4 năm tù với một chỉ huy cảnh sát biển vì đã sơ suất trong thảm họa chìm phà Sewol từng làm hơn 300 người thiệt mạng vào năm ngoái. Cùng ngày, thuyền trưởng tàu Costa Concordia của Ý bị chìm năm 2012 cũng đã lĩnh án 16 năm tù.
Hiện trường cứu nạn vụ chìm phà Sewol. (Ảnh: AP)
Hãng thông tấn AFP đưa tin tòa án thành phố Gwangju, Hàn Quốc ngày 11/2 ra đã tuyên án 4 năm tù với chỉ huy lực lượng cảnh sát biển Kim Kyung-Il vì đã phạm tội sơ suất dẫn đến chết người.
Phà Sewol chở 476 người bị lật và chìm ngoài khơi đảo Jindo, làm hơn 300 người thiệt mạng hôm 16/4 năm ngoái. Trong ngày hôm đó, ông Kim là người chỉ huy tàu cảnh sát biển đầu tiên có mặt tại địa điểm nơi phà Sewol đang chìm để cứu nạn.
Tại phiên tòa ngày 11/2, các công tố viên cho rằng ông Kim là người phải chịu trách nhiệm khi công tác cứu hộ thất bại. Các chỉ thị sai lầm của ông đã làm lãng phí khoảng thời gian cứu nạn. Hoạt động di tản các hành khách trên phà Sewol đã diễn ra quá chậm, làm số người thiệt mạng tăng lên.
Theo các công tố viên, chỉ huy Kim đã nói dối khi khai rằng ông đã phát lời kêu gọi sơ tán các hành khách qua loa phóng thanh. Các thông tin của tòa án khẳng định ông Kim đã không làm vậy.
Thảm họa chìm phà Sewol đã gây chấn động Hàn Quốc và phủ một màu xám lên đất nước này trong suốt năm 2014. Truyền thông và công chúng nước này đã chỉ trích dữ dội chính phủ vì chiến dịch giải cứu diễn ra chậm chạp và thiếu hiệu quả.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won đã đệ đơn xin từ chức vào ngày 27/4. Ông Chung đã xin lỗi vì "không thể ngăn vụ tai nạn này và không thể xử lý vụ việc được tốt sau khi nó xảy ra". Thuyền trưởng phà Sewol hồi tháng 11 năm ngoái đã bị xử 36 năm tù vì tội sơ suất và vô trách nhiệm dẫn đến chết người.
Thuyền trưởng trong vụ chìm tàu du lịch Costa Concordia (Ý) lĩnh án 16 năm tù
Thuyền trưởng Francesco Schettino. (Ảnh: Huffington Post)
Theo hãng thông tấn BBC, thuyền trưởng Francesco Schettino hôm 11/2 đã bị kết tội ngộ sát sau khi con tàu du lịch Costa Concordia va vào đá và bị lật nghiêng khiến hơn 4.000 du khách sơ tán trong hoảng loạn và 32 người thiệt mạng.
Ngoài ra, tội danh của ông còn bao gồm việc rời bỏ con tàu để thoát thân trong khi hơn 4.000 hành khách vẫn còn mắc kẹt trên tàu. TheoAFP, ông Schettino bị kết án 10 năm cho tội danh ngộ sát, 5 năm vì gây ra vụ chìm tàu và 1 năm tù vì tội bỏ rơi hành khách.
Thuyền trưởng 54 tuổi này bị cáo buộc đã lái tàu con tàu dài tới 290 m quá gần bờ. Khi tàu va vào đá và bị lật nghiêng, ông đã trì hoãn việc sơ tán đồng thời bỏ trốn trước, bỏ mặc số phận của những người khác.
Tuy nhiên, ông Schettino biện hộ mình đã bị văng ra khỏi tàu khi nó nghiêng. Ông còn cho rằng mình là một "con tốt thí" để đảm bảo lợi ích kinh tế của chủ tàu. Ông Schettino không có mặt tại phiên tòa ngày 11/2 và dự kiến sẽ kháng cáo.
Vụ tàu du lịch hạng sang Costa Concordia chở hơn 4.000 hành khách đâm phải đá ngầm ngoài khơi đảo Giglio, Tuscany, Ý đầu năm 2012 được coi là tai nạn hàng hải tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II tại nước này. Thảm họa này đã khiến 32 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương do xô đẩy lẫn nhau trong lúc hoảng loạn.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Cảnh sát biển Việt Nam cùng Nhật Bản diễn tập cứu nạn trên biển Chiều 14/5, tại khu vực biển Đà Nẵng, biên đội tàu Cảnh sát biển 4032-6006 của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và tàu YASHIMA của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã có buổi luyện tập chung về các phương án trấn áp tội phạm và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Đây là hoạt động nằm trong...