Cảnh sát biển đồng hành với những… “cột mốc sống”
Ngư dân hoạt động trên những ngư trường, nhân dân sống trên những hòn đảo tiền tiêu được coi là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận quốc phòng toàn dân. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là đơn vị đang mỗi ngày âm thầm bảo vệ, đồng hành cùng những “cột mốc sống” này.
Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển Vùng 1 là đơn vị quản lý hơn 760km bờ biển từ cửa sông Bắc Luân ( Móng Cái tỉnh Quảng Ninh) đến đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng Trị, bao gồm cả đường phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. Những năm qua đơn vị đã liên tục đồng hành giúp ngư dân học luật, bảo vệ an toàn cho ngư dân đánh cá và chủ quyền biển đảo của nước ta.
Khám phá “ngôi nhà” 8004
Buồng lái hiện đại của tàu CSB 8004. Ảnh: Gia Tưởng
Trong chuyến hải trình cùng đoàn công tác của Cảnh sát biển Vùng 1 đi làm nhiệm vụ hỗ trợ bà con ngư dân, chúng tôi may mắn được đi trên con tàu CSB 8004 hiện đại. Con tàu được giống như một… ngôi nhà trên biển theo đúng nghĩa.
Tàu 8004 nằm trong dự án DN2000 được Nhà nước mua công nghệ của Hà Lan, có chiều dài 90,5m, chiều rộng 14m, mớn nước tối đa 4m, lượng chiếm nước khoảng 2.400 tấn. Kíp tàu 30 người, kíp cứu nạn 40 người. Tàu có thể tham gia cứu hộ cứu nạn với sức chứa 120 người ăn, ngủ và kéo được tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn.
Điểm đặc biệt là tàu có khả năng hoạt động không hạn chế cấp sóng, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5.000 hải lý. Bên cạnh đó, tàu có sân đỗ dành cho máy bay trực thăng hạng trung tới 14 tấn.
Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu có thể được nâng lên đáng kể, nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hạng trung như Ka-28 (Nga) hoặc tương đương. Tàu còn có 2 xuồng cứu sinh xuyên lửa cao tốc, chịu được nhiệt độ cao và sóng ở cấp 12, chạy bằng pin năng lượng mặt trời, mỗi chiếc có thể chở tối đa 37 người. Khi có sự cố, thao tác rất đơn giản, chỉ cần giật dây, hai xuồng cứu hộ sẽ tự trượt xuống.
Video đang HOT
Không những thế, trên tàu trang bị hệ thống thông tin liên lạc rất hiện đại. Mọi hoạt động của tàu đều được điều khiển bằng hệ thống máy tính. Tàu có hệ thống nhận dạng các tàu trong và ngoài nước đăng ký hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Trang bị vũ khí gồm 2 pháo 23mm và 2 súng 14,5mm cùng trang thiết bị y tế, lai dắt, hậu cần…
Ngoài ra, tàu 8004 còn có 2 súng cứu hỏa bắn xa 150-200m và phun 6,6 m3/phút để dập lửa trên biển. Hệ thống kính của tàu 8004 có khả năng chống và hạn chế tối đa vòi rồng phun vào. Hiện nay thuyền trưởng của tàu là đại úy Vương Bá Tước và chính trị viên là đại úy Đinh Ngọc Văn.
Màn đón khách ấn tượng
Nhiều lần đi trên những con tàu vận tải quân sự của nước ta, tôi đều có cảm giác về sự ngổn ngang và chấp nhận những khó khăn về chỗ ăn chỗ ở. Nhưng khi vừa đặt chân lên tàu 8004, nhiều người trong đoàn công tác báo chí đã “choáng” với sự tiếp đón lịch sự và quang cảnh “như mơ” trong con tàu.
Tàu Cảnh sát biển 8004. Ảnh: G.T
Mỗi người chúng tôi được phát một tấm thẻ ghi đầy đủ thông tin phòng ở, phòng ăn. Mọi đồ đạc của phóng viên nhanh chóng được những bạn lính trẻ chuyển xuống tận phòng. Cảm giác thích thú khi bước vào những căn phòng mát lạnh, sạch sẽ, mọi thứ đều ngăn nắp, trật tự.
Hỏi ra mới biết ngoài những tính năng hiện đại, tàu còn có hệ thống điều hòa không khí toàn tàu, phòng nào cũng mát lạnh, việc liên lạc giữa các phòng đều có điện thoại nối thông. Và một điều các vị khách đặc biệt yên tâm khi đi trên con tàu là hệ thống nhà vệ sinh hiện đại, với nước nóng phục vụ 24/24 giờ.
Chúng tôi được thượng tá Lê Huy – Phó chính ủy, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 1 bật mí: “Chuyến tàu này, lần đầu tiên cảnh sát biển chúng tôi sẽ thực hiện chương trình đồng hành cùng ngư dân và chính quyền huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh). Nhiệm vụ của chuyến đi dày đặc với các hoạt động: Tuyên truyền pháp luật trên biển, đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa ta và Trung Quốc, vùng đánh cá chung của 2 nước, nhận biết về những tác hại của ma túy”.
Không những thế, Phó chính ủy còn cho biết, đoàn công tác sẽ tổ chức cuộc thi “Em yêu biển đảo quê hương” cho các em nhỏ trên đảo. Quân y sẽ kết hợp với hội bác sĩ trẻ tiến hành khám chữa bệnh, tặng quà cho những gia đình chính sách của đảo, trao thưởng tới những em học sinh nghèo vượt khó.
Thượng tá Lê Huy cũng cho biết thêm, ngoài các nhiệm vụ trên, lực lượng Cảnh sát biển còn tổ chức tặng cờ Tổ quốc, áo phao, tủ thuốc và tập huấn công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển khi gặp sự cố, đồng thời kết hợp với các lực lượng trên đảo tổ chức làm sạch bãi biển…
Nghe thượng tá Lê Huy nói, chúng tôi cũng bớt ngạc nhiên khi được cầm trên tay danh sách đoàn công tác đợt này. Bởi lẽ, ngoài những đơn vị chức năng của cảnh sát biển làm lực lượng chủ công, chúng tôi còn thấy có cả đội văn nghệ xung kích của Liên đoàn lao động TP.Hà Nội, các nhà đồng hành với chương trình biển đảo, trung tâm cứu hộ hàng hải, đội bác sĩ trẻ… với tổng số khách đi trên tàu hơn 200 người. Dẫn đầu đoàn công tác là Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết.
Khi mọi người đã yên vị trên tàu, 8004 hú những hồi còi dài chào bờ người anh em 8003 để hướng tới hòn đảo tiền tiêu Cô Tô.
Tất cả chúng tôi sẽ có một chuyến công tác báo trước là vất vả vì lúc này biển bắt đầu động dữ dội. Tuy nhiên, ai cũng hào hứng và yên tâm khi được đi trên “ngôi nhà 8004″ hiện đại và tiện nghi bậc nhất của Cảnh sát biển hiện nay.
Theo Danviet
Tướng quân đội nói về "tàu hải cảnh Trung Quốc trang bị pháo lớn"
Sáng nay (3.7) tại buổi báo quý II của Bộ Quốc phòng, báo chí đã đặt câu hỏi, hiện nay tàu hải cảnh của Trung Quốc làm nhiệm vụ trên biển đã được trang bị pháo cỡ lớn, còn Việt Nam trang bị thế nào cho tàu của lực lượng Cảnh sát biển để đảm bảo thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam (ảnh PV).
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: Theo quy định của quốc tế, các tàu cảnh sát biển chủ yếu làm nhiệm vụ thực thi pháp luật, bảo vệ an ninh trên biển bằng biện pháp dân sinh. Do đó theo quy định các pháo được trang bị cho tàu cảnh sát biển chỉ từ 23mm trở xuống.
"Hiện nay có thông tin các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã được trang bị pháo loại 76mm hoặc lớn hơn, đó là thông tin trên trang mạng hoặc các báo mạng nói như vậy. Đó là thông tin chưa chính xác. Còn việc tàu của Trung Quốc thay việc trang bị súng bắn nước bằng pháo, đó cũng chỉ là thông tin trên mạng", Thiếu tướng Quyết nói.
Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam cho biết thêm, trên cơ sở quy định của quốc tế, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị đồng loạt pháo loại 23mm trở xuống để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp dân sinh và bảo vệ pháp luật theo chức danh, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển (ảnh IT).
Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết thông tin: Trong việc thực hiện mô hình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân chúng tôi có triển khai đi sâu vào việc tuyên truyền giáo dục pháp luật cho ngư dân để họ coi trọng luật biển, Công ước quốc tế về luật biển năm 1982, Luật biển Việt Nam, Luật biển của các nước có vùng biển giáp ranh. "Chúng tôi tuyên truyền đa dạng, như gọi điện cho ngư dân hoặc tuyên truyền đến từng nhóm tàu, quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên biển chúng tôi kết hợp tuyên truyền bằng tờ rơi", tướng Doãn Bảo Quyết nói và cho biết từ việc tuyên truyền ngư dân đã nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật.
Vẫn theo tướng Quyết, hiện nay vẫn có những ngư dân vì quyền lợi về kinh tế đã vi phạm chủ quyền biển của nước ngoài, đặc biệt là vùng biển Indonesia. Cảnh sát biển cùng với các lực lượng khác ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển giáp ranh với Indonesia để tiếp tục làm công tác tuyên truyền và bảo vệ ngư dân trên vùng biển Việt Nam.
Về công tác đấu tranh buôn lậu, gian lận thương mại trên biển, theo Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết công tác này trên bờ đã khó khăn, chính vì thế trên biển càng khó khăn. Vì lợi nhuận kinh tế, các đối tượng buôn lậu không từ thủ đoạn này, kể cả thủ đoạn mua chuộc các chiến sĩ cảnh sát biển, nếu không mua chuộc được các đối tượng sử dụng tin nhắn hoặc thông tin nào đó để uy hiếp tinh thần của các chiến sĩ cảnh sát biển. Bên cạnh đó còn những vấn đề khác tác động vào tâm tư tình cảm đến cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển.
"Nhưng với tinh thần quyết tâm, nâng cao trách nhiệm nên trong những năm qua chúng tôi đã giữ vững, không có cán bộ, đảng viên nào vi phạm trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên biển. Việc đấu tranh phòng chống buôn lậu trên biển dù rất khó khăn, gay go nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm và xác định đây là mặt trận chiến đấu của lực lượng cảnh sát biển", tướng Quyết khẳng định.
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Từ đầu năm 2017, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chính thức chỉ đạo triển khai mô hình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" trong toàn lực lượng. Đây là mô hình dân vận sáng tạo, đặc thù của Cảnh sát biển Việt Nam.Mô hình này đã triển khai tại 9 xã (huyện) đảo trên địa bàn của 9 tỉnh, thành ven biển và đã đạt được những kết quả rất ý nghĩa. Sự có mặt của ngư dân trên các vùng biển là sự "hiện diện dân sự" và thực hiện "chủ quyền dân sự". Mỗi tàu, thuyền cá của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là những "cột mốc sống" khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc.
Theo Danviet
Cảnh sát biển tặng quà, khám chữa bệnh giúp dân huyện đảo Lý Sơn Ngày 24/3, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách và khám chữa bệnh giúp bà con huyện đảo. Đây là những hoạt động của hành trình "Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân" diễn ra từ ngày 24/3 - 26/3. Chương trình hướng đến...