Cảnh sát Anh muốn cấm biểu tình
Chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát Anh và xứ Wales kêu gọi áp lệnh cấm khẩn cấp các cuộc biểu tình sau khi 23 sĩ quan bị thương cuối tuần qua.
“Trong thời kỳ bình thường, nguyên tắc có quyền biểu tình ôn hòa là điều quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta đang không trong khoảng thời gian ấy, chúng ta đang phải xử lý loại virus có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới bất cứ ai nhiễm phải”, John Apter, chủ tịch Liên đoàn Cảnh sát Anh và xứ Wales, cho biết hôm 14/6.
“Tôi hối thúc Bộ trưởng Nội vụ thể hiện một cách dứt khoát rằng khi đất nước đang bị nCoV đe dọa, bất cứ cuộc tuần hành hay biểu tình quy mô lớn nào nào cũng phải bị cấm”, Apter nói thêm.
Tuyên bố được đưa ra sau khi 23 sĩ quan cảnh sát bị thương khi đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực cuối tuần qua. Hơn 100 người, trong đó có một người đàn ông tiểu tiện lên bia tưởng niệm một cảnh sát đã hy sinh, bị bắt trong các cuộc đụng độ do biểu tình ở London.
Lực lượng cảnh sát lớn nhất nước Anh cũng lên án và hành vi bạo lực đáng kinh ngạc của người biểu tình với các sĩ quan.
Bas Javid, cảnh sát trưởng London, gọi hành vi bạo lực của các nhóm biểu tình với cảnh sát là “cảnh tượng gây sốc”, đồng thời cho rằng “chủ nghĩa côn đồ vô tâm” là không thể chấp nhận được, cam kết sẽ truy tố đến cùng những kẻ tấn công cảnh sát.
Cảnh sát Anh bắt người tham gia biểu tình ở London hôm 13/6. Ảnh: AFP.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khởi phát tại Mỹ đã lan sang nhiều nước, trong đó có Anh. Hàng chục nghìn người kéo xuống đường đòi công lý cho cộng đồng da màu và lên án những hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát. Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình đã trở nên quá khích khi xảy ra các hành vi phá hoại.
Người biểu tình tại thành phố Bristol hôm 7/6 kéo đổ tượng của Edward Colston, nhà buôn nô lệ thế kỷ 17, rồi ném xuống sông. Vài ngày sau, tượng nhà buôn nô lệ thế kỷ 18 Robert Milligan ở trung tâm thủ đô London cũng bị kéo xuống do giới chức thành phố quyết định bức tượng không được công chúng chấp nhận.
Thủ tướng Anh Boris Johnson thừa nhận một “thực tế nghiệt ngã” là người da màu ở Anh đã phải trải qua tình trạng phân biệt đối xử, nhưng ông cũng cảnh báo những người tấn công cảnh sát hay mạo phạm các di tích công cộng sẽ phải đối mặt với pháp luật.
Phút cuối của người da màu bị cảnh sát Atlanta bắn chết 46 Putin lần đầu nói về biểu tình tại Mỹ Người đàn ông gốc Tây Ban Nha bị cảnh sát Mỹ bắn chết Hàng chục người bị bắt trong biểu tình ở Atlanta 17 Người biểu tình Mỹ chặn đường cao tốc, đốt nhà hàng 93
Xe bồn lao vào người biểu tình Mỹ
Một xe bồn bất ngờ lao vào đám đông những người đang biểu tình ôn hòa trên một cao tốc gần trung tâm thành phố Minneapolis hôm 31/5.
Đoạn video ghi lại cảnh tượng trên cho thấy biển người đang tuần hành trên cầu I-35W để phản đối cái chết của George Floyd thì chiếc xe chở nhiên liệu lao nhanh tới, khiến họ vội vã dạt ra hai bên. Chiếc xe sau đó dừng lại, người biểu tình nhanh chóng vây quanh. Cảnh sát cũng có mặt và rút súng ra.
Xe bồn lao vào người biểu tình ở Minneapolis hôm 31/5. Video: Abc5
Đội cảnh sát tuần tra cao tốc bang Minnesota cho hay trên Twitter rằng hành động lao xe này dường như là có chủ đích. Tài xế bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện. Thống đốc Tim Walz nói rằng anh này đã ra viện và đang bị cảnh sát giam giữ.
Một quan chức địa phương cho biết theo camera giám sát, chiếc xe bồn đã ở trên cao tốc từ trước khi họ đặt các rào chắn để đóng cửa con đường vào lúc 17h. Không có người biểu tình nào bị đâm.
"Anh ta không dừng lại. Anh ta bấm còi rất lớn và lao vào đám đông", Drew Valle, một nhân chứng, kể với Star Tribune. "Đó là sự ác độc đã đưa chúng tôi đến đây. Một sự coi thường nhẫn tâm với nhân loại".
Chiếc xe bồn lao vào đám đông ở cao tốc Minneapolis hôm 31/5. Ảnh: Reuters
Các cuộc biểu tình nổ ra ở Minneapolis từ tuần trước sau khi Floyd, một người da màu 46 tuổi, tử vong do bị cảnh sát ghì gáy suốt 9 phút. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba.
Tuy nhiên, mức truy tố này chưa làm thỏa mãn người biểu tình, vốn dồn nén nhiều phẫn uất sau cái chết của những người da màu trước đây. Biểu tình hiện lan rộng ra nhiều thành phố khắp nước Mỹ, buộc các thị trưởng phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh.
Người dân Đức và Nhật Bản hưởng ứng phong trào 'Quyền sống của người da màu' Ngày 14/6, hàng nghìn người đã tuần hành tại nhiều thành phố của Đức nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi đảm bảo các điều kiện công bằng hơn, bao gồm cả việc chia sẻ gánh nặng liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Người dân tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Auckland,...