Cảnh sát Anh bắt nhầm “phát ngôn viên” của LulzSec?
Ngày 27/7 vừa qua, trong động thái trấn áp làn sóng tin tặc đang ngày càng lộng hành trên thế giới, cảnh sát Anh đã bắt giữ một thanh niên 19 tuổi được cho là “phát ngôn viên” của nhóm tin tặc đình đám một thời LulzSec.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, tới ngày 28/7, trang DailyTech đã hé lộ thông tin mới cho thấy, có thể giới chức Anh đã bị “hớ” và bắt nhầm người vô tội.
DailyTech nói rằng một tin tặc tự xưng là The Jester đã phát hiện và công bố một đoạn nội dung ghi lại cuộc chat gần đây cho thấy, phát ngôn viên thực sự của LulzSec (vốn là Daniel Ackerman Sandber, một thanh niên sinh tại Thụy Điển) đã sử dụng nhận diện trực tuyến của một người đàn ông khác nhằm đánh lừa cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Sandber đã đổi tên rất nhiền lần và nói tiếng Thụy Điển. Trong khi đó, anh chàng Scotland vừa bị cảnh sát Anh bắt thì lại hoàn toàn không có những đặc điểm như mô tả về Sandber.
Qua sự việc này, có thể thấy giới tin tặc vẫn đang tiếp tục lộng hành với nhiều “tuyệt chiêu” làm đau đầu giới chức của nhiều nước trên thế giới./.
Theo TTXVN
Lịch sử hacker (Phần 1): Cội nguồn kỹ thuật hack và phi vụ đầu tiên
Loạt thông tin nhiều phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới của những hacker, từ lịch sử hình thành đến các phi vụ đình đám nhất.
Dạo qua những website nổi tiếng về công nghệ gần đây, có rất nhiều những thông tin xoay quanh các nhóm hacker đình đám như LulzSec, Anonymous... Nhưng trong số chúng ta, ít ai biết được nguồn gốc của thuật ngữ "hack" hay "hacking"? Ai là người đầu tiên tấn công máy tính, và tấn công như thế nào? Và sau cùng, vụ tấn công nào khét tiếng nhất trong lịch sử?
Cội nguồn của hacking
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của thuật ngữ "hacking". Tuy nhiên hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, Học viện Công nghệ Hoa kỳ Massachuset (MIT) là nơi đầu tiên sử dụng thuật ngữ này.
Quay trở lại những năm 1960, nhóm sinh viên trong một câu lạc bộ tại MIT chuyên nghiên cứu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã lần đầu tiên sử dụng hệ thống máy tính để điều khiển đoàn tàu chạy theo hướng mà nó không được lập trình sẵn từ trước. Kỹ thuật này được gọi đặt tên là "hack". Từ đó, thuật ngữ hack ra đời để ám chỉ những hành động điều khiển các chương trình thông qua chiếc máy tính theo ý muốn của người thực hiện. Tuy nhiên, có lẽ trong chúng ta ít ai biết được rằng, cỗ máy đầu tiên bị các hacker tấn công là hệ thống mạng điện thoại chứ không phải là máy tính.
Trả lời cho câu hỏi ai là người đầu tiên thực hiện các phi vụ "hacking"? Đó chính là John Drapper, nổi tiếng với nickname Cap'n Crunch. Và thật ngạc nhiên khi cỗ máy mà John tấn công không phải là một chiếc máy tính, mà là một hệ thống mạng điện thoại. Chỉ sử dụng một chiếc còi đồ chơi tặng kèm trong hộp ngũ cốc Cap'n Crunch, John đã hack vào đường dây mạng điện thoại của hãng viễn thông khổng lồ AT&T và thoải mái thực hiện các cuộc gọi mà không mất phí.
Sau đó, thiết bị có tên "Blue box" được John sáng chế ra với mục đích thực hiện các cuộc gọi quốc tế miễn phí. Năm 1972 chứng kiến sự thành công đáng kinh ngạc của Blue Box. Ngạc nhiên hơn nữa, khi những người tham gia vào việc kinh doanh Blue box có cả 2 nhà đồng sáng lập của Apple - Steve Wozniak và Steve Jobs!
Thời đại của Internet
Internet xuất hiện cũng chính là thời kỳ phát triển nhất của tin tặc. Thông thường, các tin tặc hoạt động theo nhóm. Và một trong những nhóm tin tặc đầu tiên xuất hiện với cái tên Legion of Doom (LoD) đã được ra đời vào những năm đầu tiên của thập kỷ 80 bởi Lex Luthor.
Legion of Doom đã được phân chia thành các hackers (hoạt động trên máy tính) và Phreaks (hoạt động trên điện thoại). Một trong những phi vụ đình đám nhất của LoD là phá hoại hệ thống của ngân hàng Pacific Bank và Los Alamos National Laboratory kéo dài tới 9 ngày. Sự kiện này đã rất thu hút được sự chú ý đặc biệt giới truyền thông. Bộ phim War-Games nói về hacking đã được ra đời trong cùng thời điểm này. Tạp chí của nhóm này The Legion of Doom Technical Journals cũng đã trở thành một nguồn tài liệu qúy báu của các hackers. Từ đây sự phá hoại của hacking ngày càng khủng khiếp...
Theo Bưu điện VN
Anonymous vẫn "nói cứng" sau khi bị FBI "càn quét" Anonymous và LulzSec, 2 nhóm hacker hàng đầu hiện nay liên tục gây ra những vụ tấn công khiến cả thế giới phải đau đầu, vẫn tuyên bố cứng rắn và thách thức sau đợt "càn quét" của FBI bắt giữ hàng loạt thành viên của 2 nhóm này. Sau đợt truy quét và bắt giữ 16 thành viên của 2 nhóm hacker...