Canh rau sâm nấu tôm
Không chỉ dùng ăn sống, luộc chấm nước mắm, lá rau sâm còn dùng để nấu canh với tôm vừa ngon vừa lạ miệng.
Sâm đất là cây thân thảo, mọc đứng, thân nhẵn, phân nhánh nhiều ở dưới. Lá mọc so le hình trái xoan thuôn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả 2 mặt, mép lá hầu như lượn sóng. Đây là vị rau thuốc, bồi bổ cho cơ thể khi suy nhược, ra nhiều mồ hôi, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa. Ngoài ra, lá sâm đất còn là nguyện để nấu canh (ăn ngon như lá mồng tơi).
Rau sâm là loại rau nhà quê, thường được trồng nhiều trong vườn nhà, bên cạnh giếng nước. Ảnh: P.T.
Rau sâm ưa đất ẩm nhưng nhiều ánh nắng, rất dễ trồng, có thể thu hoạch lá, quanh năm. Khi thu hoạch thì cắt nhánh để cây đâm chồi, cho ra lứa rau khác. Ngoài ra, rau sâm còn được trồng trong các chậu kiểng vì cây cho hoa bé xinh, phớt hồng rất đẹp.
Lá rau sâm có thể dùng để ăn sống, luộc chấm nước mắm hay nước kho cá đồng và phổ biến nhất là nấu canh. Có thể nấu canh với thịt bò, thịt lợn thăn, thịt bằm nhưng ngon, ngọt nước và thanh mát nhất vẫn là nấu với tôm.
Rau sâm không chỉ nấu với tôm, mà còn nấu với thịt bò, thịt nạc… Ảnh: P.T.
Video đang HOT
Rau sâm chọn lá tươi, non, rửa sạch và để ráo nước. Tôm tươi làm sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, giã thô. Uớp tôm với muối, hạt nêm, đường, hành, tiêu, tỏi khoảng mươi phút cho tôm thấm gia vị.
Đặt nồi lên bếp, phi thơm dầu ăn, cho tôm vào đảo đều để thịt tôm săn lại, chín, dậy hương thơm thì thêm nước dùng. Nước sôi cho rau sâm vào, nấu chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Không mất nhiều thời gian chế biến nhưng canh rau sâm lại ngon miệng và bổ dưỡng. Ảnh: P.T.
Canh rau sâm nấu tôm vừa đơn giản trong cách chế biến lại rất ngon, lạ miệng với vị ngọt, béo, thơm của tôm, chua dịu của rau sâm, nước canh vừa thơm vừa ngọt, thanh mát. Món ăn này rất thích hợp dùng trong bữa cơm gia đình ngày nắng.
Đến Nghệ An nhất định phải thử món canh ngọn lụi miền núi
Nếu có dịp dừng chân ở miền tây xứ Nghệ, bạn sẽ được thưởng thức món canh "húa sán", hay còn gọi là canh ngọn lụi với hương vị đặc trưng của miền sơn cước.
Chắc hẳn những du khách miền xuôi như tôi khi đặt chân lên mạn phía tây của Nghệ An đều dễ nhầm thứ ngọn nhỏ nhỏ, non non được bày bán ở góc chợ là măng.
Thế nhưng, đây lại chính là ngọn lụi, trong tiếng Thái là húa sán, một nguyên liệu để nấu món canh đặc trưng của miền núi.
Để tìm được ngọn lụi, người dân ở các huyện như Tương Dương, Con Cuông hay Kỳ Sơn đều phải vào tận rừng để chặt. Cây lụi mọc thành từng khóm như tre, nhưng thân nhỏ và mỏng. Chỉ cần tìm thấy cây lụi, người ta sẽ chặt lấy phần ngọn, buộc thành từng bó nhỏ rồi đưa xuống chợ bán với giá 10.000 đồng/bó.
Tôi tò mò về cách bóc vỏ ngọn lụi bởi cứ ngỡ dễ dàng như bóc ngọn măng. Thế nhưng, bóc ngọn lụi cần phải là người lành nghề. Ngọn lụi nhỏ, phải dùng con dao nhỏ để tách phần vỏ cứng bọc bên ngoài mà nếu không khéo léo, bạn sẽ bị đứt tay như chơi. Phần lõi của ngọn lụi chính là tinh túy để tạo nên món canh ngon của người Thái.
Mỗi bó ngọn lụi có giá 10.000 đồng
Ngọn lụi được chế biến thành nhiều món khác nhau như mọc, nậm-nhoọc, cháo... nhưng người Thái ở miền Tây xứ Nghệ phổ biến nhất với món canh hầm xương. Chỉ cần dùng nước hầm xương, rồi cho nắm ngọn lụi vào đun kỹ cho tới lúc mềm, có thể thêm cả rau ngót rừng hay nắm lá lốt, vậy là bao nhiêu hương vị của núi rừng gom đủ trong bát canh.
Bưng bát canh "húa sán" còn bốc hơi nóng để lên bàn, mùi thơm của ngọn lụi, của lá lốt quyện vào nhau khiến chúng tôi ngồi không yên.
Món canh ngọn lụi có lẫn vị đắng nhưng khi nuốt xuống họng sẽ đọng lại vị ngọt nhè nhẹ. Và dù bạn là người "khó tính" với món đắng thì tôi tin món canh lạ miệng này vẫn sẽ khiến bạn "xiêu lòng".
Người dân nơi đây còn bật mí rằng ngọn lụi chính là món ăn giúp các bà mẹ sau sinh thêm nhiều sữa và đặc sữa. Vậy nên, không ít người miền xuôi trong những năm gần đây đã săn tìm ngọn lụi để chế biến.
Quanh năm ở miền tây xứ Nghệ đều có thể được thưởng thức ngọn lụi nhưng ngon nhất là vào mùa xuân. Ngày nay, ngọn lụi được bày bán ở ven đường hay trong các khu chợ và rất đắt khách.
Trên những chuyến xe, ngọn lụi nằm lọt thỏm trong những chiếc túi để mang hương vị miền sơn cước đến với thực khách miền xuôi.
Người bóc được ngọn lụi phải khéo léo và lành nghề
Phần lõi ngọn lụi non, mềm được chọn nấu canh hoặc nhiều món ăn dân tộc khác
Bát canh ngọn lụi thấm đượm hương vị núi rừng
Theo Thanhnien.vn
Thơm ngon mướp rồng trộn tôm đất Có nơi còn gọi mướp rồng là mướp rắn bởi quả nó dài, ngoằn ngoèo - ấy vậy mà nhiều người nói mướp rồng "trông rất bắt mắt". Ngoài là một thực phẩm quý, mướp rồng còn được trồng như một loài cây cảnh trước hiên nhà. Mướp rồng trộn tôm đất Giống mướp rồng vốn không chịu được đất úng ngập, chỉ...