Cảnh quan thế giới năm 2018 tuyệt đẹp dưới ống kính nhiếp ảnh gia
Vượt qua hàng nghìn tác phẩm đến từ các tác giả của nhiều quốc gia khác nhau, dưới đây là những bức hình đoạt giải trong cuộc thi ảnh Epson International Pano Awards 2018.
Các nhiếp ảnh gia từ chuyên nghiệp tới nghiệp dư đều được mời tham dự giải thưởng Epson International Pano Awards 2018 với phần thưởng trị giá hơn 50.000 USD. Colin Sillerud là người chiến thắng hạng mục Nghệ thuật số, với bức ảnh những tia sét đánh xuống ở Grand Canyon, Mỹ. Đây là hạng mục tôn vinh kỹ thuật xử lý hậu kỳ ảnh.
Thêm một bức ảnh của tác giả này chụp lại khung cảnh cầu vồng tuyệt đẹp trên núi đá đỏ của Grand Canyon. Bức ảnh được xếp vào hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Bên trái là bức ảnh của Kath Salier, ghi lại hình ảnh con cá voi lưng gù lao thẳng xuống bên cạnh một thợ lặn tại vùng biển ngoài khơi Tonga. Bức ảnh bên phải của nhiếp ảnh gia Prajit Ravindran, chụp lại cảnh dải ngân hà đẹp rực rỡ trên một dãy núi ở Utah. Cả 2 bức ảnh này được xếp ở hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Tác phẩm của Marcio Cabral chụp lại một thợ lặn dưới vùng nước sâu ở hồ Anhumas Abyss, Bonito, Brazil. Nơi đây là địa điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách bởi vùng nước trong vắt và các thành đá vôi đa dạng.
Cảnh sương mù huyền bí xen lẫn những tán cây đầy ma mị được chụp bởi nhiếp ảnh gia David Thompson tại một đầm lầy ở phía nam nước Mỹ. Bức ảnh được xếp vào hạng mục Cảnh quan mở.
Miles Morgan đã đi bộ tới tận chân ngọn núi Mount Whitney ở California, Mỹ, để chụp lại bức ảnh bão tố này. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất nước Mỹ. Bức ảnh đẹp xếp vào hạng mục Cảnh quan mở.
Hình ảnh ngọn núi Ngauruhoe nhìn từ xa, đây là ngọn núi lửa có lịch sử hoạt động gần đây nhất ở New Zealand. Tác giả là nhiếp ảnh gia Dylan Toh, được xếp vào hạng mục Cảnh quan mở.
Video đang HOT
Dylan Toh cũng có thêm một tác phẩm tuyệt đẹp, chụp khung cảnh hồ Oberon ở Tasmania, bức ảnh được xếp cùng hạng mục với tác phẩm núi Ngauruhoe.
Chiến thắng trong hạng mục Cảnh quan mở là bài dự thi của nhiếp ảnh gia Veselin Atanasov, người Bulgaria. Hình ảnh ghi lại cảnh mặt trời lấp ló ánh bình minh trên những rặng cây ở Tuscany, Italy.
Bức ảnh này có tên gọi “Làn sóng mây”, được nhiếp ảnh gia Kelvin Yuen chụp tại Đài Loan, Trung Quốc, nằm trong hạng mục Cảnh quan mở.
Bên trái là bức ảnh đoạt giải nhì hạng mục Cảnh quan không chuyên của nhiếp ảnh gia Peter Li từ Vương Quốc Anh, chụp lại một bộ xương cá voi ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên. Bên cạnh là bức ảnh đoạt giải nhì hạng mục Nghệ thuật số chụp lại hình ảnh cực quang rực sáng trên nền trời Lofoten ở Na Uy.
Tác giả Carsten Bachmeyer chụp lại phong cảnh tuyệt đẹp trên dãy Dolomites ở đông bắc Italy, nằm trong hạng mục Cảnh quan mở.
Một tác phẩm của Alessandro Cantarelli chụp lại khi anh đang khám phá miền đất băng giá của Iceland, nằm trong hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Những tia sáng chiếu qua hang động ở Indonesia được ghi lại bởi nhiếp ảnh gia Gunarto Gunarto, nằm trong hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Những tia sét mạnh mẽ đánh xuống bên ngoài bờ biển Merewether Ocean Baths của Australia. Hình ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Brian Bornstein nằm trong hạng mục Xây dựng môi trường (Build Environment).
Một tác phẩm của nhiếp ảnh gia Albert Dros chụp cánh đồng hoa tulip rực rỡ ở Hà Lan.
Nhiếp ảnh gia Javier De La Torre chụp lại cảnh 2 ngư dân địa phương đang đan lưới bắt cá khi ông du lịch tới Việt Nam. Bức ảnh nằm trong hạng mục Xây dựng môi trường.
Bức ảnh chụp làng chài nổi ở đảo Cát Bà (Hải Phòng, Việt Nam) của nhiếp ảnh gia Đào Tấn Phát, nằm trong hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Thêm một bức ảnh chụp tại Việt Nam của nhiếp ảnh gia người Singapore Chin Leong Teo, nằm trong hạng mục Cảnh quan không chuyên. Trong top 50 bức ảnh đẹp nhất cuộc thi lần này, có 4 bức ảnh được chụp tại Việt Nam.
Stefan Thalerfrom đến từ nước Áo đã chụp lại bức ảnh về con đường uốn lượn ngoằn nghèo ở núi Maloja Pass chạy qua dãy Alps, phần thuộc Thuỵ Sĩ. Bức ảnh nằm trong hạng mục Xây dựng môi trường.
Tác phẩm của Jun Wang chụp lại hồ nước xanh lấp lánh của hồ Peyto ở Vườn Quốc gia Banff, Canada, khi anh đang đi dạo ngoài trời vào buổi tối, nằm trong hạng mục Cảnh quan không chuyên.
Bức ảnh màn sương mù ảo diệu đang lơ lửng trên cao bao phủ lấy thành phố, với những tòa nhà chọc trời nhìn xuyên qua, được nhiếp ảnh gia Yiu Kai Shinoda chụp tại Macao, Trung Quốc. Bức ảnh đã giành giải nhì hạng mục Xây dựng môi trường.
Bức hình ghi lại một vận động viên đua ngựa ở dãy núi của Indonesia, được chụp bởi nhiếp ảnh gia Ongko Sumarno nằm trong hạng mục Cảnh quan nghiệp dư.
Bức ảnh giành vị trí cao nhất trong hạng mục Cảnh quan nghiệp dư thuộc về tác giả Nathaniel Merz người Hàn Quốc, khi anh chụp lại một cây thông bám dính vào đỉnh núi đá. Hình dáng hiên ngang của cây thông cộng thêm không gian trắng xóa và lớp tuyết phủ dày tạo nên một bức hình hoàn hảo.
Theo zing
Đến Trung Quốc, ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Trung Quốc đồng thời cũng là một kỳ quan tuyệt diệu của thế giới. Đến Trung Quốc, du khách không thể bỏ qua địa danh Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng này.
Vạn Lý Trường Thành là một công trình xây dựng bằng đá, một danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng từ nhiều triều đại vua cách đây hơn 2500 năm.
Chiều dài của Vạn Lý Trường Thành lên đến 21.196 km với chiều cao trung bình của các bức tường thành là 7 mét, bề rộng có nơi 5m, có nơi 6m, đủ để cho 5 chú ngựa chạy đua trên hành trình.
Nhìn từ trên cao, Vạn Lý Trường Thành giống như dải ngân hà tuột khỏi mây qua rừng cây hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp.
Vạn Lý Trường Thành không chỉ là sự hợp thành của cửa ải, tường thành, đài thành, phong hỏa đài, là chứng nhân lịch sử hùng hồn, là biểu tượng văn hóa và sự phát triển của Trung Quốc qua hàng ngàn năm lịch sử. Ngày này, Vạn Lý Trường Thành đã trở thành một địa điểm du lịch kỳ thú bậc nhất trên thế giới.
Du khách có thể đến tham quan Vạn Lý Trường Thành vào bất kỳ mùa nào trong năm vì mỗi mùa đều mang những nét đẹp riêng.
Vào mùa đông, tuyết phủ trắng xóa, mùa thu có thảm vàng rực rỡ....tạo nên không gian kỳ thú. Tuy nhiên, mùa xuân có lẽ là mùa được các du khách yêu thích nhất vì thời tiết ấm áp và cảnh quan thì đượm sắc xanh của những lá cây và chồi non mang lại nhiều sức sống mới.
Bức tường thành nằm trong danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới", và là một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1987.
Đến Vạn Lý Trường Thành, du khách có cơ hội trải nghiệm cảm giác thú vị khi leo qua từng bậc thang để tham quan bức tường thành dài bất tận, được phóng tầm mắt đẻ ngắm nhìn cảnh vật xinh đẹp xung quanh với những rừng cây xanh mát và những khu đô thị phía xa.
Theo PNN
Himalaya: Hành trình tìm về thiên đường tách biệt nơi trần thế Đến Himalaya và Ladakh (Ấn Độ) lần này, tôi leo núi nhiều ngày liền, tìm về những ngôi làng nhỏ, những tu viện nằm sâu trong thung lũng tưởng chừng không thuộc về trần thế. Khám phá giới hạn bản thân qua những chuyến đi mạo hiểm Đã là lần thứ 9 đi đến Himalaya và lần thứ 4 đến Ladakh, chuyến đi...