Canh ngày rụng trứng để sinh hoạt vợ chồng, có phải tôi sẽ mang thai nhanh hơn?
“ Sinh hoạt vợ chồng” trong ngày rụng trứng đúng là đem lại nhiều lợi ích, trong đó có thể tăng khả năng mang thai. Nhưng có phải chỉ cần đúng ngày này là bạn sẽ yên tâm đậu thai?
Thời điểm rụng trứng được coi là giai đoạn rất nhạy cảm với chị em phụ nữ. Ở giai đoạn này, chị em sẽ có ham muốn tình dục cao hơn bình thường. Việc quan hệ tình dục nếu diễn ra trong thời gian này đúng là đem lại nhiều lợi ích. Trong đó có thể tăng khả năng mang thai. Thế nhưng không ít chị em đang hiểu lầm, chỉ cần canh đúng ngày rụng trứng để quan hệ là sẽ yên tâm đậu thai ngay được.
Loại quả dân dã ăn với cá vừa khử tanh hiệu quả lại làm sạch mạch máu và phòng chống ung thư
Hỏi: Vợ chồng em mới kết hôn được vài tháng. Bọn em đều mong sớm có em bé. Có phải chỉ cần quan hệ tình dục vào đúng ngày rụng trứng thì em sẽ yên tâm mang thai dễ dàng hơn phải không ạ? Xin bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em!
ThS.BS Đặng Hiền (chuyên ngành sản phụ khoa, chuyên siêu âm và hỗ trợ sinh sản công nghệ cao, làm việc tại Hà Nội) trả lời qua video dưới đây:
ThS.BS Đặng Hiền trả lời câu hỏi Chỉ quan hệ vào ngày rụng trứng liệu tỷ lệ đậu thai cao không?
Chỉ quan hệ vào ngày rụng trứng, tôi sẽ yên tâm đậu thai?
Chào bạn!
Nhiều người cho rằng nếu chỉ gần gũi vào ngày rụng trứng thì tỷ lệ đậu thai sẽ cao. Điều này không hoàn toàn đúng. Có 3 nguyên nhân lý giải cho câu trả lời của bác sĩ:
- Thứ nhất, chỉ quan hệ vào ngày rụng trứng ảnh hưởng đến chất lượng của tinh trùng: Thông thường tinh trùngcần được xuất ra 2-3 lần/tuần để kích thích sản xuất mới. Nếu bạn để dành cả tháng mới gần gũi đúng ngày rụng trứng thì sẽ làm giảm chất lượng của các chú tinh binh, tăng tỷ lệ dị dạng.
- Thứ hai, thời gian tồn tại của trứng và các chú tinh binh: Trứng có thể tồn tại sau khi phóng noãn 12-24 giờ. Trong khi đó, các chú tinh binh tồn tại trong cơ thể 2-3 ngày.
Video đang HOT
- Thứ ba, quan trọng nhất là yếu tố tâm lý: Nếu 2 vợ chồng chỉ chăm chăm vào ngày rụng trứng để gần gũi thì có thể gây ức chế rụng trứng và giải phóng tinh binh.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là 2 vợ chồng nên gần gũi đều đặn 2-3 lần mỗi tuần. Khi gần đến ngày rụng trứng, bạn hãy tăng tần suất lên 1-2 ngày quan hệ một lần để tăng khả năng đậu thai nhé!
Chúc các bạn sớm có tin vui!
Nhận biết 7 dấu hiệu rụng trứng giúp bạn kiểm soát việc mang thai
Làm thế nào để biết khi nào bạn đang rụng trứng và nó kéo dài bao lâu? Dưới đây là những dấu hiệu chính của ngày rụng trứng, giúp bạn kiểm soát sinh sản tốt hơn.
Rụng trứng là quá trình xảy ra khi một quả trứng được phóng ra từ buồng trứng. Trong một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, điều này thường xảy ra trước khi kỳ kinh bắt đầu khoảng 2 tuần. Đây là khoảng thời gian mà bạn có khả năng mang thai cao nhất.
Các dấu hiệu rụng trứng
Có nhiều thay đổi khi giai đoạn rụng trứng bắt đầu. Bản thân người phụ nữ thường có thể xác định chính xác thời điểm rụng trứng dựa trên những dấu hiệu sau đây:
Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Thân nhiệt của bạn tăng nhẹ trong thời kỳ rụng trứng, mặc dù chỉ khoảng 0,5 độ C. Việc tăng thân nhiệt duy trì ổn định trong khoảng 3-4 ngày giúp xác định đây là giai đoạn trứng rụng.
Bạn có thể theo dõi những thay đổi hàng ngày để xác định sự rụng trứng bằng cách sử dụng nhiệt kế.
Trước khi rụng trứng, thân nhiệt cơ bản dao động quanh mức trung bình là 36,5 độ C. Ngay trước khi rụng trứng, con số này giảm nhẹ xuống 36,4 độ C và sau đó tăng đột ngột lên 36,7 độ C khi quá trình rụng trứng xảy ra.
Đau vùng chậu và/hoặc đau lưng dưới
Một số phụ nữ có thể bị cảm thấy đau ở vùng chậu, đặc biệt là ở bên buồng trứng nơi đang rụng trứng.
Sự gia tăng progesterone sau khi rụng trứng có thể có tác dụng thư giãn cơ thể. Do đó, một số người có thể bị lỏng dây chằng - đau lưng do cột sống bị xê dịch - đó là lý do tại sao đau lưng là một triệu chứng liên quan đến rụng trứng.
Đau vùng chậu hoặc đau lưng báo hiệu giai đoạn trứng rụng.
Tăng tiết chất nhầy
Chất nhầy do cổ tử cung tiết ra thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là trong thời kỳ rụng trứng. Nhiều phụ nữ trở nên quen thuộc với những thay đổi này, thường được thể hiện rõ qua dịch tiết âm đạo.
Chất nhầy cổ tử cung thay đổi trong suốt chu kỳ, nhưng đỉnh điểm thường được nhận thấy là đồ lót của bạn ẩm ướt, với dịch tiết có dạng sệt, màu kem hoặc thậm chí giống như lòng trắng trứng sống.
Nhạy cảm hơn với mùi
Một số phụ nữ có những thay đổi về khứu giác xung quanh thời điểm rụng trứng khiến họ trở nên đặc biệt nhạy cảm với các mùi lạ.
Căng ngực
Căng ngực đã được ghi nhận là một dấu hiệu của giai đoạn rụng trứng. Điều này là do sự gia tăng progesterone xảy ra khi rụng trứng.
Sự thay đổi hormone làm ngực bị căng hơn khi rụng trứng.
Sưng âm hộ
Một tác dụng phụ khác được báo cáo do progesterone - là sưng âm hộ. Đây có thể được coi là một dấu hiệu cơ bản của việc rụng trứng.
Tăng ham muốn tình dục
Phụ nữ thường tăng ham muốn tình dục trong vài ngày trước khi rụng trứng. Trong giai đoạn này, chị em thường cảm thấy tự tin hơn về cơ thể của mình và một nghiên cứu cho thấy phụ nữ có xu hướng cải thiện sức hấp dẫn trên khuôn mặt trong thời kỳ rụng trứng.
Các dấu hiệu thường không giống nhau ở mọi phụ nữ
Tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, cường độ và các dấu hiệu của sự rụng trứng rất khác nhau giữa các phụ nữ. Một số phụ nữ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu khi rụng trứng, trong khi những người khác hoàn toàn không nhận biết được. Ngay cả với 1 người thì các chu kỳ khác nhau cũng có thể có các triệu chứng khác nhau.
Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết tố của bạn đều có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Các yếu tố bên trong và môi trường như căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục có thể khiến quá trình rụng trứng của bạn diễn ra sớm hơn, hoặc muộn hơn một chút. Kinh nguyệt của bạn cũng có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn, ít hơn hoặc nhiều hơn.
Đang nhiễm COVID-19, F0 có những dấu hiệu này thì tuyệt đối không nên quan hệ vợ chồng Có không ít cặp vợ chồng thắc mắc về việc có nên quan hệ trong thời gian nhiễm bệnh hay không, đặc biệt là khi cả hai đều đã trở thành F0. Khi mắc COVID-19, thể trạng sức khỏe suy yếu cho nên việc sinh hoạt thế nào, ăn uống ra sao đều có thể ảnh hưởng đến kết quả hồi phục. Do...