Cảnh ngặt nghèo của Côn Đảo, Phú Quý
Mùa gió bấc là thời điểm các hòn đảo như Phú Quý, Côn Đảo phục hồi du lịch. Tuy nhiên, lượng khách sụt giảm khiến nhiều người làm du lịch loay hoay tìm cách thích nghi.
Không còn cảnh khách du lịch vai đeo túi, tay kéo vali, tàu cao tốc chạy tuyến Phan Thiết – Phú Quý trong tháng 9 phần lớn chỉ phục vụ người dân địa phương từ đất liền ra đảo và ngược lại.
Đại diện Công ty cổ phần tàu cao tốc Phú Quốc Express, đơn vị vận hành tàu Trưng Trắc chạy tuyến Phan Thiết – Phú Quý, cho biết: “Từ tháng 9 đến nay, lượng khách đi tàu ra đảo giảm ‘kinh khủng’. Mỗi ngày trung bình tàu chở khoảng 150 lượt khách/chuyến, chỉ đạt 25% công suất”.
Hiện đơn vị phải gồng lỗ để duy trì hoạt động đi lại trên tuyến. Trong khi đó tàu Supperdong giảm số chuyến, Phú Quý Express đã tạm ngừng hoạt động để đưa tàu đi bảo trì trong giai đoạn thấp điểm.
Phú Quý “không một bóng khách” từ sau 2/9
Trao đổi với Tri Thức – Znews, ông Đỗ Lộc, cán bộ phòng Văn hóa – Thông tin huyện Phú Quý, cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm, Phú Quý đón khoảng 144.250 lượt du khách, giảm 5.517 lượt khách so với cùng kỳ năm trước”.
Đại diện một khách sạn tại Phú Quý cho biết từ sau dịp lễ 2/9, đơn vị không đón thêm một vị khách nào đến lưu trú trong tháng 9. Vừa được đưa vào vận hành từ lễ 30/4, đây là cơ sở lưu trú được nhiều khách yêu thích bởi sự hiện đại, mới mẻ và tiện nghi. Tuy nhiên, điều này cũng thể không cứu vãn khi toàn đảo vắng khách.
Không còn cảnh đông đúc du khách trong những chuyến tàu ra đảo Phú Quý như cao điểm lễ 30/4/2023. Ảnh: Quỳnh Danh.
Mùa gió bấc (gió Đông Bắc) ở đảo thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, đây là thời gian hòn đảo phục hồi sau nhiều tháng cao điểm du lịch hè. Tuy nhiên năm nay, du lịch Phú Quý vắng khách sớm hơn dự kiến bởi sự ảnh hưởng của các cơn bão số 3 và số 4 trên biển Đông và tình hình kinh tế khó khăn.
Ông Huỳnh Văn Kỷ, đại diện khách sạn Chanky Phú Quý, cho biết sau bão thời tiết rất đẹp, biển êm, nước trong veo, tiếc là không có khách du lịch. “Năm nay đảo vắng khách sớm. Trên đảo hiện có nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khách chia sớt nên không còn đông như năm ngoái”, ông Kỷ nói.
Với sự bùng nổ của du khách, số lượng cơ sở lưu trú trên đảo không ngừng tăng lên trong năm 2 năm qua. Trên địa bàn huyện đảo Phú Quý hiện có khoảng 61 khách sạn và nhà nghỉ với 773 phòng/1.139 giường, gần 100 homestay và nhà trọ với công suất khoảng 1.000 giường. Trong đó, 30% các cơ sở lưu trú là do người dân từ nơi khác mở.
Quyên Võ, đại diện khu nghỉ dưỡng Nalani Phú Quý, cho biết: “Trước lễ 2/9, cơ sở của tôi luôn kín khách. Với 2 cơn bão liên tiếp từ sau lễ 2/9, lượng khách sụt giảm nghiêm trọng, tuy nhiên tình hình vẫn đỡ hơn một số khách sạn khác trên đảo”.
Video đang HOT
Từ đầu tháng 10, tin nhắn đổ về fanpage của khu nghỉ dưỡng có phần sôi động hơn. “Phần lớn du khách chỉ hỏi phòng, hỏi giá, kiểm tra điều kiện thời tiết và chốt khá cận ngày”, Quyên chia sẻ.
Côn Đảo “vớt vát” nhờ khách ngoại
Không chỉ Phú Quý, mùa gió bấc cũng là giai đoạn thấp điểm của một số hòn đảo khác. Cách TP.HCM khoảng 230 km, Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) sở hữu nét đẹp nguyên sơ của tạo hóa ban tặng, trở thành điểm đến du lịch tâm linh, sinh thái được nhiều người yêu thích.
Trong 9 tháng đầu năm, huyện Côn Đảo đón khoảng 556.125 lượt khách, tăng 2.310 lượt khách so với cùng kỳ năm 2023, tăng 107.910 lượt khách so với 2022. Tuy nhiên trong tháng 9/2024, huyện đảo đón khoảng 38.000 lượt khách, giảm 8.500 khách so với cùng kỳ năm trước.
Côn Đảo sở hữu nét đẹp yên bình với hệ sinh thái đa dạng, thu hút du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Linh Huỳnh.
Bà Võ Thị Vân, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, cho rằng lượng khách trong tháng 9 giảm nhẹ do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng của thiên tai bão lũ xảy ra tại các tỉnh phía bắc, đây là tình hình chung của cả nước.
Là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng, 90% lượng khách tại đảo đến từ khu vực miền Bắc, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam năm 2020. Vì vậy, việc các tỉnh phía Bắc gặp khó khăn do thiên tai tác động khá nhiều đến lượng khách đến Côn Đảo. Ngoài ra, giai đoạn cuối năm (tháng 12) mới là thời điểm khách đến đảo trả lễ nhiều, vì vậy hiện lượng khách giảm là dễ hiểu.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Côn Đảo có xu hướng tăng so với những năm trước. 9 tháng đầu năm 2024, huyện Côn Đảo đón 20.871 lượt khách quốc tế đến thăm đảo, tăng 60,04% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 84,53% so với năm 2022.
Đầu tháng 6, Côn Đảo đón Resorts World One chở theo hơn 2.200 du khách quốc tế – chuyến tàu biển du lịch quốc tế đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm. Đây là dấu hiệu khởi sắc, khẳng định thương hiệu du lịch Côn Đảo trên bản đồ quốc tế.
Bù lỗ, “cắt” nhân viên
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, đại diện công ty Phú Quốc Express, cho biết vào mùa thấp điểm, công ty cắt giảm số lượng chuyến tàu ở một số tuyến, đây đã là việc thường niên trong ngành vận tải biển.
Cụ thể, tàu Thăng Long chạy tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo đã tạm dừng cho tới khi có thông báo mới, dự kiến vào tháng 12 – thời điểm trả lễ của khách du lịch tâm linh Côn Đảo. Tuyến Phan Thiết – Phú Quý giảm còn 1 chuyến đi – 1 chuyến về/ngày, chủ yếu phục vụ người dân ra vào đảo. Tuyến Kiên Giang – Phú Quốc đảo dân sinh khá đông dân nên tàu giảm còn 3 chuyến đi – 3 chuyến về/ngày.
“Chúng tôi chỉ chạy bù lỗ, thậm chí nhiều khi không có khách để bù lỗ”, đại diện đơn vị chia sẻ. Dự kiến sau Tết Nguyên đán lượng khách và lượng chuyến sẽ bắt đầu tăng trở lại.
Du khách chờ tàu ra đảo Phú Quý dịp 30/4. Ảnh: Linh Huỳnh.
Trong khi đó, cắt giảm nhân sự là lựa chọn của nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên đảo Phú Quý.
Không chỉ chuẩn bị cho mùa thấp điểm du lịch, Quyên Võ còn lên kế hoạch cho việc đóng cửa vào cao điểm mùa gió bấc vì khách sạn nằm ở hướng đông của đảo, nơi chịu trực tiếp những trận cuồng phong.
“Cao điểm mùa gió bấc sóng lớn, muối đóng thành từng lớp dày bên ngoài khách sạn. Chúng tôi phải khóa kín cửa, dán băng keo để ngăn gió mang theo hơi muối vào phá hỏng đồ đạc, nội thất trong nhà”, Quyên chia sẻ. Cô cho biết chi phí khấu hao cao cùng phí xây dựng, vận chuyển đắt đỏ khiến giá phòng ở đảo cao hơn nhiều so với các địa điểm du lịch khác trong đất liền.
Là người từ nơi khác đến Phú Quý lập nghiệp, Quyên thuê nhân viên để săn sóc khu nghỉ dưỡng và đón khách dù số lượng không nhiều.T rong giai đoạn này, cô cắt giảm khoảng 50% nhân sự để duy trì hoạt động, tiết kiệm chi phí.
Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch do người dân bản địa ở Phú Quý vận hành, phần lớn họ cho nhân viên nghỉ việc trong giai đoạn này, gia đình sẽ cùng nhau làm việc. Đại diện Chanky Hotel Phú Quý cho biết: “Đây là năm đầu tiên khách sạn mở cửa nên chúng tôi ráng nuôi nhân viên, chỉ giảm ngày làm, giảm lương chứ không cắt hẳn”.
Về phần hướng dẫn viên du lịch (HDV) trên đảo, một số người chọn chuyển sang hòn đảo, vịnh biển khác làm việc trong mùa gió bấc, một số chọn ở lại, tìm thêm việc để trang trải thu nhập trong giai đoạn này.
Thượng Hy – HDV bản địa cho biết vào mùa thấp điểm năm trước anh đã về nhà ở đất liền phụ gia đình làm việc, đến hết mùa gió thì quay lại. Một số bạn HDV khác cũng về nhà nghỉ ngơi hoặc đi du lịch ở nơi khác, chờ mùa cao điểm trong năm mới. Đây cũng là cách thiên nhiên được nghỉ ngơi và phục hồi.
Sụt giảm lượng khách nội địa, song Côn Đảo chứng kiến sự gia tăng khách quốc tế. Ảnh: Linh Huỳnh.
“Năm nay tôi muốn trải nghiệm trọn vẹn thời tiết và khí hậu ở đảo nên quyết định ở lại mùa gió bấc. Những ngày ít khách du lịch, tôi mày mò sáng tạo, làm những món quà lưu niệm từ vỏ ốc, tự học thêm một số kỹ năng cũng như tận hưởng sự bình yên của đảo”, Hy nói.
Với thu nhập từ việc bán những món quà lưu niệm, trang trí làm từ vỏ sò, vỏ ốc vào đất liền, Hy vẫn đủ trang trải vì mức sống ở đảo khá thấp. Anh khá hài lòng khi được tận hưởng sự bình yên khi hòn đảo trở về vẻ nguyên sơ vốn có.
Ít tiền nhưng vẫn muốn đi đảo "chữa lành", đây là cách giúp Gen Z di chuyển tiết kiệm hơn
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để thăm thú các hòn đảo xinh đẹp như Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, Nam Du... áp dụng ngay các mẹo dưới đây để di chuyển tiết kiệm mà vẫn tận hưởng được chuyến đi trọn vẹn.
Tham khảo kỹ tình hình thời tiết
Biển đảo đang là một trong những xu hướng du lịch "chữa lành" ưa thích của giới trẻ thời gian gần đây. Trong đó, các hòn đảo như Phú Quốc, Nam Du, Phú Quý, Côn Đảo... với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, con người thân thiện, rất thích hợp cho những chuyến đi trải nghiệm.
Giới trẻ ưa thích trải nghiệm thiên nhiên trên biển đảo. Ảnh: Trang Nguyễn
Hầu hết các đảo như Phú Quốc, Nam Du, Phú Quý, Côn Đảo thường có 2 mùa mưa - khô rõ rệt, do đó để có một chuyến đi trọn vẹn, bạn nên nghiên cứu kỹ thời tiết. Mùa khô trên các đảo thường từ tháng 11 đến tháng 7, lúc này biển êm, trong xanh, thời tiết nắng gió, cảnh quan thiên nhiên xanh mát rất thích hợp cho việc di chuyển ra đảo để thăm thú cảnh sắc, check-in "sống ảo", trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể du lịch vào thời gian nghỉ hè, khi đó bạn cần chọn các ngày dự báo thời tiết nắng, ít mưa để có thể tận hưởng kỳ nghỉ.
Nghiên cứu lịch trình các chuyến tàu ra đảo
Những hòn đảo này thường xa đất liền nên tàu thủy cao tốc đang là phương tiện di chuyển được nhiều bạn trẻ ưa thích. Với các đảo như Phú Quốc, Nam Du, Côn Đảo... bạn có thể di chuyển đến từ nhiều điểm cảng khác nhau như Rạch Giá, Hòn Tre, Hà Tiên, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh...Tuy nhiên với đảo Phú Quý, điểm cảng duy nhất để di chuyển là Phan Thiết.
Hiện tại, có rất nhiều hãng tàu cao tốc chất lượng cao như Superdong, Phú Quý Express, Mai Linh Express... sẵn sàng phục vụ hành khách ra đảo. Do đó, bạn cần nghiên cứu trước thông tin như cảng xuất phát, hãng tàu, thời gian của các chuyến tàu để sắp xếp lịch trình một cách tốt nhất.
Đặc biệt mùa cao điểm du lịch, tránh tình trạng hết vé, bạn có thể đặt vé tàu thủy trên app ngân hàng Agribank Plus hoặc ví VNPAY. Đây là tính năng mới được tích hợp trên app Agribank Plus và ví VNPAY, cho phép người dùng chủ động chọn hãng tàu, chuyến tàu, chỗ ngồi thanh toán ngay trên ứng dụng, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.
Dễ dàng đặt vé tàu thủy trên ví VNPAY chỉ vài phút
Với tính năng này, bạn có thể chủ động lịch trình cho chuyến du lịch, đặt vé trước trong thời gian dài, không phải xếp hàng đông đúc tại bến tàu và gặp phải tình trạng hết vé.
Hiện tại, trên ví VNPAY và app Agribank Plus đã kết nối với nhiều nhà cung cấp lớn trong lĩnh vực tàu cao tốc như Superdong, Mai Linh Express, Phú Quốc Express... sở hữu đội tàu lớn, dịch vụ tốt, đa dạng hành trình phục vụ như Phan Thiết - Phú Quý, thành phố Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc, Côn Đảo - Vũng Tàu....
Tận dụng triệt để các ưu đãi trên app
Một trong các mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí di chuyển là luôn để ý tới khuyến mại. Trên trên app ngân hàng và ví VNPAY thường xuyên có thông báo khuyến mại dịch vụ cho khách hàng, do đó bạn có thể bật thông báo để không bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn.
Đặc biệt, trong tháng 7 này, đặt vé tàu thủy trên ví VNPAY và Agribank Plus sẽ được ưu đãi giảm tới 150.000 đồng, áp dụng cho khách hàng tới 31/7.
Ưu đãi hấp dẫn tới 150.000 đồng khi đặt vé tàu thủy trên ví VNPAY và Agribank Plus
Trên đây là những bí quyết di chuyển giúp bạn có một chuyến đi "chữa lành" mà không cần lo lắng về chi phí. Hãy chuẩn bị sẵn sàng để khám phá và tận hưởng những khoảnh khắc bình yên, thú vị ở các hòn đảo xinh đẹp.
Cả Việt Nam chỉ có 3 hồ bơi vô cực tự nhiên giữa đại dương, có nơi dân địa phương còn không biết Trên thế giới có không ít bể bơi trên biển (hay còn gọi là hồ thủy triều, bể bơi nước mặn). Ngay ở Việt Nam cũng có 3 bể bơi nằm giữa đại dương cực kỳ độc đáo và xinh đẹp. Mũi Nghê Mũi Nghê là một điểm đến nổi tiếng ở Đà Nẵng với vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ. Khi...