Cảnh giác với tín dụng đen thời công nghệ cao
Với sự phát triển của công nghệ đã nở rộ loại hình ‘ tín dụng đen’ mới – cho vay trực tuyến qua mạng internet, gây nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội.
Thủ tục vay đơn giản, chỉ cần cài đặt app trên điện thoại thông minh, cung cấp CMT, danh bạ điện thoại, người vay dễ dàng vay được cả chục triệu thậm chí hàng trăm triệu đồng, nhưng hệ lụy đằng sau là lãi suất cắt cổ lên tới cả nghìn % một năm, bị khủng bố điện thoại ngày đêm khi không trả nợ đúng hạn, ảnh hưởng đến cả người thân và gia đình, nhiều người thậm chí đã tìm đến cái chết.
Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho biết, tình trạng cho vay và khủng bố qua mạng đang là một vấn đề mà các cơ quan chức năng rất khó xử lý. Bởi thường rất khó xác định, định danh được những cá nhân, tổ chức cụ thể, những dữ liệu điện tử; nhiều lúc các nạn nhân không biết cách để thu thập lại thông tin, để chứng minh cho những yêu cầu của mình. Điều này đang để lại những hệ lụy xấu cho người dân, quan trọng hơn đó là làm cho môi trường thương mại điện tử trong sạch không thể phát triển nổi.
Lỡ “đụng” vào các app vay tiền nhanh là người dùng đã rơi vào vòng xoáy “tín dụng đen”
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều đường dây tín dụng đen qua app, có đường dây với số lượng khách hàng lên đến cả nghìn người. Kẻ cầm đầu là người trong nước và có cả người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc.
Theo Luật sư Truyền, mô hình cho vay qua app phát triển khá mạnh ở Trung Quốc và sau đó đã bị chính quyền và pháp luật nước sở tại xử lý một cách quyết liệt vào năm 2018-2019. Các đối tượng này đã chuyển địa bàn hoạt động sang các nước láng giềng như: Việt Nam, Singapore, Indonesia, Malaysia,…
Video đang HOT
“Tại Việt Nam chưa có một thống kê cụ thể nào về việc có bao nhiêu app, công ty, tổ chức, cá nhân có chủ sở hữu là người nước ngoài. Điều này gây ra sự nguy hiểm đối với an ninh tiền tệ của nước ta, ảnh hưởng đến an ninh xã hội và đặc biệt là đối với người dân nghèo yếu thế khó tiếp cận được với những nguồn tài chính minh bạch” – ông Truyền nói.
Thực tế cho thấy vẫn còn những khoảng trống pháp lý, là cơ sở để nạn tín dụng đen tiếp tục hoành hành. Theo pháp luật Việt Nam, lãi suất tối đa được quy định là 20%/năm. Căn cứ theo điều 201 BLHS năm 2015, người nào cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định thì có thể bị xem xét xử lý về tội cho vay nặng lãi.
“Các đối tượng khi cho vay thường áp đặt nhiều loại phí khác nhau, đặc biệt họ lơi dụng mô hình B2B – cho vay ngang hàng để cung cấp dịch vụ tín dụng đen với lãi suất cắt cổ. Đặc biệt là ở Việt Nam hiện tại chưa có bất kỳ một hành lang pháp lý nào cho mô hình vay ngang hàng như vậy.” – Luật sư Truyền phân tích.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền.
Đáng lo ngại có những tổ chức, đường dây núp dưới danh nghĩa là công ty tài chính, tư vấn tài chính đã được cấp phép, lợi dụng hình thức cho vay ngang hàng để đánh lừa người dân và qua mặt cơ quan chức năng.
Trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, chúng ta đã tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi làm ăn, kinh doanh, nhưng việc kiểm tra giám sát sau đó của các cơ quan chức năng hầu như đang bị buông lỏng, thiếu sự quản lý đồng bộ, mang tính hình thức. Hiện nay, chưa có một chế tài đầy đủ, hình thức quản trị triệt để nào để kiểm soát hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp này.
Với sự nở rộ và ngày càng phức tạp của hoạt động tín dụng đen, theo Luật sư Nguyễn Thế Truyền, giải pháp trước mắt đó là người dân cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin trước khi chấp nhận giao dịch.
“Nếu bất kì app, phần mềm, công ty nào đưa ra những điều kiện mập mờ, thì chúng ta cần phải từ chối ngay việc giao dịch với các app như vậy”- ông Truyền lưu ý.
Bên cạnh đó các cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, những chế tài xử lý phù hợp. Theo đó cần phải sớm có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an để ra được một Thông tư, văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật có thể xây dựng một cách nhanh nhất, bảo đảm đáp ứng được tình hình hiện nay, đặc biệt là trong mùa dịch Covid-19 khi mà nhu cầu vay vốn của người dân tăng cao.
Trong khi tín dụng đen theo hình thức cho vay trực tiếp đang càn quét nhiều vùng quê chưa được kiểm soát hiệu quả, thì thời gian gần đây, với sự phát triển của công nghệ đã nở rộ loại hình tín dụng đen mới – cho vay trực tuyến, qua mạng internet. Thủ tục vay đơn giản, giải ngân nhanh chóng đã khiến cho con nợ sập bẫy với lãi suất lên tới cả nghìn phần trăm một năm và gây ra nhiều hệ lụy to lớn./.
Châu Âu cảnh giác khi Trung Quốc muốn tiếp quản các hãng công nghệ 'bị tổn thương'
Châu Âu từ lâu đã là đích ngắm hấp dẫn cho các công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư và mua lại.
Ảnh: Reuters
Đại dịch Covid-19 đã khiến giá cổ phiếu trên toàn thế giới sụt giảm, đặc biệt là cổ phiếu các công ty công nghệ quan trọng. Một số hãng công nghệ châu Âu trong lĩnh vực chiến lược, như viễn thông hoặc bán dẫn, đã không tránh khỏi những cú đánh trực tiếp. Cụ thể, giá cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị mạng Phần Lan Nokia giảm hơn 9,6% kể từ đầu năm đến nay, đối thủ Ericsson giảm 2%. Trong khi đó, mức giảm này đối với hai hãng chip Infineon và STMicro lần lượt là 20% và 7,5%.
Một nhà phân tích cho rằng, các công ty công nghệ chủ chốt của châu Âu là đối tượng "dễ bị tổn thương" và có thể sẽ kéo cả thị trường đi xuống. Tuy nhiên, một chính trị gia hàng đầu ở Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực nên tham gia hỗ trợ những hãng công nghệ đang gặp khó trong tình cảnh hiện tại để ngăn chặn sự tiếp quản của Trung Quốc.
"Châu Âu dễ bị tổn thương vì nơi này đang tụt lại so với Mỹ và Trung Quốc cả về tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Trung Quốc từ lâu áp dụng chính sách "mua thì nhanh hơn là xây dựng" để tăng tốc trên con đường phát triển và tôi chắc chắn rằng sự gián đoạn gần đây, cùng với giá trị thị trường thấp hơn có thể mang lại cơ hội cho Trung Quốc", Neil Campling, người đứng đầu về nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông tại hãng dịch vụ tài chính Mirabaud Securities, nói với CNBC.
Sự tiếp quản của Trung Quốc ở châu Âu
Các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại đáng chú ý trong ngành công nghệ châu Âu. Năm 2016, đại gia công nghệ Trung Quốc Tencent đã mua phần lớn cổ phần của công ty phát triển trò chơi di động Phần Lan Supercell. Một hãng sản xuất thiết bị điện Trung Quốc là Midea đã mua lại công ty robot Kuka của Đức. Năm ngoái, Ant Financial, nhánh công nghệ tài chính của Alibaba, cũng đã tiếp quản công ty giao dịch tiền tệ WorldFirst có trụ sở tại Anh.
Tham vọng tiếp quản của Trung Quốc đang khiến nỗi lo lắng ở châu Âu tăng cao. Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu, trong cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 13.4 đã đề xuất các nước nên xem xét đầu tư, hỗ trợ cho các công ty công nghệ trong khu vực để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. "Chúng tôi không có vấn đề gì khi các chính phủ đóng vai trò là người tham gia thị trường nếu cần, nếu họ hỗ trợ mua cổ phần trong một công ty và nếu họ muốn ngăn chặn việc tiếp quản từ bên ngoài theo loại hình này", bà Vestager nói.
Cùng với cuộc thương chiến Mỹ - Trung đã diễn ra là một cuộc chiến đầy quyền uy về công nghệ. Nhưng khi các bên nỗ lực vươn lên chiếm vị trí thống trị thế hệ công nghệ tiếp theo, bao gồm mạng không dây 5G và trí tuệ nhân tạo, châu Âu dường như đã bị cuốn vào giữa, đặc biệt là về lĩnh vực 5G. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mạnh mẽ thực hiện một chiến dịch ngăn chặn hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei vì nghi ngờ thiết bị của hãng này có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp, đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Ở phía ngược lại, ngoài áp lực từ Mỹ, Huawei chỉ có hai đối thủ cạnh tranh lớn ở châu Âu là Ericsson và Nokia. Trong khi đó, châu Âu vẫn một bên lắng nghe cảnh báo từ đồng minh Washington, một bên xem xét "bật đèn xanh" cho Huawei mà không đưa ra được lập trường vững vàng ngay từ đầu.
Hiện tại, với những lời kêu gọi mới của bà Vestager, châu Âu có khả năng sẽ bị chỉ trích nhiều hơn nếu lại để cho các công ty Trung Quốc tiếp quản các công ty công nghệ quan trọng trong khu vực. "Châu Âu sẽ rất cảnh giác khi cho phép Trung Quốc tiến xa hơn và hiện tìm cách để làm chậm tiến độ thu mua của các công ty Trung Quốc. Hoàn toàn sẽ không có cơ hội để Trung Quốc có được các công ty công nghệ lớn của châu Âu vì các hãng này đều có doanh nghiệp và khách hàng quan trọng ở Mỹ. Những giao dịch nhỏ hơn có thể cũng phải đối mặt với rào cản do ý thức cảnh giác ở châu Âu gần đây đã tăng lên", ông Neil Campling nói.
Phương Anh
Bộ TT&TT khuyến cáo người dùng cảnh giác với các cuộc gọi, tin nhắn từ số lạ Bộ TT&TT khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Gần đây, nhiều thuê bao điện thoại cho biết đã trở thành nạn nhân của các cuộc gọi từ những số rất lạ với nội dung đề nghị chuyển tiền như thông báo có bưu phẩm...