Cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc, ngộ độc rượu cuối năm
Tết Nguyên đán đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu.
Nguy cơ bủa vây
Cứ vào dịp cuối năm, giáp Tết, nhu cầu tiêu thụ rượu, thực phẩm lại tăng cao, bởi đây là thời điểm tổ chức những bữa tiệc liên hoan, hội họp, tổng kết, tất niên… Kéo theo đó, số lượng bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc do sử dụng rượu, thực phẩm kém chất lượng cũng gia tăng.
Theo các chuyên gia y tế, tất cả thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được bảo quản và chế biến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đều có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Số liệu từ Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70-80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli, gây tiêu chảy, bệnh đường ruột…
Ngoài nguy cơ ngộ độc cấp tính, gây tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, khó thở…, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, sản xuất không đúng quy trình bày bán ở gần cổng các trường học còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại lâu dài cho sức khỏe mà không có biểu hiện ngay ra bên ngoài, gây ra các bệnh mạn tính như: Béo phì, tim mạch, đái tháo đường, thậm chí gây ung thư.
Theo đó, thời điểm này lượng hàng hoá bán ra thị trường rất lớn, người dân cảnh giác với thực phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt thực phẩm gắn mác handmade đang bị thả nổi về chất lượng và thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Hình thức kinh doanh đồ ăn online nhỏ lẻ thường không có giấy phép, không chứng nhận an toàn thực phẩm, không địa chỉ chính xác, chỉ làm theo mùa vụ hoặc rao bán qua trung gian.
Do đó, việc mua bán loại thực phẩm này trên chợ online khá tiện lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng cẩn trọng đối với các sản phẩm “handmade” bán tràn lan trên mạng. Bởi các thực phẩm này sẽ có rất nhiều vấn đề như chất phụ gia, nấm mốc, nhiễm khuẩn. Nguy hiểm nhất là các sản phẩm được giới thiệu handmade không thể kiểm soát được nguồn gốc của nguyên liệu.
Caption ảnh
Bên cạnh đó, thời gian này thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng gay gắt; đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, do vậy với các thực phẩm không rõ nguồn gốc người dân cần hết sức thận trọng.
Ngoài ra, thời điểm cuối năm tình trạng ngộ độc rượu cũng gia tăng theo chuyên gia. Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian giáp Tết gần như ngày nào cũng có những bệnh nhân phải cấp cứu do ngộ độc rượu. Không ít những bệnh nhân trong số đó là người trẻ tuổi, rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các bệnh nhân đến viện thường ngộ độc cấp do rượu chứa methenol.
Bên cạnh đó, cũng có bệnh nhân nhập viện do rượu truyền thống ethanol song lạm dụng thời gian dài hoặc uống quá nhiều lượng rượu trong một thời gian ngắn.
Mua sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 9/2023, cả nước xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 381 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong. Tính chung 9 tháng của năm 2023, cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.356 người bị ngộ độc, trong đó có 15 người tử vong.
Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.
Theo đó, cần kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không rõ nguồn gốc, không an toàn. Không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của sản ph ẩm thực phẩm.
Người tiêu dùng không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn, chỉ chọn mua thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
Không nên mua, tích trữ, chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng
Ngoài ra, người dân không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt và tử vong; Không lạm dụng rượu, bia trong ngày Tết; không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân;
Không uống rượu khi không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị; Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia.
Đặc biệt, để bảo đảm an toàn thực phẩm, mỗi người tiêu dùng cần cẩn trọng với việc mua hàng trên mạng. Tốt nhất hãy chọn mua thực phẩm ở nơi có uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Khi nhận hàng phải kiểm tra kỹ nơi sản xuất, hạn sử dụng.
Ngoài ra cần tránh tâm lý tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh, vì khi để lâu sản phẩm có nguy cơ hỏng, mang độc tố gây chết người như Botulinum.
Còn đại diện Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân không nên lạm dụng rượu bia, đặc biệt các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Cụ thể, thành phần ethanol trong rượu trực tiếp gây hạ đường huyết. Đường huyết xuống thấp gây tổn thương lan tỏa ở cả hai bên bán cầu não. Nếu tình trạng này chậm xử lý, tổn thương não sẽ lan rộng hơn, gây co giật, lờ đờ, hôn mê, thậm chí tử vong.
Có một đặc điểm chung, các bệnh nhân hay uống rượu, mua rượu nhưng lại ít có thói quen truy xuất nguồn gốc rượu. Do đó, đa phần những ca ngộ độc rượu là do mua phải rượu rởm, rượu pha cồn công nghiệp rao bán trên mạng, hoặc qua giới thiệu từ người quen.
Ngoài nguy cơ ngộ độc rượu cấp, TS.Nguyên cảnh báo, uống nhiều rượu, bia dễ mắc viêm tụy. Trong khi đó, viêm tụy vì rượu bia ít được phát hiện sớm, người bệnh đau vùng thượng vị sẽ lầm tưởng là đau dạ dày.
Sau khi điều trị, sẽ trở thành viêm tụy mãn, còn thể nặng điều trị rất tốn kém, còn có những trường hợp tụy không phục hồi dẫn đến tử vong. Không chỉ giảm tuổi thọ, chất lượng cuộc sống mà chi phí điều trị cho các bệnh liên quan đến rượu bia rất tốn kém.
Còn để phòng chống ngộ độc rượu do methanol, cơ quan chức năng yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu phải có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu.
Không sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn như rượu pha chế từ cồn công nghiệp chứa methanol, rượu pha chế từ nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác.
Để phòng tránh ngộ độc cồn công nghiệp methanol, theo bác sĩ Nguyên, đầu tiên là khâu quản lý hóa chất. “Mong muốn các cơ quan quản lý không để cồn công nghiệp được phép bán tại hiệu thuốc, mà chỉ nên bán tại quầy hóa chất tẩy rửa, hoặc cửa hàng hóa chất để tránh gây nhầm lẫn cho người sử dụng”, Giám đốc Trung tâm Chống độc khuyến nghị.
Cẩn trọng đốt than sưởi ấm mùa lạnh
Việc đốt than trong phòng kín sưởi ấm để ngủ đã được các chuyên gia y tế liên tục cảnh báo nguy hiểm, thế nhưng có không ít người vẫn dùng cách sưởi ấm này và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Chẩn đoán bị ngộ độc khí CO tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Gần nhất là vụ việc 3 người ở thôn Phù Ích, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bất tỉnh do đốt than sưởi ấm trong căn phòng đóng kín cửa.
Cụ thể, do thời tiết lạnh và cháu nhỏ mới sinh nên tối 3/12, nhà anh N.X.T. đã sử dụng than để sưởi ấm trong phòng ngủ đóng kín cửa. Đến sáng 4/12, khi gia đình gõ cửa thì không thấy ai trả lời, người thân đã trèo vào phòng để kiểm tra thì phát hiện 3 người đã ngất xỉu.
Căn phòng rộng hơn 10 m2, trên có trần, xung quanh ốp gạch, cửa chính và cửa sổ đều đóng kín. Trong nhà có nồi đất đựng than sưởi ấm nhưng lửa đã tàn. Ngay sau đó cả 3 người được đưa vào khoa Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Đây là vụ ngộ độc khí CO mới nhất xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh do việc đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín. Vào đầu năm 2023, hai vợ chồng ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa tử vong do đốt than sưởi ấm trong phòng kín.
Nhiều năm qua, tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do đốt than, đốt củi sưởi ấm ở trong nhà vào thời điểm miền Bắc rét đậm, rét hại. Đáng báo động, hầu hết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, bị tổn thương não, dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng ngộ độc khí than là do thiếu oxy não, trong khi các tế bào chất xám chỉ huy hoạt động của con người, chịu trách nhiệm về hoạt động tinh thần, tình cảm, lý trí lại rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) CO không màu, không mùi vị do đó con người không thể tự nhận ra cho đến khi có triệu chứng sớm của ngộ độc CO như đau đầu, buồn nôn, khó thở, đau ngực, lú lẫn.
Khi hít phải khí CO, nạn nhân nhanh chóng bị giảm oxy trong máu, gây đau đầu, chóng mặt, đau ngực, di chứng thần kinh hoặc có thể bị tâm thần. Thậm chí, hít phải lượng lớn khí CO, nạn nhân có thể nhanh chóng đi vào hôn mê, lịm dần và tử vong.
Di chứng thần kinh, tâm thần gặp ở nhiều trường hợp ngộ độc CO, sau khi hồi phục người bệnh thay đổi tính cách, giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt nửa người, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh - tâm thần muộn, chiếm tới 40% trường hợp nạn nhân bị ngộ độc khí CO.
Còn theo bác sĩ Phạm Ánh Ngân - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - Cơ sở 3, khói than chứa nhiều thành phần độc hại như cacbon monoxit (CO), CO2, nitơ oxit (NOx) và một số chất khác như lưu huỳnh oxit (SOx), muội than, hydrocacbon chưa cháy hết (CnHm), fomandehit (HCHO)...
Các chất này khi tỏa ra trong không khí sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Khói than có thể là tác nhân gây khởi phát cơn khó thở đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người bệnh hen suyễn, gây ngạt rất nguy hiểm với hệ hô hấp non nớt của trẻ em. Tiếp xúc thường xuyên với khói than làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi.
Khói than, bụi bồ hóng, cũng là tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi, đặc biệt những người có bệnh lý tim mạch, bệnh nhân ung thư, thể trạng suy yếu. Phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với khói than lâu ngày có nguy cơ sẩy thai, dị tật bào thai.
Để phòng tránh những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được đốt các loại than, củi trong phòng kín, hay không gian chật hẹp để sưởi ấm. Khi người thân phát hiện nạn nhân bị nhiễm độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi, cần nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa nạn nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo, hoặc nếu nạn nhân không còn tỉnh táo thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến bệnh viện.
Đối với gia đình sử dụng chất đốt là nhiên liệu rắn như than, củi..., vị trí đun nấu nên cách xa phòng ngủ, có ống thông khói và đặt ở nơi thoáng đãng, vệ sinh thường xuyên.
Để làm ấm cơ thể vào mùa lạnh, mọi người có thể thêm chút gia vị vào món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng để vừa giữ ấm cơ thể, vừa tăng sức đề kháng. Giữ thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày cũng là một phương pháp giúp giữ ấm trong thời tiết lạnh.
6 loại thực phẩm có thể gây ngộ độc bạn cần biết Măng tươi, mật cá, thịt cóc, cá nóc... là những thực phẩm chứa chứa độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người nếu không sử dụng đúng cách. 1. Măng tươi Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là một loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất...