Cảnh giác với “Tham vọng biển xa 2013″ của Trung Quốc
Năm 2012, theo thống kê chưa đầy đủ, hải quân Trung Quốc đã ngừng sử dụng 22 tàu mặt nước các loại nhưng cũng hạ thủy 15 chiến hạm có lượng giãn nước trên 1000 tấn.
Ngày 05/01/2013 vừa qua, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã có bài viết nhan đề: “ Báo cáo phát triển hải quân Trung Quốc 2012: Thời cơ và thách thức“. Nội dung bài viết cho biết, với tổng số 15 tàu mặt nước đã hạ thủy trong năm 2012, hải quân Trung Quốc trở thành nước xếp thứ nhất về số lượng tàu đóng được trong 1 năm và tổng tải trọng đứng thứ 2 trên thế giới.
Tham vọng biển xa của Trung Quốc bắt đầu với tàu sân bay Liêu Ninh
Bài báo khẳng định, tốc độ đóng tàu khu trục của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để đứng thứ 2 sau Mỹ về cả số lượng lẫn chất lượng, đây là một bước ngoặt lịch sử, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển hạm đội biển xa của Trung Quốc, thể hiện một thực tế không thể chối cãi: Hải quân Trung Quốc có đầy đủ khả năng và thực lực bảo vệ chủ quyền và lợi ích hải dương của Trung Hoa Đại Lục.
Bắt đầu sang năm 2013, hải quân Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng hạm đội tàu chiến hùng mạnh, một loạt tàu chiến hiện đại mới sẽ được khởi công chế tạo các tàu tác chiến mặt nước mà nòng cốt là các tàu khu trục tên lửa cỡ lớn lớp 052D và một số loại tàu khu trục khác cũng đồng loạt ra khơi cùng thời điểm ra mắt các tàu ngầm thế hệ mới nhất công tác nghiên cứu, chế tạo một loại tàu chiến hạng nặng khác cũng đang hoàn tất những công đoạn cuối cùng, trang bị, vũ khí của hải quân Trung Quốc sẽ bước sang thời đại “Cự hạm” (chiến hạm lớn).
Có thể nói, năm 2013 sẽ là năm bản lề trong chiến lược phát triển hải quân Trung Quốc với tham vọng trở thành đối trọng trên biển của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với chiến lược “tham vọng biển xa 2013″.
Ấn Độ cũng không hề kém cạnh với 2 tàu sân bay INS Vikramaditya và INS Viraat
Video đang HOT
Năm 2012, sự phát triển của hải quân Trung Quốc được Mỹ quan tâm theo dõi sát sao. Trong một bản báo cáo công bố hồi tháng 8 (sau đó được sửa đổi vào tháng 10) có tiêu đề: “Hiện đại hóa hải quân Trung Quốc: đối chọi với khả năng của hải quân Mỹ”, Quốc hội Mỹ đã nhận định: Đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu khoảng 4-5 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 72 tàu ngầm tấn công 2 hàng không mẫu hạm, mỗi chiếc có thể mang theo vài chục máy bay 26 tàu khu trục và 42 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn.
Quốc hội Mỹ nhận định, để đáp ứng yêu cầu tác chiến trên phạm vi toàn cầu, nhằm làm đối trọng với lực lượng hải quân hùng mạnh của Mỹ, hiện hải quân Trung Quốc đang phát triển đồng thời 3 loại năng lực mà họ đang còn nhiều khiếm khuyết là: năng lực vận tải chiến lược, năng lực tấn công tàu ngầm chiến lược và năng lực phòng thủ tên lửa hạm đội.
Hiện Trung Quốc đang có 3 cái gai trong lòng mà họ khó lòng giải quyết, đó tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, biển Hoa Đông và biên giới phía Nam với Ấn Độ, ngoài ra còn có “mối họa tâm phúc” là vấn đề Đài Loan. Với tham vọng của một nước lớn và sự ảo tưởng về sức mạnh tuyệt đối của mình, trong thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ đẩy mạnh chạy đua vũ trang, tăng cường quân bị hòng dùng sức mạnh quân sự đè bẹp các nước khác.
Nhật sẽ mua F-35 để tăng cường sức mạnh quân sự
Thế nhưng, chính điều đó sẽ làm họ bị cô lập trong khu vực, vấp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế cũng như chính nhân dân Trung Quốc và nhân dân Đài Loan. Các nước trong khu vực cũng không còn kiên nhẫn như trước, hiện Nhật Bản và Ấn Độ đang gấp rút tăng cường quân lực, tìm kiếm đồng minh làm đối trọng với Trung Quốc mà thực lực của 2 nước này cũng không hề kém cạnh Trung Quốc, các nước nhỏ hơn cũng không chịu khoanh tay đứng nhìn. Không cẩn thận, Trung Quốc sẽ mất tất cả!
Theo ANTD
Tàu ngầm Kilo - "át chủ bài" trong chiến lược biển xa
Nga đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu ngầm Kilo cho lực lượng hải quân Nga và các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
Nga đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu Kilo
Hiện nay, Nga đang triển khai đóng 2 kiểu tàu ngầm thuộc lớp tàu ngầm động cơ diezen Kilo, trong đó, phiên bản cải tiến được dành riêng cho hải quân Nga và 1 phiên bản xuất khẩu. Tất cả các dự án này đều được thực hiện tại nhà máy đóng tàu "Đô đốc hải quân Nga" (Admiralteyskie Verfi), chịu trách nhiệm chính là phân xưởng sản xuất số 9.
Đối với các dự án trong nước, hiện Nga đang triển khai đóng 3 tàu Kilo loại cải tiến thuộc dự án 06363 cho hạm đội Biển Đen (Hắc Hải). Chiếc đầu tiên là Novorossiysk B-261 bắt đầu đóng phần khung tàu vào tháng 8/2010, dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ hạ thủy, chiếc thứ 2 Rostov-On-Don B-237 bắt đầu đóng tháng 11/2011, chiếc thứ 3 là Stary Oskol B-262 mới triển khai đóng vào tháng 8 năm nay. 3 chiếc còn lại sẽ tiếp tục được triển khai đóng trong năm 2013, hải quân Nga dự định sẽ đẩy nhanh tiến độ đóng tàu để trước năm 2017 sẽ hoàn thành cả 6 tàu ngầm Kilo cải tiến và triển khai biên chế thành một biên đội tàu ngầm Kilo chính quy.
Kilo là loại tàu ngầm chạy cực êm được mệnh danh là "lỗ đen" (black hole)
Hiện nay, nhà máy này đang triển khai thử nghiệm thủy áp để nghiệm thu phân đoạn đuôi của thân tàu cho chiếc tàu ngầm thứ 2 mang tên Rostov-On-Don số hiệu B-237. Đây là đợt thử nghiệm thứ 9 trong tổng số 10 lần thử nghiệm, trong đó chỉ riêng phân xưởng số 9 đã phụ trách 7 lần thử nghiệm trước.
Hiện Nga đang triển khai 2 dự án tàu Kilo thuộc gói xuất khẩu ra nước ngoài là dự án đóng 6 tàu Kilo 636MV của Việt Nam và dự án nâng cấp các tàu Kilo 877EKM cho Hải quân Ấn Độ nhưng loạt tàu ngầm của Ấn Độ được tiến hành nâng cấp hiện đại ở nhà máy đóng tàu Zvezdochka, còn loạt tàu ngầm Việt Nam do nhà máy Admiralteyskie Verfi phụ trách.
Bước sang năm 2013, nhà máy đóng tàu này sẽ phải chịu một áp lực rất lớn vì phải triển khai song song và đẩy nhanh tiến độ cả 2 kế hoạch đóng tàu ngầm Kilo cho các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời cũng phải hoàn tất đợt thử nghiệm thứ 10 cho chiếc Kilo thứ 2 của hạm đội Biển Đen.
Triển vọng của tàu ngầm Kilo Việt Nam
Admiralteyskie Verfi đảm nhiệm chế tạo 6 tàu ngầm Kilo thuộc dự án 06361 cho hải quân Việt Nam theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD do công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) ký với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào cuối năm 2009. Các tàu ngầm loại xuất khẩu cho Việt nam được quy định thuộc kiểu 636MV, trong khi đó xuất cho Trung Quốc là 636MK, riêng Ấn Độ lại được đặt tên khác kiểu là 877EKM.
Chiếc tàu ngầm Kilo 0636.1 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam mang tên "Hà Nội" được bắt đầu khởi công vào cuối năm 2009 và đã được hạ thủy ngày 28/08 năm nay, đầu tháng 12 có thông tin không chính thức cho rằng nó đã bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên.
Tên lửa đối hạm có khả năng tấn công tàu sân bay 3M-54E1
Theo số liệu hiện có, ngoài các vũ khí cơ bản như các tàu ngầm Klio khác, loạt tàu ngầm bán cho Việt Nam sẽ được trang bị toàn bộ tên lửa Club-S, trong đó nổi bật nhất là tên lửa đối hạm 3M-54E1 có tầm bắn xa tới 300km với đầu đạn 400kg, có khả năng đánh bị thương thậm chí đánh chìm hàng không mẫu hạm. Loại tên lửa này không được trang bị trên tàu ngầm Kilo Trung Quốc, nó chỉ được Nga cung cấp cho Việt Nam và Ấn Độ, Algieria... (636MK chỉ trang bị tên lửa đối hạm 3M-54E với đầu đạn nặng 200kg)
Một loại vũ khí tiên tiến nữa được trang bị trên 636MV mà 636MK không có là tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Không nói đến khu vực Đông Nam Á mà cả Trung Quốc hiện cũng không có tàu ngầm nào có uy lực tấn công đối đất như 636MV.
Sau khi ký kết hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được 3 tháng, Việt Nam và Nga lại tiếp tục đàm phán về các hạng mục xây dựng căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác, trong đó hạng mục quan trọng nhất là giúp Việt Nam xây dựng và huấn luyện tác chiến biên đội tàu ngầm Kilo 6 chiếc theo chuẩn tác chiến Nga, đồng thời xây dựng 2 binh chủng mới là binh chủng tàu ngầm và không quân hải quân.
Tên lửa đối đất 3M-14E phóng lên từ tàu ngầm
Với 6 tàu ngầm Kilo làm nòng cốt, trong tương lai Việt Nam cần mua thêm 12-14 tàu ngầm cỡ nhỏ hoặc tàu ngầm mini để hình thành bộ khung tác chiến cho binh chủng tàu ngầm, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng căn cứ nước sâu trên đất liền và căn cứ dã chiến trên các đảo làm bàn đạp đứng chân cho lực lượng tác chiến, làm chỗ dựa vững chắc cho lực lượng tàu mặt nước và các lực lượng khác trong thế trận hải quân nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích trên biển của nước ta.
Theo ANTD
Hải quân Mỹ sắp có "siêu tàu sân bay" Nhà máy Newport News hoàn thành 90% thân tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald R.Ford (CVN-78) cho Hải quân Mỹ. Công ty Huntington Ingalls Industries tiết lộ, nhà máy đóng tàu Newport News Shipbuilding (NNS) của họ đã hoàn thành 90% cấu trúc phần thân của tàu bay hạt nhân mới nhất CVN 78 USS Gerald R. Ford. Trung tuần tháng...