Cảnh giác với những biến chứng của đái tháo đường
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường diễn ra âm thầm nên người bệnh thường chủ quan không để ý. Chỉ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ rệt thì mới đi khám bệnh, lúc đó việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Theo PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, có nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường như: do di truyền, báo động thừa cân ở trẻ em do lối sống ít vận động, ăn uống chưa phù hợp…
Người mắc đái tháo đường rất dễ bị các biến chứng cấp tính: tăng ceton máu, tăng acid lactic, tăng áp lực thẩm thấu và một biến chứng rất nguy hiểm nữa là hạ đường máu cấp tính do dùng sai liều insulin…
Biến chứng đái tháo đường có thể xuất hiện ở cả mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Trong khi đó mạch máu chạy khắp cơ thể, do vậy bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi biến chứng.
Với biến chứng mạn tính, nhiều bộ phận cơ thể sẽ bị tổn thương: viêm nhiễm ( lao phổi, viêm thận, nấm, viêm da…), tổn thương mạch máu lớn gây tai biến mạch máu não, biến chứng mạch vành ở tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, tại các mạch máu nhỏ ở mắt có thể gây mù lòa.
Người bệnh cần chú ý các dấu hiệu phát hiện biến chứng như cảm giác tê bì bỏng rát ở tay chân (dấu hiệu biến chứng thần kinh), nhìn mờ, giảm thị lực, đau thắt ngực, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… là phải đi khám ngay.
Cũng theo PGS. TS. Nguyễn Nhược Kim, trong y học cổ truyền, bệnh đái tháo đường được gọi là chứng “tiêu khát”. Ngày xưa, khi chưa có các xét nghiệm lâm sàng, người ta dựa trên các triệu chứng: tam đa, nhất thiểu (biểu hiện ăn nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều và cơ thể mệt mỏi) để chẩn đoán bệnh. Và cũng có rất nhiều các dược liệu tự nhiên, gần gũi có tác dụng làm hạ đường máu, giải tỏa mệt mỏi cho người bệnh đại tháo đường.
Những nghiên cứu trên lâm sàng hiện nay cho thấy chính những thảo dược này có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Sử dụng thuốc Tây y kết hợp với Đông y hiện nay đã làm tối ưu hóa việc điều trị và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, hạn chế được các tác dụng phụ của thuốc.
Video đang HOT
Theo Vnmedia
Món ăn ngăn biến chứng cho người bệnh đái tháo đường
Trong điều trị bệnh đái tháo đường, chế độ ăn cần được tuân thủ chặt chẽ. Sau đây là một số món ăn giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng.
Ảnh minh họa: Internet
Súp bào ngư, củ cải, cà rốt: Bào ngư khô 20g (tươi 60g), củ cải 100g, cà rốt 100g, thêm tôm nõn hoặc thịt nạc liều lượng tuỳ ý cùng gia vị thích hợp, nấu thành dạng súp cho ăn thường ngày hoặc cách 2 - 3 ngày/lần. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chép hầm đậu đỏ: Cá chép 1 con (khoảng 500g), xích tiểu đậu 50g, trần bì 6g, ớt đỏ 6g, thảo quả 6g. Cá chép làm sạch, cho xích tiểu đậu, trần bì, ớt đỏ, thảo quả vào trong bụng cá, thêm gừng, hành, muối, tiêu và đổ nước; nấu trong khoảng 1 giờ, cho thêm hành thái lát, rau tươi tuỳ ý, đun sôi, thêm nước dùng, gia vị, cho ăn khi còn nóng. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Cá chạch kho tiêu: cá chạch 8 - 10 con, nước hàng, mắm, tiêu, hành, mỡ vừa đủ. Cá cắt đầu đuôi rửa sạch để ráo, cho cá vào nồi, rưới nước hàng, nước mắm, tiêu bột, hành, ướp 20 phút. Bắc lên bếp lửa riu riu kho chín, cho mỡ vào, đun sôi đều là được. Ăn trong bữa cơm.
Cháo bột sắn: Bột sắn 30g, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ ngâm nước 1 đêm vo rửa sạch nấu thành cháo đặc, cho bột sắn hoà với nước, nấu với cháo đặc trên. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường týp II, khát nước, miệng họng khô.
Ảnh minh họa: Internet
Cháo khoai lang: Khoai lang 60g, kê 30g. Khoai lang gọt vỏ thái lát nấu cháo với kê. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường có tỳ vị hư nhược.
Cháo hoặc cơm tiểu mạch: Mì hạt đã xát vỏ hoặc bột mì ngâm nước đãi sạch, nấu thành cơm hoặc cháo. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, miệng họng khô khát nước; người bệnh tiểu đường có thể ăn nhưng phải tuân thủ định lượng theo thực đơn quy định.
Cháo ý dĩ: Ý dĩ nấu cháo cho ăn hằng ngày. Dùng cho các bệnh nhân tiểu đường khát nhiều, uống nhiều.
Nước ép thịt thỏ: Thỏ 1 con lột da, bỏ lòng ruột, làm sạch, hầm lấy nước, để nguội, cho uống khi khát. Dùng cho các trường hợp tiểu đường suy kiệt.
Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nhừ ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
Ngỗng hầm song bổ thang: Thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Thịt ngỗng chặt nhỏ, thịt lợn thái lát, sơn dược, xa sâm, ngọc trúc đều thái nhỏ, thêm gia vị và lượng nước thích hợp, hầm nhừ. Dùng để bổ khí, bổ âm trong các trường hợp miệng và họng khô, khát nước, mệt mỏi, tiểu đường...
Canh lá sen, cá chạch: Cá chạch 200g, lá sen tươi bánh tẻ 100g, thêm gia vị nấu canh. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, khát, uống nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Canh trai, rau hẹ: Trai 150g, rau hẹ 60 - 120g, thêm nước, gia vị nấu canh ăn. Dùng cho các trường hợp tiểu đường.
Canh hẹ, hẹ xào: Hẹ tươi 90 -150g, hàng ngày nấu canh hay xào không cho muối. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường khát nhiều.
Theo TPO
Cách dùng vitamin đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường Tiểu đường là một trong 4 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, bệnh nguy hiểm có diễn biến rất thầm lặng, gây hậu quả nặng nề như giảm thị lực, mù lòa, suy thận và lở loét chân dẫn đến phải cắt cụt chi, huyết áp cao, đột quỵ... Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng bệnh...