Cảnh giác với nguy cơ gây tăng huyết áp của thuốc
Gần 1/5 người Mỹ bị tăng huyết áp, sử dụng các loại thuốc có thể khiến huyết áp tăng vọt. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy.
Tiến sĩ John Vitarello, bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, ở Boston, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Một số lượng lớn người Mỹ không đạt được huyết áp mục tiêu mặc dù vẫn đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghiên cứu này chỉ ra thuốc là một trong những thủ phạm, các bác sĩ và bệnh nhân nên nhận thức được điều này.
Cảnh giác với những thuốc có thể gây tăng huyết áp.
Xem xét dữ liệu từ Khảo sát Kiểm tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NHANES), nhóm của Vitarello phát hiện ra rằng khoảng 1/5 người Mỹ bị huyết áp cao đang sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng các con số huyết áp.
Video đang HOT
Các loại thuốc liên quan phổ biến nhất là thuốc chống trầm cảm; thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen (motrin, advil) và naproxen (aleve); thuốc steroid được sử dụng để làm giảm viêm và hoạt động miễn dịch trong các bệnh như lupus, viêm khớp dạng thấp, hoặc sau khi cấy ghép nội tạng.
Thực tế cho thấy, các bác sĩ đã không thường xuyên cảnh báo, hoặc cảnh báo không đầy đủ bất lợi này cho bệnh nhân. TS Vitarello cho biết.
Vì vậy, điều quan trọng, các bác sĩ nên xem xét những loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng. Những người bị huyết áp cao nên theo dõi kết quả đo tại nhà, nếu huyết áp không được kiểm soát, người bệnh nên đi khám tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu do thuốc, trong một số trường hợp, có thể thay thế thuốc, chẳng hạn như dùng acetaminophen (tylenol) thay cho NSAID. Trên thực tế, acetaminophen nên là loại thuốc giảm đau được lựa chọn cho những người bị tăng huyết áp.
Các loại thuốc chữa trị dị ứng và cảm lạnh cần phải cảnh giác, vì có thể chứa chất làm thông mũi như pseudoephedrine, làm co mạch máu, có thể gây tăng huyết áp. Vì vậy, những người bị huyết áp cao nên tránh các sản phẩm có chứa các chất này. Tiến sĩ Eugene Yang, Chủ tịch Hội đồng Phòng chống Bệnh tim mạch của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều loại thuốc như thuốc chống trầm cảm hay steroid mà người bệnh đang dùng là rất cần thiết để điều trị tình trạng của người bệnh. Điều quan trọng là điều trị tăng huyết áp bằng cách, tăng liều thuốc hiện tại hoặc thêm một loại thuốc bổ sung (theo chỉ định của bác sĩ) để ứng phó với bất lợi của các thuốc có thể gây tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, lối sống cũng là một giải pháp quan trọng như: Ăn uống lành mạnh ít muối và nhiều trái cây và rau quả; tập thể dục thường xuyên; không hút thuốc; hạn chế rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý.
Vì sao uống thuốc giảm đau lại tăng huyết áp?
Tôi bị viêm khớp dạng thấp và đang uống thuốc celecoxib. Tuy nhiên, tôi đọc hướng dẫn sử dụng thì thấy tác dụng phụ của thuốc là tăng huyết áp. Xin hỏi sự thật thế nào? Tôi có nên tiếp tục uống thuốc không?
Đỗ Minh Thu (Hưng Yên)
Bác Thu thân mến! Celecoxib là thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), thường được dùng giảm đau, viêm đối với các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, thật không may một trong những tác dụng phụ của thuốc có thể gây tăng huyết áp.
Thuốc giảm đau có thể làm ảnh hưởng tới huyết áp.
Điều này là do các thuốc NSAID nói chung và celecoxib nói riêng có tác dụng ức chế các COX (cyclo oxygenase), làm giảm nồng độ prostaglandin, gây co mạch thận, gây ứ muối (natri) và nước có thể gây tăng huyết áp.
Vì vậy, tránh sử dụng celecoxib ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và những người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Trường hợp cần thiết phải sử dụng, cần dùng liều điều trị thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
Rất hoan nghênh việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của bác trước khi dùng thuốc để nắm được tác dụng cũng như những nguy cơ của thuốc để biết cách phòng ngừa. Các tác dụng phụ được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng là những nguy cơ có thể xảy ra, bởi vậy bác cứ yên tâm dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và lắng nghe cơ thể, ví dụ kiểm tra huyết áp của mình thường xuyên và lưu ý những triệu chứng tăng huyết áp có thể xảy ra và báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Trong thư không thấy bác nhắc đến việc mình có bị bệnh tăng huyết áp hay không. Để an toàn, tốt nhất, bác nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và những thuốc đang sử dụng để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc chính xác, hợp lý.
Chúc bác mau khỏe!
Dùng thuốc có nguy cơ gây té ngã, người già phải cẩn trọng Phụ nữ cũng là nhóm đối tượng có nhiều khả năng được kê đơn thuốc làm tăng nguy cơ té ngã hơn nam giới. Theo thống kê, phụ nữ da trắng 85 tuổi trở lên có tỷ lệ tử vong do ngã tăng nhiều nhất, tăng 160% trong giai đoạn 1999-2017. Có nhiều nhóm thuốc điều trị rất phổ biến hiện nay nhưng...