Cảnh giác với loại thuốc có thể làm rách ‘của quý’
Cảnh sát ở Druham, Mỹ, cho biết, một thanh niên đã tự làm rách bìu của mình sau khi uống loại thuốc của Pháp được gọi là “ meow meow ” (meo meo).
Do tác dụng của thuốc, chàng trai này đã bị ảo giác trong suốt 18 giờ và tự cấu xé cơ thể vì tưởng rằng có con rết đang bò trên cơ thể và cắn anh ta. Loại thuốc mephedrone này thường được biết đến với các tên gọi như “vo ve”, “bong bóng”, “meo meo” hoặc “tính hợp pháp cao”.
Theo điều tra của cảnh sát thì loại thuốc mà anh ta uống được mua trên mạng và được bán hợp pháp. Công thức hoá học của nó khá phức tạp, các đại lý đều tuyên bố rằng đó đều là các chất không bị kiểm soát.
Bột thuốc Mephedrone.
Tuy nhiên, cảnh sát quận Durham đã thu thập được các báo cáo cho thấy việc sử dụng loại thuốc này có thể dẫn tới chảy máu cam nặng, bỏng mũi, ảo giác, gặp các vấn đề về lưu thông máu, phát ban, lo lắng và hoang tưởng, đau đớn, thậm chí có thể dẫn tới một cơn đau tim.
Video đang HOT
Thuốc mephedrone được truyền tai nhau trong giới trẻ trên các diễn đàn trực tuyến về thuốc. Chàng trai trên đã mua về dùng thử và nó khiến anh phải nhập viện để nối lại bìu. Theo khuyến cáo của cảnh sát, loại thuốc này cũng có thể gây nghiện, nếu uống nó với rượu hoặc các thuốc gây nghiện khác thì có thể dẫn tới tử vong.
Tại quận Durham trong những tuần gần đây có 5 thanh thiếu niên phải nhập viện do sử dụng loại thuốc này. Tại Thuỵ Điển, sau cái chết của một chàng trai 18 tuổi, nó đã bị cấm sử dụng ở quốc gia này cũng như ở Israel, Na Uy và Phần Lan.
Theo Khoa Học & Đời Sống/The Sun
Trần tình của những người đi 'mua' con nuôi
Theo những gia đình hiếm muộn, khi họ đến Trường nuôi dạy trẻ mồ côi và khuyết tật Tia Sáng ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) xin con nuôi, đã bị trường gợi ý "ủng hộ" 20-25 triệu đồng.
Từ khi thành lập năm 2002 đến tháng 5/2009, trường Tia Sáng đã tiếp nhận 31 cháu nhỏ mồ côi, lang thang cơ nhỡ hoặc bị khuyết tật, bại não. Theo chị Bùi Thị Thanh, bảo mẫu của trường Tia Sáng, trong thời gian chị làm việc ở đây, ít nhất đã có 5 cháu được nhà trường "đưa" ra cộng đồng cho các gia đình nhận làm con nuôi. Mỗi cháu khi được các gia đình nhận nuôi đều được nhà trường yêu cầu "ủng hộ" trên 20 triệu đồng.
Sau khi công an Bảo Lộc tạm giam hiệu trưởng Nguyễn Văn Mạnh và một nhân viên trường Tia Sáng là Trần Văn Hữu, rồi khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở trường, nhiều gia đình đang rất lo sợ mất con vì không rõ thủ tục nhận con nuôi đã hợp pháp chưa.
Trường Tia Sáng.
Một trong những người trở thành bố nuôi là anh K"Brội ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Anh K'Brội kể, tháng 10/2007, xem tivi thấy trường Tia Sáng vừa tiếp nhận một bé trai 4 tuổi bị bỏ rơi, vợ chồng anh đã tìm đến để xin cháu về làm con nuôi. "Lúc ấy ông Mạnh đã yêu cầu chúng tôi ủng hộ một số tiền để trường chăm sóc các cháu còn lại. Tôi và vợ chưa biết ủng hộ bao nhiêu thì ông Mạnh ra giá 20 triệu đồng", anh K"Brội nhớ lại.
Người cha ngừng lời, âu yếm nhìn cậu con bây giờ đã 6 tuổi đang ngồi gò lưng tập viết trên trang giấy trắng, rồi tiếp: "Vì thấy bé đáng yêu nên hồi đó tuần nào gia đình cũng đến trường để thăm cháu. Đến tháng 12/2007 thì cả nhà mới bán được 1 tấn cà phê để có tiền trả cho trường và đón cháu về làm con nuôi". Thế nhưng, khi làm thủ tục đón con, ông hiệu trưởng trường chỉ đưa anh K"Brội một giấy photo thỏa thuận việc cho và nhận con nuôi, trên giấy cũng không có chứng thực của ngành chức năng. Ngay cả giấy nhận tiền ông Mạnh cũng giữ luôn mà không đưa cho gia đình.
"Hiện nay con tôi đã được làm lại khai sinh với họ tên mới là K'Tam, nhưng vợ chồng tôi vẫn lo sợ sẽ bị mất bé vì trước đây các thủ tục, hồ sơ nhận con nuôi nhà trường làm rất hời hợt", anh K'Brội lo lắng.
Cùng chung hoàn cảnh, vợ chồng anh Nguyễn Văn Đại (xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm) cũng nhận một bé trai (tên thường gọi ở trường là Cò) làm con nuôi. Anh Đại cho biết: "Khi tôi có nguyện vọng xin cháu, ông Trần Văn Hữu đã ra giá 22 triệu đồng với lý do là để đóng góp xây trường. Gia đình khó khăn nên vợ chồng tôi chỉ gom được 15 triệu đồng. Khi mang số tiền này đến trường năn nỉ cho đón cháu về, ông Hữu yêu cầu phải có đủ 20 triệu mới cho nhận".
Theo anh Đại, vì hiếm muộn con nên vợ chồng anh buộc lòng điện về miền Bắc nhờ anh em bạn bè vay nóng cho đủ tiền để đi nhận con.
Trong khi đó, gia đình anh Trần Văn Đôn (xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm) cũng nhận một cháu bé làm con, với giá 20 triệu đồng, nhưng nhà trường không cấp một mảnh giấy biên nhận nào.
Xác minh ban đầu của Công an thị xã Bảo Lộc cho thấy, còn 2 bé khác đã được trường đưa đi làm con nuôi (một gia đình là Việt kiều, một nhà ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên trường không có hồ sơ lưu nên hiện cơ quan chức năng phải xác minh lai lịch, địa chỉ cụ thể của hai gia đình nhận con nuôi này.
Mới đây, khi các cơ quan chức năng đến niêm phong trường Tia Sáng mới phát hiện cảnh "vườn không nhà trống". Toàn bộ 22 đứa trẻ còn lại đang được nuôi dưỡng tại trường đã bị di tản, còn Ban giám hiệu thì biến mất.
Theo Vnexpress