Cảnh giác với dị vật kim khâu Mối nguy hiểm khôn lường
Thông tin từ BVĐK Nông Nghiệp (Hà Nội) cho biết, Khoa Ngoại chấn thương, BVĐK Nông Nghiệp (Hà Nội) vừa lấy thành công dị vật kim khâu ở ngón tay cho bệnh nhân. Tưởng chừng như đơn giản nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý sớm.
Trước đó, bệnh nhân bất ngờ bị kim đâm vào ngón tay, xuất hiện tình trạng sưng, đau và giảm vận động. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy dị vật cản quang (kim loại) ở ngón tay của bệnh nhân, các bác sĩ qua hội chẩn chuyên khoa kết luận, bệnh nhân bị dị vật kim loại và chỉ định mổ cấp cứu lấy dị vật.
ThS.BS. Vũ Đức Tâm đang thực hiện lấy dị vật kim khâu cho người bệnh
ThS.BS. Vũ Đức Tâm – người trực tiếp xử lý lấy dị vật cho bệnh nhân cho biết: quá trình phẫu thuật gặp khá nhiều khó khăn bởi dị vật kim loại kích thước nhỏ, lẩn vào gân cơ, không cố định một chỗ, rất khó lấy.
Video đang HOT
Bởi khi vào trong cơ thể, tùy theo sự vận động, kim có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau như cơ, khớp, phổi thậm chí chạy vào tim rất nguy hiểm cho tính mạng và khiến việc phẫu thuật lấy kim trở nên rất khó khăn.
Hình ảnh kim khâu được bác sỹ lấy ra.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, dị vật kim khí là loại dị vật thường gặp, xảy ra trong lao động. Điển hình là kim khâu – vật dụng rất nhọn nên có thể đi vào cơ thể qua da rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều.
Những bệnh nhân bị những mảnh dị vật kim khí nhỏ (đinh, kim), khi ở trong cơ thể những dị vật này hay di chuyển làm tổn thương các cơ quan ( mạch máu, thần kinh). Vì vậy, cần phải được lấy ra để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như làm giảm đau nhức khi bị kim đâm trong ngón tay.
Phẫu thuật thành công bé gái 3 tuổi bị vỡ gan độ 5 do tai nạn giao thông
Bé gái 3 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu nặng, da niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, bụng chướng căng... Nếu không mổ cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Chiều 10/3, đại diện BV Nhi Thanh Hóa cho biết, đơn vị đã phẫu thuật cứu sống bệnh nhân Lê Thị Lan P. (sinh năm 2018, ở thị xã Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), bị chấn thương bụng kín, vỡ gan độ 5 do tai nạn giao thông.
Mẹ bệnh nhi cho biết, trẻ đang chơi bên đường gần nhà không may bị xe máy đâm, đầu đập xuống đất, chảy nhiều máu, kèm theo quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu. Ngay sau đó, gia đình đã nhanh chóng đưa trẻ đến BV Nhi Thanh Hóa khám và điều trị.
Bé P. nhập viện trong tình trạng: sốc mất máu nặng, da niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, bụng chướng căng, nôn, bí trung đại tiện, trầy xước khắp người...
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp quyết định chuyển bệnh nhân mổ cấp cứu.
Sức khỏe bệnh nhi đã ổn định sau ca phẫu thuật.
Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh nhân khi mới vào viện rất nguy kịch. Trong lúc phẫu thuật bệnh nhi máu ngập ổ bụng, máu chảy ồ ạt từ diện vỡ, diện vỡ từ hạ phân thùy 5, 6, 7, 8; các hạ phân thùy 5, 6, 7 dập nát gần như hoàn toàn phải cắt bỏ. Nếu không mổ cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
Sau hơn 3h phẫu thuật, bệnh nhi được cầm máu diện gan vỡ, hút sạch máu dịch trong ổ bụng, khâu thắt lại mạch và các đường dẫn mật diện gan.
Bên cạnh đó, rửa sạch ổ bụng, đặt 2 ống dẫn lưu, 1 ống dưới gan và 1 ống tại túi cùng douglar, sau đó phục hồi thành bụng theo giải phẫu. Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện.
Kết hợp 3 kỹ thuật khó cứu cụ bà tắc mật cấp, sỏi mật tái phát Đây là bệnh nhân 60 tuổi rất đặc biệt, bệnh nhân vào với tình trạng đau rất nhiều vùng hạ sườn phải do sỏi làm kẹt tắc ống mật chủ kích thước 6 mm, sỏi túi mật kích thước 45 mm... Sau quá trình điều trị liên chuyên khoa đã giúp bệnh nhân khỏe mạnh, xuất viện. Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng...