Cảnh giác với đầu số “chặt chém” của Viettel
Hàng loạt chủ thuê bao di động bức xúc vì bị các số điện thoại lạ: 1221, 01221, 1060… gọi đến hoặc nhá máy. Khi nghe hoặc gọi lại, chủ thuê bao sẽ được nghe thông tin từ tổng đài tự động với giá cước phí rất cao.
Nhá máy… để “móc túi” khách hàng
Hai đầu số thường xuyên “quấy” các thuê bao di động nhất là 1221 và 1060. Nhiều chủ thuê bao di động phản ánh, các số máy: 1221, 1060 thường xuyên gọi, nhá máy vào điện thoại của họ nhiều lần, trong nhiều ngày… Vì tò mò, nhiều người đã nghe máy hoặc gọi lại để xem số máy lạ kia là gì. Khi gọi đến hai đầu số này, người nghe sẽ được giới thiệu đây là tổng đài “dịch vụ cài đặt nhạc chờ”, “dịch vụ giá trị gia tăng, tổng đài gia đình về các lĩnh vực âm nhạc, tư vấn giới tính, tình yêu, sức khỏe, thông tin khuyến mại…” của Viettel. Và sau khi nghe vài lời giới thiệu về các tổng đài, lỡ tay bấm vài phím số để kết nối với đường dây tư vấn, khách hàng sẽ lập tức bị mất mức phí rất cao.
Anh Tuấn, chủ thuê bao 0913.351.xxx kể: “Thời gian qua số máy 1221 thường xuyên gọi lỡ trên máy điện thoại của tôi, thấy sự việc lặp lại nhiều lần nên tôi tò mò gọi lại, nghe thấy giọng nữ đầu bên kia nói kèm theo cả nhạc nền: “Đây là dịch vụ nhạc chờ của Viettel, nếu quý khách muốn nghe hướng dẫn tiếng Việt thì bấm số 1″, tôi bấm để nghe tiếp là gì, thấy vẫn chỉ là giới thiệu, hướng dẫn, anh liền tắt đi. Nhìn cuộc gọi có 30 giây, nhưng ngay sau đó anh kiểm tra tài khoản thấy bị trừ mất hơn 10.000 đồng. “Nếu tôi bấm được vào phần tư vấn, hay đã lấy được nhạc chờ thì mới được trừ tiền chứ, đằng này tổng đài mới nói 2-3 câu toàn giới thiệu về tổng đài mà khách đã mất tiền thế này thì bực quá. Hơn nữa, tổng đài giới thiệu của một tập đoàn lớn như Viettel mà lại làm ăn không đàng hoàng, toàn đi nhá máy để lừa khách gọi lại” thế, anh Tuấn bức xúc.
Sáng 9/3, PV Báo Giao thông đã thực hiện các cuộc gọi thử đến đầu số 1221… và thấy đúng như phản ánh của anh Tuấn. Khi kết nối được với tổng đài 1221, PV nghe giới thiệu, “đây là tổng đài dịch vụ cài đặt nhạc chờ của Viettel, nếu quý khách muốn nghe hướng dẫn tiếng Việt bấm phím 1″ và khi bấm phím 1 trên điện thoại rồi lập tức tắt đi, PV kiểm tra tài khoản điện thoại thì phát hiện mất 9.300 đồng.
Bộ TT&TT sẽ vào cuộc
Video đang HOT
Để làm rõ hơn những vấn đề trên, PV Báo Giao thông đã liên hệ, người phụ trách truyền thông Tập đoàn Viettel nhưng người này đã viện nhiều lí do để thoái thác hẹn gặp phỏng vấn.
Tại buổi làm việc với PV Báo Giao thông mới đây, một cán bộ Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) trực tiếp gọi thử di động vào đầu số 1221 và chỉ hơn 1 phút bị cũng trừ mất số tiền 14.900 đồng, trong khi nội dung cuộc thoại tự động này không hề nhắc đến mức cước phí.
Ông Đỗ Hữu Trí – Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT cho biết: “Dấu hiệu đầu tiên của việc vi phạm pháp luật của đơn vị sở hữu các tổng đài này là nội dung thoại không thông báo cước phí dịch vụ. Thanh tra Bộ sẽ làm việc với chủ sở hữu các tổng đài trên để đưa ra kết luận cụ thể”.
Còn theo ông Nguyễn Đức Tuân – Phó phòng Nghiệp vụ của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính VN (Bộ TT&TT), hoạt động của tổng đài 1221, 1060 như trên là chiêu thức phát tán “rác thoại”, giống như phát tán tin nhắn rác. Nhưng người nhận “rác thoại” sẽ bị phiền phức hơn khi nhận tin nhắn vì có khi đang đi đường, làm việc bị giật mình, hoang mang bởi cuộc gọi lạ, không mong muốn. Đây có thể là hình thức quảng cáo mới, nếu không quản lí chặt chẽ có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi và gây thiệt hại, bức xúc cho các thuê bao điện thoại di động.
Theo Báo Giao Thông Vận Tải
Nhà mạng cam kết "trảm" đối tác phát tán tin nhắn lừa đảo
Việc các doanh nghiệp phát tán tin nhắn lừa đảo quy mô lớn cần bị xử phạt nghiêm để răn đe và phải hoàn trả cước phí cho người dùng bị lừa. Đại diện các nhà mạng lớn đã đưa ra lời cam kết.
Trong bài viết "Bùng phát tin nhắn điện thoại lừa đảo" đăng trên Báo Đầu tư số 19 ra ngày 12/2/2014, nhiều nạn nhân của tin nhắn lừa đảo cho rằng, việc phát tán tin nhắn rác lừa đảo cùng lúc trên nhiều thuê bao của cả 3 mạng di động Viettel, MobiFone, VinaPhone của các doanh nghiệp sở hữu đầu số 1900xxxx đã vi phạm nghiêm trọng Nghị định 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác có hiệu lực ngày 1/1/2013.
Đồng thời, khách hàng của các nhà mạng Viettel, MobiFone, VinaPhone cũng yêu cầu nhà mạng phải có trách nhiệm liên đới để ngăn chặn tin nhắn lừa đảo, tin nhắn rác, tránh thiệt hại cho khách hàng.
Trong các phản hồi gửi Báo Đầu tư, các nhà mạng đều cam kết sẽ "trảm" các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn (CP) lừa đảo khách hàng.
Phía Viettel Telecom khẳng định tuân thủ mọi quy định của Chính phủ về chống thư rác, cũng như không phối hợp với các công ty khác thực hiện tin nhắn rác làm phiền khách hàng.
Từ tháng 1/2013, Viettel đưa vào áp dụng hệ thống kiểm soát command code với tất cả các đầu số ngắn Viettel cung cấp, nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Với việc đưa vào sử dụng hệ thống command code, dịch vụ của CP sẽ được kiểm định chất lượng trước khi cung cấp đến khách hàng, đảm bảo tính trong sáng, rõ ràng và lành mạnh. Theo đó, các CP bắt buộc phải đăng ký cú pháp và nội dung dịch vụ cung cấp đến khách hàng khi kinh doanh trên mạng Viettel. Các CP vi phạm về nội dung cung cấp bị phạt tiền đến 30 triệu đồng/lỗi. Đối tác vi phạm nhiều lần sẽ bị cắt đầu số và thanh lý hợp đồng.
Đại diện MobiFone cho biết, dịch vụ nội dung qua số tắt được cung cấp theo mô hình Hợp tác kinh doanh giữa CP và MobiFone, nên về mặt pháp lý, CP là pháp nhân chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về việc cung cấp, chất lượng dịch vụ. MobiFone chịu trách nhiệm chuyển tải dịch vụ đi, đến thuê bao MobiFone và tính cước.
Tuy nhiên, khách hàng là thuê bao của MobiFone, nên MobiFone bảo vệ quyền lợi của khách hàng thông qua việc yêu cầu các CP cung cấp dịch vụ tới khách hàng của MobiFone phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. MobiFone cũng thường xuyên khuyến cáo khách hàng về tin nhắn rác để nâng cao tinh thần cảnh giác cho khách hàng.
Trong khi Viettel không đả động đến việc khắc phục hậu quả, hỗ trợ khách hàng, thì MoibiFone và VinaPhone cho biết, sẽ có động thái giảm thiểu thiệt hại cho khách hàng.
Đại diện MobiFone cho biết, khi phát hiện, hoặc nhận được khiếu nại của khách hàng về thông tin chi tiết của tin nhắn lừa đảo (nội dung tin nhắn lừa đảo, đầu số dịch vụ, cú pháp hoặc tên dịch vụ), MobiFone có thể thống kê số lượng thuê bao và số tiền sử dụng dịch vụ. MobiFone sẽ xử lý theo các quy định hiện hành và hoàn tiền cho khách hàng.
Khi nhận được thông báo, khiếu nại của khách hàng về tin nhắn rác, tùy mức độ vi phạm của CP, MobiFone thực hiện nhắc nhở, giảm trừ doanh thu phân chia, không phân chia doanh thu, tạm khóa hoặc cắt hợp đồng, thu hồi số dịch vụ... theo quy định tại hợp đồng ký kết với CP.
"Việc phát tán tin nhắn lừa đảo đều xuất phát từ thuê bao cá nhân với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nên MobiFone rất mong nhận được sự phối hợp từ phía khách hàng và các cơ quan truyền thông trong việc phản ánh ngay cho MobiFone để kịp thời xử lý, giảm thiểu thiệt hại", đại diện MobiFone cho biết.
Trong khi đó, VinaPhone cho biết, dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, nhà mạng nhận được nhiều phản ánh của khách hàng về việc nhận được tin nhắn rác có nội dung lừa đảo liên quan đến Tổng đài 1900. Ví dụ: "Chúc mừng thuê bao... Bạn là thuê bao thứ 96 trong 100 thuê bao may mắn nhận món quà đặc biệt, gọi 1900xxxx để nhận quà. Vui lòng liên hệ trước ngày 31/1/2014". Các đối tượng phát nhắn rác liên tục thay đổi phương thức phát tán, số lượng, tần suất, từ khóa, nhằm thoát sự phát hiện của hệ thống kỹ thuật của nhà mạng (ví dụ thêm các ký tự lạ giữa các từ khóa, như (1)(9)(0)(0)6952; 1>9>0>0>1>1>7>7, 1.9.O.O.2.2.5.7...)..., khiến công tác phát hiện và xử lý gặp nhiều khó khăn.
Với các trường hợp nhắn tin rác có dấu hiệu lừa đảo nêu trên, VinaPhone thực hiện khóa ngay Tổng đài 1900 (không phân biệt số lượng tin nhắn). Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, VinaPhone đã thực hiện khóa gần 30 Tổng đài 1900, khóa hơn 68.000 thuê bao phát tán tin nhắn rác.
"Với các trường hợp khiếu nại của khách hàng, VinaPhone đều tiến hành xác minh và hoàn cước cho thuê bao, đồng thời thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền để phối hợp xử lý", đại diện VinaPhone cho hay.
Theo baodautu.vn
Bùng phát tin nhắn điện thoại lừa đảo Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, thậm chí, không ít vụ việc đã được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, song kỳ nghỉ Tết Giáp Ngọ vừa qua vẫn có rất nhiều thuê bao điện thoại trở thành nạn nhân của trò lừa đảo bằng tin nhắn (SMS). Nỏ rộ tin nhắn lừa đảo Trò lừa phổ biến nhất là...