Cảnh giác với các rối loạn tâm thần trước và sau sinh
Lo âu, trầm cảm, stress… là các rối loạn tâm thần mà phụ nữ mang thai và sau sinh rất dễ gặp.
Rối loạn tâm thần một quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa phức tạp diễn ra với các mức độ khác nhau làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ cũng như đến sự phát triển thể chất cũng như tâm thần của thai nhi.
Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề, thai phụ nhạy cảm, dễ xúc động, cáu gắt hơn.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần ở phụ nữ mang thai và sau sinh
Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố và có sự gia tăng một số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc.
Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thay đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các vấn đề, thai phụ nhạy cảm, dễ xúc động, cáu gắt hơn.
Các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi cũng là nguyên nhân, đó là: Làm mẹ đơn thân, mang thai ngoài ý muốn; Thiếu sự yêu thương, chăm sóc, an ủi động viên.
Sự khó khăn thiếu thốn về vật chất, kinh tế khi mang thai, áp lực về giới tính của con… cũng là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.
2. Các rối loạn tâm thần hay gặp ở phụ nữ mang thai và sau sinh
- Rối loạn trầm cảm : Thai phụ có thể bị trầm cảm trước sinh và sau sinh nếu họ có một số triệu chứng như: Quá lo lắng về tương lai làm mẹ của mình, cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh, gặp vấn đề về giấc ngủ, mộng du, ác mộng. Nỗi buồn dai dẳng, suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử…
Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với thai phụ và thai nhi. Đó là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai phát triển không tốt, đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển.
Video đang HOT
Trầm cảm sau sinh xảy ra rất nhiều. Lúc này bạn thấy mệt mỏi, buồn vui vô cớ. Hay cáu gắt và có những hành động kì quặc…
- Stress: Phụ nữ mang thai dễ bị stress hơn, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp…
Rối loạn stress xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ va sau sinh. Có rất nhiều phản ứng tiêu cực của stress trong thai kỳ. Thai phụ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai chết lưu. Các bà mẹ bị stress trong thời gian mang thai có thể khiến cho đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.
Stress có thể ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.
- Rối loạn hành vi: Thường xảy ra sau 2 tuần sau sinh, sản phụ thường buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo. Họ ít chú ý đến mình: Vệ sinh cá nhân kém, không quan tâm đến ăn mặc, có những hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.
- Lú lẫn, hoang tưởng cấp: Tthường xảy ra trong tháng đầu ở cữ. Người bệnh luôn cảm giác như ai đó rình rập, hại mình, hại em bé. Mất ngủ và ngủ hay gặp ác mộng.
Rối loạn thần kinh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ va sau sinh.
3. Lời khuyên của thầy thuốc
Để giúp đỡ phụ nữ vượt qua giai đoạn khó khăn này, chúng ta cần:
Quan tâm, theo dõi, động viên kịp thời.Thai phụ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc khi có các dấu hiệu nhẹ của bệnh.Tăng cường giải trí, chơi các môn thể thao phù hợpĐọc sách báo, xem phim mang tính chất giải trí.
Người đồng tính, chuyển giới có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao gấp 3 lần
Một người LGBTQ có khả năng mắc rối loạn tâm thần cao gấp 3 lần. Thanh thiếu niên LGBTQ có xu hướng toan tự sát, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hại cao gấp 4 lần.
38-65% người chuyển giới có ý tưởng tự sát.
Thông tin được chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo "Trị liệu tâm lý: Chìa khóa trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến Y học Giới tính" diễn ra ngày 9/6 tại Hà Nội.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, quan niệm về sự đa dạng giới ở Việt Nam đã được thừa nhận rộng rãi nhưng vẫn có một phần không nhỏ người thuộc cộng đồng này vẫn gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội. Theo ước tính cộng đồng này ở nước ta chiếm khoảng 2% dân số.
LGBTQI là gì?
Khái niệm LGBTQI thể hiện sự đa dạng về giới tính bao gồm lesbian (đồng tính nữ), gay (đồng tính nam), bisexual (song tính), transgender (chuyển giới).
Ngoài ra, Q là viết tắt của Queer/questioning để chỉ những người đang trong quá trình tìm hiểu về nhận dạng giới tính của bản thân và I viết tắt Intersex (liên giới tính) nói về người không mang tính điển hình giới nào.
Dấu để chỉ nhiều dạng giới tính khác, thể hiện sự phong phú về giới tính như Asexual (vô tính), Pansexual (toàn tính)...
Tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần cao hơn ở cộng đồng LGBTQI
Theo TS. Hồ Thu Hà, khoa Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một người LGBTQ có khả năng mắc rối loạn tâm thần cao gấp 3 lần. Thanh thiếu niên LGBTQ có xu hướng toan tự sát, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hại cao gấp 4 lần. 38-65% người chuyển giới có ý tưởng tự sát.
Các vấn đề ở cộng động này chính là cảm giác khác biệt với những người khác đi cùng với lo âu, lòng tự trọng thấp, chối bỏ cảm xúc, cảm giác tội lỗi, hay các nỗ lực để trở thành người hợp chuẩn về giới/tính dục. Bên cạnh đó là các định kiến và phân biệt đối xử, từ đó dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Vì thế, vấn đề trị liệu tâm lý đóng vai trò quan trọng.
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Chia sẻ tại Hội thảo, ThS.BS Phạm Minh Quân, khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, LGBTQI là một cộng đồng đặc biệt nên các bác sĩ cũng cần có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng trong cách thức tiếp cận và tư vấn. Ví dụ với người chuyển đổi giới, trước khi quyết định sử dụng các phương pháp can thiệp để chuyển đổi giới tính, họ cần có bước chuẩn bị, đánh giá tâm lý, sau khi can thiệp cần có các bước để hòa nhập cộng đồng.
Trên thực tế những vấn đề mà người chuyển giới gặp phải nhiều khi chưa được quan tâm một cách đúng mực. Nhiều người chuyển giới không được chăm sóc sức khỏe một cách bài bản, điều này vô tình đẩy họ đến nhiều nguy cơ về sức khỏe khi tìm kiếm các giải pháp thay thế không đảm bảo.
Người đồng tính, chuyển giới vẫn còn áp lực từ sự kỳ thị của cộng đồng
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, bình đẳng giới không chỉ là vấn đề giữa nam và nữ mà cả trong cộng đồng LGBTQI . Mặc dù những năm gần đây, quan niệm về sự đa dạng giới ở Việt Nam đã được thừa nhận rộng rãi nhưng vẫn có một phần không nhỏ người thuộc cộng đồng này vẫn gặp khó khăn trong việc hòa nhập xã hội.
"Họ không những phải chịu áp lực từ những vấn đề tâm lý cá nhân mà còn chịu nhiều áp lực từ sự kỳ thị của cộng đồng. Sự kỳ thị, bị phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh, công việc và cuộc sống là vấn đề nổi cộm, làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của cộng đồng này. Sự kỳ thị đến ngay từ người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè, và đôi khi cả nhân viên y tế", PGS. Bắc phân tích.
Các chuyên gia tại Hội thảo "Trị liệu tâm lý: Chìa khóa trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến Y học Giới tính" diễn ra ngày 9/6 tại Hà Nội.
Theo ghi nhận, mỗi tháng khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đều tiếp nhận nhiều trường hợp thuộc cộng đồng LGBTQI được bố mẹ, người thân đưa đến khám bệnh và tư vấn. Đa phần họ đã đến nhiều cơ sở y tế khác nhau nhưng chưa được chăm sóc và tư vấn một cách thỏa đáng.
Vì thế, hội thảo lần này nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng trị liệu tâm lý dành cho bác sĩ và nhân viên chăm sóc y tế nói chung, giúp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng LGBTQI được toàn diện như những cộng đồng khác.
Được biết, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hợp tác Hospital Partnerships (Hợp tác bệnh viện) giữa Bệnh viện Trường Đại học Y Charité, Cộng hòa liên bang Đức với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đây là chương trình toàn cầu được tài trợ bởi Chính phủ Đức, nhằm thúc đẩy hợp tác bền vững giữa các bệnh viện, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các trường đại học y khoa tại Đức với các trường đại học, bệnh viện ở các nước đối tác. Dự án đã triển khai tới 70 quốc gia trên thế giới và Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là một trong các đơn vị tiên phong trong hợp tác quốc tế để chăm sóc toàn diện cho người bệnh thuộc cộng đồng LGBTQI .
Nhiều nam giới nói bị rối loạn tình dục do vợ hay 'cằn nhằn, trách móc' Nhiều nam giới rối loạn chức năng tình dục hoặc gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần do bị bạo hành bằng lời nói. Tỉ lệ nam giới bị bạo lực gia đình đang gia tăng - Ảnh: DƯƠNG LIỄU Nam giới rối loạn tình dục vì bị vợ bạo hành lời nói Anh N.M.T. (45 tuổi, TP.HCM) tìm đến các...