Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò
Mới đây, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long ( quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) đã điều trị thành công một trường hợp viêm phổi do sốt ve mò.
Đây là bệnh lý ít gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trước đó, ngày 10/9, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp nhận bệnh nhân P.T.N (48 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Tháp) nhập viện trong tình trạng sốt cao 40 độ C, có lúc sốt nóng, lúc sốt rét, đặc biệt đau đầu dữ dội, buồn nôn, mệt mỏi, không ăn uống được.
Hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến dưới cho thấy bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản và đang điều trị bằng kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, sau 48 giờ điều trị, tình trạng người bệnh chưa cải thiện và có thêm các triệu chứng sốt cao liên tục, ho tăng lên và suy hô hấp nghiêm trọng.
Sau khi hội chẩn giữa các chuyên khoa, bác sĩ quyết định cho người bệnh thực hiện chụp cắt lớp vi tính (MSCT) lồng ngực và các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy có những tổn thương dạng kính mờ ở vùng đáy phổi phải, cùng với tình trạng tràn dịch màng phổi hai bên.
Đặc biệt, trong quá trình thăm khám lâm sàng toàn diện, các bác sĩ phát hiện người bệnh có một vết loét màu đen hình bầu dục kích thước 0,8cm ở mặt sau đùi phải, một dấu hiệu rất dễ bị bỏ qua nếu không chú ý.
Khai thác bệnh sử được biết người bệnh trước đó có đi vùng núi Cấm (tỉnh An Giang) để tìm hái lá cây thuốc nam điều trị bệnh. Sau khi về nhà phát hiện có bị đau vùng đùi phải, sau đó loét và không lành. Kết hợp thêm các triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng, các bác sĩ xác định người bệnh đang mắc viêm phổi do sốt ve mò.
Sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, chỉ sau 3 ngày, người bệnh có sự cải thiện rõ rệt. Hiện tình trạng người bệnh khỏe mạnh, không còn các triệu chứng sốt, ho, khó thở. Các chỉ số xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm nhiễm trở về bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Thành Thái, Khoa Tổng hợp, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: Sốt ve mò là một loại bệnh lây nhiễm do vi khuẩn Orientalis tsutsugamushi thuộc họ Rickettsia gây ra, lây qua vết cắn của ấu trùng bọ ve mò. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, ở những vùng ẩm ướt, nhiều cây cối. Vùng nông thôn có tỷ lệ mắc phải cao hơn thành thị; các tỉnh, thành phố phía Bắc cao hơn phía Nam.
Triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: sốt cao kéo dài, lạnh run, đau đầu và đặc biệt xuất hiện các vết loét da màu đen. Người dân cần cảnh giác và ngay lập tức đến cơ sở y tế khi có những dấu hiệu này. Vết mò đốt thường ở những vùng da mềm, ẩm như cổ, nách, bẹn, hông lưng, thậm chí đã có trường hợp vết đốt ở bộ phận sinh dục. Ban đầu vết đốt chỉ nhỏ bằng hạt đỗ, không đau nên người bệnh thường không chú ý. Sau vài ngày bắt đầu phát bệnh với triệu chứng sốt cao kéo dài 15 – 20 ngày, thậm chí cả tháng. Vết đốt sau đó sẽ đóng vảy nâu, xung quanh có quầng đỏ hồng.
Việc các bác sĩ xác định chính xác tác nhân gây viêm phổi đôi khi gặp khó khăn do thời gian nuôi cấy vi khuẩn có thể kéo dài. Đôi khi bác sĩ không nghĩ đến bệnh, không tìm và quan sát được vết loét dễ dẫn tới bỏ sót. Bệnh tương đối ít gặp, biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh do côn trùng đốt khác như muỗi, bọ chét, kiến… Đặc biệt hiện tại đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, sốt mò có thể nhầm với sốt xuất huyết do đều có sốt và có triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc. Hai bệnh điều trị với phác đồ thuốc hoàn toàn khác nhau, nên rất nguy hiểm nếu chẩn đoán không kịp thời.
Với bệnh nhân sốt ve mò, thông thường nếu phát hiện kịp thời và dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu thì trong 48 – 72 giờ có thể hết sốt. Nhưng bệnh nhân P.T.N sốt ve mò để lâu đã biến chứng thành viêm phổi, suy hô hấp nên phải điều trị kháng sinh từ 7 – 10 ngày, kết hợp thở oxy gọng kính, bởi lúc này người bệnh có thể đối diện với những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp, viêm màng não và thậm chí sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
Để phòng ngừa tình trạng sốt ve mò, người dân nên chú ý chăm sóc môi trường sống, dọn dẹp các khu vực cây bụi rậm và tiến hành phun thuốc diệt côn trùng để tránh tái phát bệnh, mặc quần áo dài tay để giảm tiếp xúc với da. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh lý này sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe cho tất cả mọi người.
Bài tập tốt cho người bệnh Nocardia
Người bệnh nhiễm Nocardia cần có một chế độ chăm sóc toàn diện để hỗ trợ quá trình phục hồi, trong đó các bài tập đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng quát, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
1. Vai trò của tập luyện với người nhiễm Nocardia
Nocardia là một loại vi khuẩn gram dương, hiếu khí, thường có trong đất, bụi, và nước. Bệnh do Nocardia gây ra, còn được gọi là nhiễm Nocardia, thường xảy ra khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc vết thương trên da.
Nocardia chủ yếu ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch suy yếu, như bệnh nhân ung thư, đái tháo đường, hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Triệu chứng phổ biến nhất của nhiễm Nocardia là viêm phổi, với các dấu hiệu như ho, sốt, đau ngực, và khó thở.
Nhiễm Nocardia cũng có thể lan ra các bộ phận khác như não, da, và thận, gây ra áp xe hoặc viêm màng não.
Chẩn đoán nhiễm Nocardia đa phần dựa trên việc nuôi cấy vi khuẩn từ mẫu mô, dịch cơ thể, hoặc vết thương.
Việc điều trị thường kéo dài và bao gồm kháng sinh, với sulfonamide là loại thuốc phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc điều trị sớm và đúng cách rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng, do bệnh có thể tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng.
Người bệnh nhiễm Nocardia, đặc biệt là những người bị suy giảm hệ miễn dịch, cần có một chế độ chăm sóc toàn diện để hỗ trợ quá trình phục hồi. Trong đó, các bài tập luyện đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện sức khỏe tổng quát, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các tác động tiêu cực của bệnh lên cơ thể.
Bài tập hít thở sâu hỗ trợ làm sạch phổi ở người nhiễm Nocardia.
Video đang HOT
Nhiễm Nocardia thường gây ra các triệu chứng liên quan đến hô hấp như ho, khó thở và viêm phổi. Vì vậy, các bài tập nhẹ nhàng, đặc biệt là các bài tập hít thở sâu và giãn cơ, có thể giúp cải thiện chức năng phổi.
Các bài tập như yoga, các động tác giãn cơ toàn thân giúp người bệnh kiểm soát hơi thở tốt hơn, tăng cường khả năng trao đổi khí và cải thiện quá trình phục hồi phổi. Việc hít thở sâu cũng giúp làm sạch phổi và đẩy đờm ra ngoài, giảm triệu chứng viêm phổi.
Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào, hỗ trợ quá trình tái tạo mô và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức, tránh vận động quá mạnh, gây căng thẳng cho cơ thể vốn đang suy yếu.
Bên cạnh việc tăng cường thể lực, các bài tập thể dục còn giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng và lo âu. Một tinh thần thoải mái, cùng với chế độ chăm sóc dinh dưỡng và điều trị hợp lý, sẽ giúp người bệnh đối phó tốt hơn với nhiễm Nocardia.
2. Những bài tập tốt cho người nhiễm Nocardia
Bài tập 1: Bài tập hít thở sâu (Diaphragmatic Breathing)
- Cách thực hiện:
Ngồi hoặc nằm thoải mái.
Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
Hít sâu qua mũi, cảm nhận bụng phồng lên khi không khí lấp đầy phổi.
Thở ra chậm qua miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống.
Lặp lại 5 - 10 lần, hít thở đều và chậm.
- Tác dụng: Bài tập này giúp cải thiện dung tích phổi, hỗ trợ làm sạch phổi, giảm đờm. Đồng thời góp phần tăng cường trao đổi oxy, cải thiện chức năng hô hấp.Làm giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện cảm giác khó thở.
Bài tập giãn cơ lưng và cột sống cải thiện khả năng hô hấp ở người nhiễm Nocardia.
Bài tập 2: Bài tập co giãn cơ ngực
- Cách thực hiện:
Đứng hoặc ngồi thẳng lưng.
Đặt tay lên hông, hít sâu qua mũi, đồng thời mở rộng lồng ngực và đẩy vai ra sau.
Giữ trong 3 - 5 giây rồi thở ra chậm qua miệng, thả lỏng vai.
Lặp lại 8 - 10 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp mở rộng phổi, cải thiện khả năng hô hấp và giảm khó thở. Đồng thời giảm căng cứng cơ vai và lưng do ho kéo dài hoặc khó thở, tăng cường sức bền cho lồng ngực.
Bài tập 3: Bài tập kéo giãn cơ liên sườn
- Cách thực hiện:
Ngồi thẳng trên ghế, hai chân chạm sàn.
Giơ một cánh tay qua đầu, kéo dài về phía đối diện.
Giữ tư thế trong 10 - 15 giây, cảm nhận sự kéo giãn ở bên sườn.
Đổi bên và lặp lại 5 - 8 lần.
- Tác dụng: Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên phổi, tăng khả năng co giãn của cơ liên sườn. Hỗ trợ mở rộng dung tích phổi, quá trình trao đổi khí.Cải thiện linh hoạt và giảm căng thẳng cơ liên sườn do ho hoặc khó thở.
Bài tập chân dựa tường giúp tăng tuần hoàn máu.
Bài tập 4: Bài tập giãn cơ lưng và cột sống (Cat-Cow Stretch)
- Cách thực hiện:
Bắt đầu ở tư thế bốn chân, chống người trên hai tay và hai chân, đầu gối chạm sàn.
Khi hít vào, nâng đầu và ngực lên, đẩy bụng xuống dưới, lưng cong như hình con bò.
Khi thở ra, cúi đầu, uốn cong lưng lên trời như con mèo.
Lặp lại 5 - 10 lần, hít thở đều đặn.
- Tác dụng: Bài tập này giúp cải thiện sự lưu thông máu trong phổi và cơ quan nội tạng. Giảm căng cơ, cải thiện linh hoạt của cột sống, hỗ trợ tư thế ngồi đúng cách. Tăng cường sự thoải mái cho cơ thể và giảm các cơn đau lưng do hô hấp khó khăn.
Bài tập 5: Tư thế chân dựa tường
- Cách thực hiện:
Nằm ngửa trên thảm, đặt chân dựa vào tường.
Duỗi thẳng chân dọc theo tường, giữ lưng và mông áp sát sàn.
Thả lỏng tay, để dọc theo thân hoặc đặt lên bụng.
Giữ tư thế từ 5 - 10 phút, thở sâu và đều.
- Tác dụng: Tư thế này giúp tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và cải thiện chức năng hô hấp. Ngoài ra, tư thế này còn hỗ trợ thư giãn cơ bắp và hệ thần kinh, giảm căng thẳng hiệu quả.
3. Lưu ý khi tập luyện
- Người nhiễm Nocardia thường có hệ miễn dịch suy yếu hoặc gặp khó khăn trong việc hô hấp. Vì vậy, nên ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, tránh những bài tập đòi hỏi sức mạnh và cường độ cao vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và hệ hô hấp.
- Người bệnh cần lắng nghe cơ thể, nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi và không cố gắng tập luyện quá sức. Việc tập quá sức có thể làm cơ thể suy yếu và kéo dài quá trình hồi phục.
- Xen kẽ giữa thời gian tập và thời gian nghỉ, cho phép cơ thể có đủ thời gian hồi phục sau mỗi buổi tập.
- Nên tránh tập khi cơ thể còn sốt, vì sốt là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang diễn biến phức tạp hơn.
- Tập luyện trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát, có không khí trong lành. Tránh các môi trường quá ẩm ướt hoặc ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm tình trạng hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tập từ 2 - 3 lần mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây áp lực quá lớn lên cơ thể.
- Đảm bảo uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện để tránh mất nước, đặc biệt quan trọng đối với người bệnh đang có nhiễm trùng.
Quảng Bình: Thêm một người tử vong do bị sốt xuất huyết Ngày 10/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân ở huyện Minh Hóa tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy, trong vòng chưa đầy một tháng, Quảng Bình có 2 trường hợp chết do sốt xuất huyết và đều từ cơ sở điều trị tuyến dưới chuyển lên tuyến...