Cảnh giác với bệnh ở người cao tuổi trong thời tiết nắng nóng
Thời tiết nắng nóng thất thường ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là người cao tuổi. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân là người cao tuổi nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, phải thở máy.
BS. Hoàng Thị Thanh Thúy chăm sóc cho bệnh nhân 90 tuổi phải thở máy, có iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường. Ảnh: Minh Thúy
1 tuần trở lại đây thời tiết nắng nóng thất thường, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị đã tiếp nhận gần 40 bệnh nhân vào viện để điều trị với các bệnh lý như: tiền đình, đột quỵ não, viêm phổi, chóng mặt, đau đầu. Cùng với đó, nhiều bệnh nhân là người cao tuổi có các bệnh nền như: cao huyết áp, tiểu đường, suy tim, suy thận,… cũng đã phải nhập viện để điều trị.
Trong số bệnh nhân vào viện để điều trị có 2 bệnh nhân là người cao tuổi, đang phải thở máy, 1 người tiên lượng bệnh nặng.
Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân L.T.T.T., nữ, 87 tuổi có tiền sử bị tăng huyết áp. Mặc dù đã điều trị thường xuyên nhưng bệnh nhân vào viện trong tình trạng ý thức giảm, đau đầu. Sau khi thăm khám, các bác sĩ chụp CT cắt lớp phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết màng não, tràn máu não thất do vỡ phình mạch. Mặc dù các bác sĩ đã hội chẩn với Khoa Can thiệp mạch nhưng bệnh nhân không thể phẫu thuật do tuổi cao và người nhà không muốn can thiệp.
ThS. BS. Hoàng Thị Thanh Thúy – Phó Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị – cho biết: Khi được chuyển tới Khoa Thần kinh, bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê, chỉ số sinh tồn ổn định nhưng ý thức chậm. Khi điều trị, bệnh nhân bị bội nhiễm phổi, suy hô hấp nên được chỉ định đặt ống thở máy để hỗ trợ hô hấp, tránh sặc, điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống loét, bội nhiễm,… Ngoài ra, bệnh nhân được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Sau hơn 20 ngày điều trị tại Bệnh viện, bệnh nhân vẫn sốt, tiếp tục được theo dõi với tiên lượng bệnh nặng, phải phụ thuộc vào máy thở.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân N.X.T., nam, 90 tuổi, có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, vào viện vì bị đau lưng. Khi đang điều trị ở Khoa Cơ Xương Khớp, bệnh nhân bị loạn thần cấp nên được chuyển sang Khoa Thần kinh.
Trao đổi với PV VietTimes, ThS. BS. Mai Đức Thảo – Trưởng Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Hữu Nghị – cho hay, trước đó bệnh nhân chỉ xuất hiện một vài biểu hiện sa sút trí tuệ của tuổi già. Khi thời tiết thay đổi, nắng nóng thất thường thì bệnh nhân bị loạn thần (hoang tưởng, la hét, kích thích,…) phải sử dụng thuốc an thần.
Trong quá trình điều trị do nằm lâu 1 chỗ nên bệnh nhân bị viêm phổi, phải đặt ống thở máy, dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Hiện, bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được điều trị viêm phổi. Bệnh nhân vào viện đã được 4 ngày, đang phải thở máy.
Video đang HOT
Theo BS. Thảo, việc chăm sóc cho bệnh nhân phải thở máy, đặc biệt là người bệnh cao tuổi gặp nhiều khó khăn vì phải hút đờm, vỗ rung, theo dõi chỉ số, chụp tim phổi,… cho người bệnh. Khi bệnh nhân thở máy nằm lâu 1 chỗ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị loét, nhiễm trùng,… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Người cao tuổi dễ bị viêm phổi do sức đề kháng yếu, thay đổi nhiệt độ môi trường tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển có thể gây viêm. Không chỉ vậy, việc nằm một chỗ ít vận động cùng các bệnh nền sẵn có cũng là nguyên nhân gây ra viêm phổi.
Chính vì thế, BS. Thảo khuyến cáo, trong thời tiết nắng nóng để chủ động phòng bệnh, người cao tuổi cần chủ động thăm khám đình kỳ, uống thuốc đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cùng với đó, tránh tình trạng nằm điều hòa ra ngoài đột ngột, không để nhiệt độ quá lạnh khiến cơ thể bị choáng dẫn tới co thắt mạch, dễ xảy ra tai biến.
Thay đổi tâm sinh lý ở người cao tuổi
Đối với người cao tuổi, những thay đổi về tâm sinh lý sẽ khiến người cao tuổi thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Người cao tuổi yếu đi, chậm hơn sẽ gây ra một vài ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Biểu hiện biến đổi sinh lý ở người cao tuổi
Phản xạ chậm:
Khi lớn tuổi, khả năng và phản xạ của người cao tuổi ngày càng kém đi, việc giao tiếp cũng chậm hơn và lắng nghe hay tiếp thu thông tin đều chậm.
Khả năng phản xạ chậm sẽ được thể hiện qua việc đi lại chậm, mất nhiều thời gian để di chuyển thậm chí phản ứng, nói chuyện và ăn uống hàng ngày.
Để khiến người cao tuổi không bị áp lực vì những thay đổi này cần tạo sự thoải mái, sẵn sàng thông cảm và nhẹ nhàng, kiên nhẫn đối với quá trình chăm sóc người cao tuổi.
Trí nhớ giảm sút:
Tình trạng hay quên thậm chí còn diễn ra đối với người trẻ tuổi, tuy nhiên tình trạng này sẽ xảy ra nặng và nghiêm trọng hơn khi tuổi tác cao. Suy giảm trí nhớ, hay quên do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến trí nhớ của người cao tuổi bị giảm sút.
Dễ mắc bệnh:
Người cao tuổi dễ mắc bệnh - Ảnh Internet
Sức đề kháng của người cao tuổi hay hệ miễn dịch không còn được tốt như người trẻ tuổi nên những người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh người cao tuổi như cảm cúm, viêm phổi, thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi còn có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, nguy hiểm cho đối tượng này. Chưa kể đến khả năng phục hồi bệnh cũng chậm hơn so với người trẻ, khỏe.
Vì vậy khi chăm sóc người cao tuổi không được chủ quan, chỉ cần xuất hiện biểu hiện lạ thì cần đưa người thân đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Giữ thăng bằng yếu:
Thực tế người cao tuổi chân sẽ yếu đi, lúc này cơ thể khó có thể giữ được thăng bằng tốt. Do vậy khi di chuyển, đi lại những người cao tuổi cần đi chậm, cẩn thận để tránh bị té ngã khi lên xuống cầu thang.
Ngoài ra, xương của người cao tuổi không còn chắc khỏe, nếu bị ngã rất dễ khiến người cao tuổi bị gãy xương.
2. Thay đổi tâm sinh lý, trở nên khó tính
Những thay đổi tâm sinh lý đối với người cao tuổi không phải tất cả. Người cao tuổi còn gặp phải các thay đổi về mặt tâm lý. Tuổi cao, con người không cần cố gắng vì công danh sự nghiệp mà chuyển mình đến giai đoạn hưởng thụ, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, con cháu.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sự hòa hợp, chưa kể đến khoảng cách thế hệ khác nhau gây ra những thay đổi khiến người già cảm thấy cô đơn, buồn bực và tâm lý cảm thấy bản thân không còn giúp ích được cho con cháu, cống hiến cho xã hội.
Người cao tuổi trở nên khó tính hơn - Ảnh Internet
Từ tâm lý này người cao tuổi dễ suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy thất vọng về bản thân về sự chậm chạp, sức khỏe yếu và trí óc không còn minh mẫn của mình. Điều này khiến người cao tuổi khó tính hơn.
3. Thay đổi người cao tuổi về tâm sinh lý
Muốn người cao tuổi có thể thay đổi về suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ, thoải mái thì cần phải hiểu được tâm ý mà người cao tuổi cần.
- Không để người cao tuổi trong nhà bị cô đơn: Khác biệt tuổi tác, chênh lệch thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn nên dành thời gian để quan tâm người cao tuổi trong gia đình.
- Tránh để người cao tuổi cảm thấy bị tủi thân khi mình chậm chạp, nói chuyện cần kiên nhẫn, giảng giải tỉ mỉ để người cao tuổi hiểu và tiếp thu cái mới, văn hóa hiện đại.
Mỗi thời điểm con người sẽ có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau. Điều này bất cứ ai cũng phải trải qua. Do đó, muốn người cao tuổi sống khỏe mạnh, vui vẻ hãy dành thời gian, quan tâm, chăm sóc họ. Chỉ khi đó người lớn tuổi trong gia đình mới cảm thấy rằng mình đang sống vui vẻ bên cạnh con cháu, hòa thuận là niềm vui lớn nhất khi về tuổi "xế chiều".
Chuyên gia phân tích: Máy thở và máy thở không xâm nhập có công dụng thế nào trong việc điều trị Covid-19? Điều trị Covid-19, đảm bảo oxy cho bệnh nhân là một trong những yếu tố quyết định sự sống và cái chết. Và một trong những phương pháp quan trọng để thực hiện được điều đó là sử dụng máy thở. Vậy máy thở được dùng thế nào và dùng ở giai đoạn nào trong việc điều trị Covid-19? Vai trò của máy...